Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 78)

Chỉ đạo Ban đại diện HĐQT tại địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tín dụng chính sách đối với HSSV và các đối tượng chính sách khác đúng với chủ trương chính sách của Chính phủ. Với cơ cấu bộ máy tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thành phố, quận, huyện theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động.

nghèo và các tổ chức tương hỗ từ đó hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể là:

Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đối với toàn bộ hệ thống chính trị địa phương về công tác XĐGN, xem đây chính là động lực phát triển xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ hai: Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với các đoàn thể định kỳ lập danh sách hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn theo hướng dẫn của Bộ lao động và thương binh xã hội để khi xác nhận được nhanh chóng, đúng đối tượng.

Thứ ba: Chỉ đạo việc công khai thông tin các hộ gia đình được xét vay vốn tín dụng đào tạo ở địa phương để người dân giám sát

Thứ tư: Gắn trách nhiệm của những cán bộ có liên quan đến hoạt động NHCSXH (đặc biệt là cán bộ hội, đoàn thể) với công tác cho vay và thu nợ bằng cách: Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, quy định, quy chế của NHCSXH Trung ương, cần tham mưu cho UBND thành phố, Ban đại diện HĐQT NHCSXH thành phố ban hành Văn bản hướng dẫn cho các đơn vị quận, huyện, xã, phường và các cá nhân có liên quan thực hiện. Đặc biệt chú ý: Xây dựng cơ chế quản lý điều hành theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện; loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.

Thứ năm: Ban hành các quy chế quản lý và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay XĐGN.

Đối với các cán bộ XĐGN, cán bộ hội, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chủ dự án phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.

KẾT LUẬN

Chương trình cho vay HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, việc triển khai cho vay HSSV được tập trung vào một đầu mối là NHCSXH là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, được NHCSXH thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Với nỗ lực của bản thân ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương và toàn dân, NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước ta. Tuy nhiên, để Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển bền vững thì công tác nghiên cứu chất lượng tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng là việc làm cần thiết.

Luận văn đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về chất lượng tín dụng chính sách đối với HSSV, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của NHCSXH, đánh giá chất lượng tín dụng đối với HSSV tại ngân hàng, qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSSV tại NHCSXH. Mô hình NHCSXH là một mô hình ngân hàng mới ở Việt Nam, tín dụng đối với HSSV mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Tác giả mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến vấn đề này để đề tài được tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình củaPGS.TS. Trần Thanh Toàn và các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tác tôi thành luận văn này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (2004), Nghèo, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam.

2. Báo cáo chung của nhóm công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ, Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (2000), Việt Nam

tấn công nghèo đói,Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1999), Hệ thống văn bản Pháp luật hiện hành về xóa đói giảm nghèo, NXB Lao động và Xã hội, Hà nội

4. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đỗ Tất Ngọc (2002), Mô hình Ngân hàng Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách, Đề tài nghiên cứu khoa học, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8. TS. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương Mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê.

9. TS. Phan Thị Thu Hà (2003), Tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt nam, Tạp chí Ngân

hàng -15-.

10. TS Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.

11. TS Đào Văn Hùng (2004), “Hướng tới phát triển hoạt động tài chính vi mô bền vững ở Việt Nam thông qua việc xoá bỏ trợ cấp qua lãi suất”,Tạp chí Kinh tế và Phát triển -89-.

12. TS Lê Hồng Phong (2007), Giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của

Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.

13.TS Trần Hữu Ý (2010), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận án tiến sỹ.

14. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2005, (2004), "Môi trường Đầu tư tốt hơn cho mọi người", NXB Văn hóa Thông tin, Hà nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15.Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo, NXB Nông nghiệp.

16.Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

17.Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt

động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Hà nội.

18.Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo tín dụng năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

19.Adrian Ziderman Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn: Bài học từ năm nghiên cứu điển hình ở châu Á của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc Viện Quốc tế về Kế hoạch hóa Giáo dục.

20.http://baodientu.chinhphu.vn. 21.web: www.vbsp.org.vn 22.web: www.dantri.com.vn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 78)