Tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị Vinatex Cần Thơ từ năm

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 40)

NĂM 2014

Bảng 3.1: Kết quả doanh thu, chi phí, lợi nhuận của siêu thị Vinatex Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 6\2014/6\2013 2011 2012 2013 6\2013 6\2014 Chênh lệch % Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng doanh thu 264,63 256,75 282,65 152,80 138,08 –7,88 –2,98 25,90 10,09 –14,72 –9,63 Tổng chi phí 255,84 249,65 276,40 149,73 135,43 –6,19 –2,42 26,75 10,72 –14,30 –9,55 Lợi nhuận 6,61 5,35 4,92 2,42 2,16 –1,26 –19,06 –0,43 –8,04 –0,26 –10,74

29

Qua bảng 3.1, ta thấy tình hình doanh thu qua các năm gần đây tăng giảm không đều. Trong đó, năm có doanh thu cao nhất là năm 2013, và thấp nhất là năm 2012. Doanh thu năm 2011 là 264,63 tỷ đồng, đến năm 2012 giảm còn 256,75 tỷ đồng, giảm 7,88 tỷ đồng (giảm 2,98% so với năm 2011). Nguyên nhân là do năm 2012 có sự thâm nhập mới vào thị trường bán lẻ Cần Thơ, đó là siêu thị Big C, với tiêu chí “Giá rẻ cho mọi nhà” kích thích nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn, làm giảm thị phần của siêu thị Vinatex và các siêu thị khác trên địa bàn thành phố. Đến năm 2013, doanh thu siêu thị là 282,65 tỷ đồng tăng 25,90 tỷ đồng so với năm 2012 (tăng 10,09%). Doanh thu tăng như vậy là do năm 2013 siêu thị đã có những chính sách nhầm tăng trưởng doanh thu và thu hút KH bằng các chương trình khuyễn mãi hấp dẫn, cùng với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, dân cư đông đúc,… đã góp phần tăng doanh thu cho siêu thị, bên cạnh đó cũng là do sự lắng xuống của làn sóng mua sắm mới đến từ Big C và công trình xây dựng tại siêu thị Co.op Mart vẫn chưa hoàn thành, hạn chế về không gian gây bất tiện cho KH. Ngoài ra, năm 2013 thu nhập bình quân đầu người là 1.960 USD tăng 27,27% so với năm 2012 (1.540 USD), chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 6,04%,… góp phần kích thích nhu cầu mua sắm và làm tăng doanh thu cho thị trường bán lẻ trên địa bàn. So sánh 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu giảm từ 152,80 tỷ đồng còn 138,08 tỷ đồng giảm 14,72 tỷ đồng (giảm 9,63%). Nguyên nhân là do đầu năm 2014 trên địa bàn trung tâm thành phố Cần Thơ có sự xuất hiện của Trung tâm Thương mại Sense City Cần Thơ là công ty liên doanh giữa Thương mại TP. Hồ Chí Minh – Saigon Co.op, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op – SCID và Công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ – C.T.C với quy mô lớn được xây dựng tại vị trí của siêu thị Co.op Mart và thu hút đông đảo người dân đến tham quan mua sắm, làm giảm thị phần và doanh thu của các siêu thị khác, trong đó có siêu thị Vinatex Cần Thơ. Nhưng doanh thu 6 tháng cuối năm có thể tăng lên, khi Bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ vừa xây dựng xong và khánh thành, nằm ở vị trí đối diện siêu thị Vinatex Cần Thơ. Đây là dấu hiệu tích cực mà siêu thị cần nắm bắt để có những chương trình mới thu hút KH đến tham quan và mua sắm.

Bên cạnh những biến động về doanh thu là sự tăng giảm không đều của tổng chi phí trong 3 năm trước và 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí là 255,84 tỷ đồng, năm 2012 là 249,65 tỷ đồng (giảm 2,42%). Đến năm 2013 là 276,40 tỷ đồng (tăng 10,72% so với năm 2012). Bên cạnh đó, tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2014 là 135,43 tỷ đồng giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 là 14,30 (giảm 9,55%). Nguyên nhân là do siêu thị đầu tư vào các chương trình khuyến mãi, trang thiết bị trong siêu thị để thu hút KH và cạnh tranh với các siêu thị khác, đặc biệt là các siêu thị mới như Big C và Trung tâm Thương mại Sense City. Bên cạnh đó, số lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn do siêu thị đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá, bán hàng bình ổn giá nên thu hút được nhiều KH đến mua sắm nhiều hơn, và do biến động của giá cả thị trường, trong đó, giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng, dầu đều tăng làm cho chi phí vận chuyển và các chi phí có liên quan khác cũng tăng theo.

