CỦA NHÂN DÂN.
1. Nhà nước của dân
- Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
- Nước của dân thì dân là chủ. Với tư cách là chủ thể của quyền lực Nhà nước, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức mà trong đó nhân dân
trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc, của đất nước.
2. Nhà nước do dân
Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ một điều: Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nhờ ở sự hy sinh xương máu của các tầng lớp nhân dân. Nhân dân đó hy sinh để giành chính quyền thì chính quyền phải thuộc về nhân dân và phải vì lợi ích nhân dân, của dân tộc. Từ khi Nhà nước dân chủ mới ra đời, mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước càng chặt chẽ, “nếu không có nhân dân thì Chính phủ không có đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên chúng ta đó xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì”. Có thể khẳng định rằng, Nhà nước do dân là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước do dân là Nhà nước do nhân dân làm chủ. Nếu tư tưởng về nhà nước của dân là sự khẳng định quyền, địa vị chủ thể quyền lực chính trị của nhân dân đối với nhà nước, thì tư tưởng về nhà nước do dân là sự khẳng định về việc nhân dân thực thi quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình. “Làm chủ” là sự hiện thực hóa “là chủ”. Hồ Chí Minh nói: “... chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”
- Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trước hết lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình vào Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ.
các Nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật.
- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân thông qua Quốc hội do dân bầu cử.
3. Nhà nước vì dân
Chỉ có một nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là nhà nước vì dân.
- Nhà nước vì dân là gì? Là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục đích, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có lợi ích nào khác.
Nhà nước vì dân là nhà nước phải thỏa mãn nhu cầu lợi ích của dân từ: “việc tương, cà, mắm muối” cho dân. “Nếu để dân đói, Đảng và Nhà nước chịu trách nhiệm; nếu dân dốt Đảng và Nhà nước phải chịu trách nhiệm”
- Nếu nhìn từ khía cạnh nhà nước của dân thì các cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước là công bộc của nhân dân, thì nhìn từ khớa cạnh nhà nước vì dân, các cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước là đày tớ của nhân dân.
+ Yêu cầu cao nhất của Hồ Chí Minh đối với Nhà nước vì dân là phải làm sao cho được lòng dân.
+ Ngoài ra, đối với tất cả mọi người trong các tầng lớp dân chúng, ta phải có một thái độ mềm dẻo khôn khéo, biết nhân nhượng, biết trọng nhân cách người ta. Phải tỏ cho mọi người biết rằng, công việc là công việc chung, thiếu người gánh vác thì mình ra, nếu có người thay mình, mình sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được.
+ Trong Nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đày tớ, nhưng đồng thời phải vừa là người lãnh đạo nhân dân. Hai đòi hỏi này tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đó là đòi hỏi phải có ở người cán bộ nhà nước vì dân. Là đày tó thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài.