Quan điểm cuả Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 44 - 46)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

2.Quan điểm cuả Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”

“trồng người”

a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.

“Trong bầu trời không gì quý bằng nhần dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy “vô luận việc gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

+ Con người là động lực của cách mạng

Hồ Chí Minh tin vào sức mạnh của dân, của con người. Tức là tin vào động lực của cách mạng là con người. “Không ai ngăn cản được mặt trời mọc, không ai ngăn cản được sự đi lên của xã hội loài người, không ai ngăn cản được sự đi lên của chủ nghĩa cộng sản

Động lực đó là toàn thể đồng bào cả nước, nòng cốt là công nhân và nông dân. Để trở thành động lực thực sự của cách mạng, thì con người được tập hợp trong tổ chức, có lãnh đạo. Người ví nhân dân như những củ khoai Tây, nếu đổ ra sàn nhà thì mỗi củ lăn một góc và nằm im ở đó. Nhưng nếu đóng vào một bao thì nó có sức nặng rất lớn.

+ Con người trở thành mục tiêu của cách mạng

Phải quan tâm tới lợi ích của dân. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Người nhấn mạnh: “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

+ Mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực ở đối tượng con người: hai vấn đề này có mối quan hệ biện chứng. Nếu chăm lo tốt cho con người, đáp ứng tốt lợi ích chính đáng của nhân dân bao nhiêu thì sẽ có động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, động lực càng tốt, cách mạng càng đi lên, thì mục tiêu càng thực hiện tốt và nhanh bấy nhiêu,

có điều kiện tốt để chăm lo tốt cho nhân dân.

+ Không chỉ xây dựng động lực và mục tiêu, chúng ta phải chống lại các phản động lực trong con người và tổ chức mà biểu hiện rõ nhất là chủ nghĩa cá nhân. Nó sẽ làm cho chủ nghĩa xã hội sơ cứng và kém hấp dẫn.

b)Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

+ Là yêu cầu khách quan, vì Hồ Chí Minh coi con người là động lực của cách mạng. Cách mạng thành hay bại là do con người, cho nên sự nghiệp trồng người là đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp cách mạng

+ Vừa cấp bách, vừa lâu dài, vì “cán bộ là gốc của mọi công việc”; sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo…

- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”

+ Yêu cầu đầu tiên để xây dựng được chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng con người có những phẩm chất của xã hội mới

+ Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Con người xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức XHCN, có tri thức và bản lĩnh… Nhưng Người quan niệm: muốn có con người xã hội chủ nghĩa, trước hết phải có tư tưởng XHCN. Tư tưởng đó có hay không là do sự giác ngộ, giáo dục và quá trình tự rèn luyện của mỗi cá nhân.

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

+ Coi nó là trọng tâm, nên cần tăng cường giáo dục “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”

+ Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng cách mạng lên trên

+ Phải coi nó là chiến lược lâu dài, không nóng vội “thắng đế quốc tương đối dễ, nhưng thắng nghèo nàn lạc hậu thì khó hơn nhiều”; “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”

- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh

+ Đề cao vai trò của văn hoá, gắn văn hoá với phát triển.

+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. + Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến bộ của xã hội. + Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam.

+ Coi trọng con người và xây dựng con người. - Ý nghĩa của việc học tập

+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm đến con người.

+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ chí Minh.

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 44 - 46)