Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa

a) Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng

+ Văn hoá quan trọng ngang chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau

+ Trong quan hệ với chính trị, xã hội: Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy. Văn nghệ của dân tộc ta vốn rất phong phú,nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được.”

vậy văn nghệ ta cũng được vươn mình giải phóng”

+ Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở ha tầng, xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá. Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ta”

Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế

+ “Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”. Người nói tiếp: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”

+ Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Trong kháng chiến, Hồ Chí Minh nói: “văn hóa cũng là một mặt trận”, “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến; ngược lại, văn hóa ở trong kinh tế và chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi hỏi

b) Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

Về đại thể có ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chúng

- Tính dân tộc: mang đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc”. Đó là chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… của dân tộc

- Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại. Muốn có phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chống lại chủ nghĩa duy tâm, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Tính đại chúng của nền văn hóa thể hiện ở chỗ văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên “Văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhân dân”

c) Quan điểm về chức năng của văn hóa

+ Văn hoá thuộc về đời sống tinh thần của xã hội. Tư tưởng và tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người. Vì vậy, văn hoá phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người.

+ Lý tưởng là điểm hội tụ của những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, tự cường, độc lập, tự do. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội “tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng”. Đồng thời, văn hóa phải giáo dục cho con người tình cảm lớn là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức.

+ Tình cảm lớn là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người; yêu tính trung thực, chân thành, chung thủy, ghét những thói hư tật xấu, sa đọa

Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tình cảm cao đẹp là con đường dẫn tới tư tưởng đúng đắn; tư tưởng đúng làm cho tình cảm cao đẹp hơn, con người ngày càng hoàn thiện.

- Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

Văn hoá luôn gắn với dân trí. Không có văn hoá không có dân trí. Văn hoá nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.

Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết. Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, văn hoá…

- Bồi dưỡng những phẩm chất, những phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người vươn đến những giá trị chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân

Những phẩm chất tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Mỗi người phải biến tư tưởng và tình cảm lớn thành phẩm chất cao đẹp. Đó có thể là phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ.

Có những phẩm chất chung cho mọi người Việt Nam trong thời đại mới, lại có những phẩm chất đạo đức dành cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người.

Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Bởi nếu không có những phẩm chất đó thì không thể biến lý tưởng thành hiện thực.

Muốn có được những phẩm chất và phong cách đó, tự bản thân con người rèn luyện chưa đủ, mà hoạt động văn hoá đóng chức năng rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w