30

Theo đó, những biến động của doanh thu và chi phí đã ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của siêu thị trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận đạt 6,61 tỷ đồng, sang năm 2012 giảm còn 5,35 tỷ đồng (giảm 19,06%), đến năm 2013 là 4,92 tỷ đồng (giảm khoảng 8,04% so với năm 2012). So sánh 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận giảm từ 2,42 tỷ đồng còn 2,16 tỷ đồng (giảm khoảng 10,74%). Nguyên nhân là do % tăng của doanh thu qua các năm nhỏ hơn phần % tăng của chi phí, và sự tăng giảm không đều của doanh thu và chí phí, bên cạnh đó, hiện nay tầng 4 của siêu thị đang để trống chưa có người thuê nên hằng năm siêu thị phải tốn thêm một phần chi phí cho việc trả tiền thuê mặt bằng nên cũng góp phần làm giảm lợi nhuận.

Nguồn lợi nhuận của siêu thị chủ yếu là nguồn lợi nhuận từ bán hàng và các hoạt động khác như cho thuê diện tích treo panel quảng cáo cho các thương hiệu, cho các công ty khác thuê mặt bằng kinh doanh, cho KFC thuê kinh doanh thức ăn nhanh, cho thuê các đầu kệ trưng bày hàng, cho thuê chỗ đậu xe dài hạn,.... Tuy nhiên nhìn chung thì lợi nhuận của siêu thị vẫn còn rất thấp, vì thế ban lãnh đạo siêu thị cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn nhằm gia tăng lợi nhuận và theo kịp các đối thủ khác như Co.op Mart, Big C...

31

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TẠI SIÊU THỊ VINATEX CẦN THƠ

4.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN 4.1.1 Thông tin đáp viên

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để diễn tả một số thông tin về đối tượng phỏng vấn để từ đó có thể tóm tắt một số thông tin cần thiết từ các đối tượng được phỏng vấn. Thông tin chung từ đáp viên được tổng hợp chủ yếu là về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.

Bảng 4.1: Thông tin chung của đáp viên

Chỉ tiêu quan sát Tần suất Tỷ trọng

Giới tính Nam Nữ 55 45 55% 45% Độ tuổi Nhỏ hơn 22 tuổi 22 đến 35 tuổi 36 đến 45 tuổi Trên 45 tuổi 11 63 8 18 11% 63% 8% 18% Trình độ học vấn Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp, cao đẳng Đại học Sau đại học 1 5 15 17 56 6 1% 5% 15% 17% 56% 6% Nghề nghiệp Học sinh/Sinh viên Công nhân/Nhân viên Công chức/Viên chức Buôn bán nhỏ Quản lý Nội trợ Khác 22 40 21 10 1 7 1 22% 40% 21% 10% 1% 7% 1% Thu nhập Dưới 3 triệu Từ 3 đến dưới 6 triệu Từ 6 đến dưới 10 triệu Từ 10 triệu trở lên 47 43 2 8 47% 43% 2% 8%

32

Chỉ tiêu quan sát Tần suất Tỷ trọng

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

Đã có gia đình, chưa có con Đã có gia đình, có con nhỏ

Đã có gia đình, có con trưởng thành

59 11 13 17 59% 11% 13% 17%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ 100 KH, 2014

Bảng 4.1 trình bày thông tin chung của đáp viên về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn nhân. Về giới tính thì trong 100 khách hàng có 55 người là nữ tương ứng 55%, còn lại là khách hàng nam với 45%, cho thấy tỷ lệ giữa nam và nữ trong 100 quan sát là khá đồng điều. Bên cạnh đó, ta thấy có tới 79% KH khảo sát có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên, cho thấy KH đi siêu thị phần lớn có trình độ học vấn khá cao. Trong đó, khách hàng có trình độ học vấn là cấp 1 và cấp 2 chiếm rất nhỏ chỉ có 6%, còn lại là khách hàng có trình độ học vấn là cấp 3 với 15 khách hàng chiếm 15%.

