TTHCM VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)

1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

- Cơ sở

+ Lý luận: Mác, Lênin đã nêu rõ vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử + Thực tiễn: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước của phong kiến và tư sản Việt Nam là do không thực hiện được chiến lược đại đoàn kết dân tộc

- Lý do trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược: đoàn kết tạo ra sức mạnh của cách mạng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết…”

b) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

- Mục tiêu: mục tiêu của cách mạng thuộc địa đánh đuổi đế quốc thực dân xây dựng chính quyền nhân dân. Muốn đạt được mục tiêu ấy, trước hết mới đạt được mục tiêu đoàn kết

- Nhiệm vụ: Từng giai đoạn cách mạng cần phải đặt nhiệm vụ tập hợp lực lượng cách mạng lên hàng đầu

2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

a) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Đoàn kết với công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân lao động khác (trí thức tiểu tư sản; tư sản dân tộc); các tầng lớp nhân dân khác (quan lại cũ, thân hào, địa chủ yêu nước; thân sĩ; giáo sĩ ; binh sĩ cũ. Tức là đoàn kết với tất cả những người Việt Nam yêu nước không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo

b) Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc; đồng thời, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người

- Truyền thống yêu nước, truyền thống này được bắt nguồn từ xa xưa, biểu hiện ở các câu ca dao, tục ngữ: bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn hoặc Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước thì thương nhau cùng

có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng cái phần thiện của con người dù nhỏ nhất, như thế mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng; lòng khoan dung độ lượng không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người theo đuổi

- Tin vào nhân dân, tin vào con người, để đoàn kết rộng rãi, cần có niềm tin vào nhân dân, con người. Đây là nguyên tắc của Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là tiếp nối truyền thống của dân tộc

3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

a) Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất

- Phải đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp từ thấp đến cao

+ Thấp là các hội, đoàn như: hội ái hữu, công hội, nông hội, hội phụ nữ, hội phụ lão, hội phật giáo cứu quốc, đoàn thanh niên... phù hợp ở đây, là phù hợp với từng giai cấp, tầng lớp, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo.

+ Cao nhất, bao trùm nhất chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Tùy từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng mà Hồ Chí Minh và Đảng đưa ra những hình thức mặt trận phù hợp.

b) Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất

Để mặt trận phát huy hiệu quả và sức mạnh, nó cần xây dựng theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đây là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc. Nền tảng này có vững, bền thì khối đại đoàn kết dân tộc mới vững, bền.

Thứ hai, Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tói cao của dânt tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân

Chính nhờ mục tiêu cao đẹp và thiêng liêng ấy mà chúng ta phá huy được sức mạnh của nhân dân biểu hiện thông qua mặt trận. Hồ Chí Minh thường nói: Nước độc lập rồi mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Thứ ba, hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững

Vì vậy, để tổ chức này hoạt động tốt và phát triển, cần phải tuân thủ theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ

Thứ tư, khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thực sự, thân ái... là gì?

Ngoài sự nhất trí với nhau thì cần phải lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt, lấy tự phê bình và phê bình để cùng tiến bộ

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế

a) Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

- Sức mạnh dân tộc:

+ Sức mạnh vật chất: diện tích của đất nước (hơn 33 vạn km2); Tài nguyên thiên nhiên; Vị trí địa lý; Dân; Tiềm năng và khả năng của con người Việt Nam…

+ Sức mạnh tinh thần: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc. Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước có vai trò rất quan trọng, nó là một sức mạnh to lớn trong việc giành độc lập; trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng. Chủ nghĩa yêu nước, nó cũng giúp Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và giúp Bác vững vàng qua những thác ghềnh của cách mạng.

- Sức mạnh thời đại:

Thời đại ngày này là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Sức mạnh của thời đại này, theo Hồ Chí Minh gồm 4 thành tố:

+ Sức mạnh của CNXH (đây là nhân tố quyết định nhất)

+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển chưa từng thấy, do được sự cổ vũ của cách mạng Tháng Mười.

+ Phong trào công nhân trong các nước tư bản phát triển mạnh mẽ vì mục tiêu dân chủ, dân sinh: đây là phong trào đánh thẳng vào hậu phương của chủ nghĩa tư bản. CNXH ở Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc; phong trào công nhân các nước được gọi là 3 dòng thác cách mạng

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển mạnh mẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo cơ hội cho mỗi quốc gia, nếu quốc gia nào chiếm lĩnh được nó thì nó trở thành sức mạnh.

- Đề cao sức mạnh của dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sức mạnh to lớn của thời đại, đó là phong trào cách mạng trên thế giới, chủ nghĩa xã hội, khoa học kĩ thuật... Ngay từ những ngày đầu, Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách

mạng của thế giới, khai thác sức mạnh của thời đại.

b) Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng

- Mục tiêu chung: chống chủ nghĩa đế quốc, vì sự tiến bộ, hòa bình, hạnh phúc của mọi người

- Yêu cầu, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các đảng cộng sản phải kiên trì chống mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỉ dân tộc, chủ nghĩa sô vanh...

- Thực tiễn của cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ sinh động về điều này

2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế

a) Các lực lượng cần đoàn kết

- Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới – lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế

- Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

- Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công ly: tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết

b) Hình thức đoàn kết

Thành lập các tổ chức chính trị - xã hội chung như: thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921); Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa (1924); Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông; năm 1941, tuy chủ trương mỗi nước thành lập một mặt trận riêng, nhưng phương hứơng vẫn là thành lập Đông Dương độc lập đồng minh; năm 1951, thành lập Mặt trận 3 nước Đông Dương; đoàn kết với nhân dân Pháp và Mỹ trong hai cuộc kháng chiến thành lập Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược

3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

a) Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích, có lý, có tình

Mục tiêu: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

+ “Có lý”: tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phải xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới

+ “Có tình”: sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, mục tiêu đấu tranh

b) Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường

- Phát huy sức mạnh dân tộc để tìm kiếm ngoại lực

- Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn

KẾT LUẬN CHƯƠNG V

Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là một nội dung sáng tạo của Hồ Chí Minh, thời đại Mác và Lênin vẫn chưa đưa ra tư tưởng đầy đủ về vấn đề này.

Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh sớm phát hiện và khai thác sức mạnh thời đại, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.

Chương VI

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w