Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 42 - 43)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Đó là tinh thần quốc tế vô sản: “bốn phương vô sản đều là anh em”.

Chủ nghĩa quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

c) Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới - Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

Đạo đức mới, đạo đức cách mạng thì nói phải đi đôi với làm, chống lại tư tưởng và hành động: nói nhiều làm ít, nói mà không làm, thậm chí nói một đằng làm một nẻo. Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả.

- Xây đi đôi với chống:

Xây dựng đạo đức mới là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Theo Hồ Chí Minh: “Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.

- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:

Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của văn hoá phương Đông.

Tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác của cá nhân, cũng như dựa vào dư luận của quần chúng.

2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Minh

a) Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân

+ Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người

+ Thực hành đạo đức sẽ nâng cao giá trị và sức mạnh nội sinh cho cá nhân “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước… khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ được tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”

- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh

sinh viên Việt Nam lần thứ hai – 1958): + Yêu Tổ quốc

+ Yêu nhân dân

+ Yêu chủ nghĩa xã hội + Yêu lao động

+ Yêu khoa học và kỷ luật

Muốn có những phẩm chất đó, Hồ Chí Minh yêu cầu sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính sau: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực “không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà”

b) Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh có những tấm gương đạo đức nào mà sinh viên có thể học theo được?

+ Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

+ Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường

+ Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người

+ Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích sống

III.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w