Về độ tuổi thì nhóm tuổi từ 22 đến 35 tuổi chiếm nhiều nhất với 63 người (63%) đây là độ tuổi vừa bắt đầu lập nghiệp và có thu nhập riêng, và có thể có gia đình và có con nhỏ nên có nhu cầu mua sắm cao, xuất phát từ nhu cầu cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, nhóm tuổi này khá năng động nên nhu cầu khá đa dạng và chi tiết hơn. Kế đến là nhóm tuổi trên 45 tuổi chiếm 18% đây là độ tuổi đa phần đã có gia đình và có con trưởng thành nên nhu cầu từ gia đình khá đa dạng bởi các thành viên khác trong gia đình. Nhưng KH ở độ tuổi này có một số nằm trong giai đoạn cao trào lập nghiệp khá bận và một số tuổi khá cao nên việc đi mua sắm còn ít. Nhóm tuổi dưới 22 tuổi (11%) đây là độ tuổi đa phần chưa có thu nhập riêng, phần lớn là từ gia đình chu cấp, xuất phát từ nhu cầu cá nhân là nhiều, khả năng chi chưa cao nhưng đây là độ tuổi năng động, nhu cầu khá đa dạng và phục tạp nên nhóm này chiếm tỷ trọng tương đối ở mức khá. Cuối cùng là nhóm tuổi từ 36 đến 45 tuổi (8%), KH ở độ tuổi này đa phần có con nhỏ và con đang trưởng thành, nhu cầu từ cá nhân và gia đình khá cao, nhưng phần lớn ở độ tuổi này không có nhiều thời gian nên nhu cầu mua sắm tuy có nhiều nhưng không thể thực hiện được hết.

Theo khảo sát thì có đến 40% KH là công nhân, nhân viên, 21% là công chức, viên chức, 22% là học sinh sinh viên, còn lại 19% làm nghề buôn bán nhỏ, quản lý, nội trợ,… Trong đó, nhóm KH có thu nhập dưới 3 triệu chiếm 47%, từ 3 đến 6 triệu chiếm 43%, còn lại là từ 6 triệu đến 10 triệu và trên 10 triệu chiếm 10%. Cho thấy, KH đi siêu thị phần lớn có thu nhập tương đối cao, nên họ sẳng lòng chi trả cho các dịch vụ và sản phẩm tại siêu thị, trong đó nhóm có thu nhập cao tuy còn ít nhưng nếu phục vụ tốt và làm họ thấy hài lòng thì đây là nhóm KH tiềm năng của siêu thị.

Qua bảng trên cũng cho thấy có đến 59% đáp viên vẫn còn độc thân, đây phần lớn là giới trẻ và có xu hướng đi siêu thị khá cao, và đây là nhóm khá năng động và ít phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình. Kế đến là 17% đáp viên

33

là người đã có gia đình và đã có con trưởng thành, cho thấy những KH này đa phần là đã về hưu không còn làm việc, nhưng họ vẫn có nhu cầu đi siêu thị để mua sắm tiêu dùng cho gia đình. Còn lại là 11% đáp viên đã kết hôn nhưng chưa có con và 13% đã kết hôn và có con nhỏ, tuy chiếm tỷ trọng còn ít nhưng cũng là con số cần chú ý vì KH ngày nay khá bận nên nhu cầu đi siêu thị mua sắm là rất cần thiết vì tính thuận tiện và nhanh chóng của loại hình kinh doanh này, nên việc làm hài lòng từng đối tượng KH là điều mà siêu thị cần đặc biệt chú ý.

4.1.2 Thông tin về hành vi đi siêu thị của khách hàng

Bảng 4.2: Số lần đi siêu thị trong tuần của khách hàng

Số lần Tần suất Tỷ trọng

Ít hơn 2 lần 49 49%

Từ 2 đến 3 lần 40 40%

Từ 4 đến 5 lần 5 5%

Trên 5 lần 6 6%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ 100 KH, 2014

Theo bảng 4.2 thì đa phần KH tham quan và mua sắm tại siêu thị ít hơn 2 lần trên tuần với 49%, kế đến là 40% KH đi từ 2 đến 3 lần trên tuần, từ 4 đến 5 lần là 5%, còn lại là trên 5 lần với 6%. Qua đó, ta thấy gần 50% KH có số lần đi siêu thị còn quá ít, khi được hỏi thì phần lớn khách hàng trả lời là họ đi siêu thị do tiện đường, và đến mua mặt hàng thế mạnh của siêu thị là hàng may mặc. Bên cạnh đó là do siêu thị chưa thực sự thu hút được KH và tạo được sự hài lòng cho nhóm KH này. Nhưng cũng có hơn 50% KH có số lần mua từ 2 trở lên, tuy chưa thường xuyên nhưng đây cũng là điểm mà siêu thị cần chú ý và có những kế hoạch phục vụ tốt hơn cho những KH này.

