I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
a) Văn hóa giáo dục
dựng một nền giáo dục mới: “Trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà, với đời sống của nhân dân. Thầy giáo và học trò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân (Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng).
Nền giáo dục phong kiến: kinh viện, xa thực tế, coi sách thánh hiền là đỉnh cao tri thức
Nền giáo dục thực dân: ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Mục tiêu của văn hóa giáo dục: nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cao đẹp, phẩm chất trong sáng, phong cách lành mạnh cho con người. Đào tạo ra những người có đức, có tài, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ”.
b) Văn hóa văn nghệ
Một là, văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
“Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lóm hội hoạ 1951).
Khẳng định văn hóa là một mặt trận, tức là khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa – văn nghệ trong sự nghiệp cách mạng, coi mặt trận văn hóa cũng có tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế. Thậm chí, Hồ Chí Minh còn coi mặt trận văn hóa như một “cuộc chiến khổng lồ” giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng. Trong cuộc chiến đó, người nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn học là vũ khí đấu tranh
Hai là, văn nghệ gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân
Thực tiễn đời sống nhân dân: rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới. Hồ Chí Minh yêu cầu các văn nghệ sĩ phải hòa mình vào thực tiễn đó, phải “từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng”, phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống nhân dân”, để hiểu nhân dân để “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” thực tiễn nhân dân
Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc
Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm. Tác phẩm đó phải kế thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang hơi thở của thời đại, vừa phản ánh chân thật những gì đã có trong đời sống, vừa phê phán cái dở, cái xấu, cái sai, hướng nhân dân đến chân,
thiện, mỹ
Yêu cầu, các tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại
c) Văn hóa đời sống
Văn hoá đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trũ chủ yếu nhất.
+ Đạo đức mới: thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng. Trong tác phẩm Đời sống mới, Người viết: “thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới”
+ Lối sống mới: lối sống cú lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến: “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”
Theo Hồ Chí Minh, đó là năm cách phải sửa đổi đối với mỗi người cũng như đối với mỗi tập thể, mỗi cộng đồng.
+ Nếp sống mới: xây dựng nếp sống mới là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc
Xây dựng đời sống mới phải thông qua tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cách làm cụ thể. Những biện pháp ép buộc, trấn áp thô bạo chỉ đem lại những kết quả không tốt:
“Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác, phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng.”
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC