Chi nhánh huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân; huy động tiết kiệm của người nghèo với lãi xuất huy động bằng mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM nhà nước trên địa bàn, nhưng cách làm này không có hiệu quả và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu vốn của chi nhánh. Nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn từ Trung ương được NHCS xã hội tỉnh Đồng Tháp bàn giao và được phân bổ theo từng chương trình cho vay trong kế hoạch cho vay của năm
+ Năm 2011 có vốn cho vay là 22.921 triệu đồng chủ yếu cho vay ở các chương trình HSSV (77,7% vốn), Nhà 167 (14,6% vốn), NS&VSMT (6,5% vốn); vì năm 2011 theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg nên nguồn vốn cho trương trình vay Nhà 167 tương đối cao. Cho vay HSSV chiếm tỷ trọng rất cao cho thấy nhà nước đang rất quan tâm đến việc giáo dục - đào tạo, cung cấp nguồn vốn cao nhằm hỗ trợ tối đa cho sinh viên học tập tạo nguồn nhân lực có tri thức cho đất nước. Đồng thời cũng quan tâm đến việc hỗ trợ nơi ăn, chốn ở cho người nghèo thông qua chương trình Nhà 167, và đời sống của người dân cải thiện tình trạng sức khỏe qua chương trình CV NS&VSMT.
+ Năm 2012 nguồn vốn do NHCS tỉnh giao giảm xuống 43,1% tương ứng 9.884 triệu đồng, tổng nguồn vốn cho vay năm 2012 là 13.037 triệu đồng tập trung chủ yếu vào các chương trình HSSV (80,5% vốn), NTC (7,7% vốn), NS&VSMT (9,2% vốn). Tuy nguồn vốn có giảm đi nhưng vẫn thể hiện theo chính sách và sự quan tâm của nhà nước như năm 2011 là tập trung vào việc giáo dục – đào tạo, và hỗ trợ nơi ở ổn định và đời sống của người dân.
+ Năm 2013 tổng vốn cho vay là 21.980 triệu đồng tăng 8.943 triệu đồng hay 68,6% so với năm 2012, cho vay chủ yếu chương trình HN (21,6% vốn), HSSV (34,1% vốn), NTC (17,2% vốn), NS&VSMT (15,5% vốn), hộ cận nghèo (9,9% vốn) đây là chương trình mới được cho vay năm 2013. Nguồn vốn theo từng chương trình đã có biến đổi cơ cấu khác hơn so với năm 2011, 2012. Nhà nước đã tập trung hơn vào việc hỗ trợ người nghèo qua chương trình CV HN, khi tăng nguồn vốn cho vay của chương trình này lên rất nhiều so với năm 2012, nhằm hỗ trợ người dân có thể tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo, vượt qua khó khăn. Nhà nước còn quan tâm đến nơi ở và đời sống của người dân qua việc tăng vốn cho các chương trình NTC và chương trình NS&VSMT. Vẫn chú ý đến công tác hỗ trợ học tập cho sinh viên tuy nguồn vốn đã giảm dần nhưng vẫn chiếm cơ cấu cao trong tổng vốn. Năm 2013 nhà nước bắt đầu hỗ trợ cho hộ cận nghèo để tránh tình trạng tái nghèo trở lại.
+ 6 tháng đầu năm 2014 có vốn cho vay là 11.220 triệu đồng thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 3.220 triệu đồng, tương ứng 22,3%. Cho vay chủ yếu ở các chương trình HN (8,9% vốn), NTC (24,4% vốn), NS&VSMT (15,2% vốn), hộ cận nghèo (44,6% vốn). Chương trình cho vay hộ cận nghèo có nguồn vốn cho vay ngày cang tăng cho thấy đây là một chương trình có hiệu quả; cho vay NTC và NS&VSMT vẫn không có thay đổi nhiều vì nhà nước đang muốn cải thiện đời sống cho người dân nghèo. Chương trình cho vay HSSV chưa có vốn do ở giai đoạn nửa đầu năm HSSV thường kết thúc học kỳ nên không có nhiều nhu cầu vay.
Hình 4.1 Biểu đồ nguồn vốn được giao từ 2011 – 6th 2014
Bảng 4.1 Phân chia nguồn vốn theo chương trình NHCS XH tỉnh giao từ 2011 – 30/06/2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014
2012/2011 2013/2012 6th 2014/ 6th 2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
CV HN 189 0 4.745 4.500 1.000 -189 -100 4.745 -3.500 -77,8 CV GQVL 300 340 430 0 740 40 13,3 90 26,5 740 CV HSSV 17.817 10.500 7.500 1.500 0 -7.317 -41,1 -3.000 -28,6 -1.500 -100 CV XKLĐ -75 0 -39 40 40 75 100 -39 0 0 CV NTC -162 1.000 3.770 3.000 2.740 1.162 717,3 2.770 277 -260 -8,7 CV NS&VSMT 1.500 1.200 3.399 3.400 1.700 -300 -20 2.199 183,3 -1.700 -50 CV Nhà 167 3.352 -3 0 0 0 -3.355 -100,1 3 100 0 CV Cận nghèo 2.175 2.000 5.000 0 2.175 3.000 150 Tổng cộng 22.921 13.037 21.980 14.440 11.220 -9.884 -43,1 8.943 68,6 -3.220 -22,3
4.2 Phân tích hoạt động sử dụng vốn