Bảng 4.3: Thời gian mua sắm trong tuần của khách hàng

Ngày Tần suất Tỷ trọng

Từ thứ 2 đến thứ 6 7 7%

Cuối tuần (thứ 7, chủ nhật) 42 42%

Không cố định 51 51%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ 100 KH, 2014

Qua kết quả thống kê, ta thấy có đến 51% KH có thời gian đi siêu thị trong tuần không cố định, 42% KH đi vào cuối tuần (thứ 7, chủ nhật), còn lại là 7% KH đi vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Do phần lớn KH đến với siêu thị khi có nhu cầu, chưa phải là thói quen hay trung thành với với siêu thị, kế đến là do công việc nên chưa có nhiều thời gian đến với siêu thị. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng siêu thị đông khách vào các ngày cuối tuần, còn các ngày khác thì khá vắng khách. Và theo bảng thống kê 4.4 thì KH có xu hướng mua sắm nhiều vào buổi tối (62%) và buổi chiều (27%), vì đây là thời gian khá mát mẻ trong ngày, và KH kết thúc công việc của mình nên có

34

xu hướng đến siêu thị để mua sắm nhiều hơn. Còn lại những KH có thói quen mua sắm vào buổi sáng (5%) và buổi trưa (6%) và đây cũng là khoảng thời gian trong ngày siêu thị có khá ít KH.

Bảng 4.4: Thời gian thường đi mua sắm trong ngày của khách hàng

Buổi Tần suất Tỷ trọng

Sáng 5 5%

Trưa 6 6%

Chiều 27 27%

Tối 62 62%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ 100 KH, 2014

Theo kết quả ở bảng 4.5 thì có đến 71% KH đã mua sắm tại siêu thị trên 2 năm, đây là lượng KH khá trung thành với siêu thị, một phần do siêu thị đã được khai trương khá lâu, một phần là những KH này sống và làm việc gần siêu thị. Còn lại, KH mua sắm từ 1 đến 2 năm chiếm 20%, và dưới 1 năm là 9%, đây phần lớn là KH mới biết đến siêu thị và trước đó chưa có dịp mua sắm tại siêu thị nhưng đang có xu hướng hình thành thói quen mua sắm nhiều hơn.

Bảng 4.5: Thời gian KH bắt đầu mua sắm tại siêu thị

Năm Tần suất Tỷ trọng

Dưới 1 năm 9 9%

Từ 1 đến 2 năm 20 20%

Trên 2 năm 71 71%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ 100 KH, 2014

Ở bảng 4.6 ta thấy, phần lớn KH thường đến siêu thị mua sắm với người thân trong gia đình (41%) và bạn bè đồng nghiệp (37%), còn lại 22% KH thường đi một mình và với đối tượng khác. KH thường đi mua sắm với người trong gia đình là nhiều nhất, là những người có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của KH, nên cần có chính sách phù hợp thu hút KH và quyết định mua sắm nhánh chóng của KH. Bên cạnh đó, KH thường mua các mặc hàng thực phẩm tươi sống (21%), hàng may mặc (21%), đồ dùng (21%), thực phẩm công nghệ (19%), hóa – mỹ phẩm (19%). Nhìn chung không có sự chênh lệch nhiều về các mặt hàng được KH thường mua, đây là điều siêu thị cần quan tâm khi phân khúc KH, phát triển các mặt hàng đặc biết là mặt hàng thế mạnh của mình là hàng may mặc.

35

Bảng 4.6: Một số hành vi khi đi mua sắm của khách hàng

Tiêu chí Tần suất Tỷ trọng

Người cùng đi mua sắm

Đi 1 mình 23 20%

Người thân trong gia đình 48 41%

Bạn bè đồng nghiệp 43 37% Khác 2 2% Sản phẩm Thực phẩm tươi sống 34 21% Thực phẩm công nghệ 30 19% Hàng may mặc 34 21% Đồ dùng 34 21% Hóa – mỹ phẩm 30 19%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra từ 100 KH, 2014

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của siêu thị vinatex cần thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)