Có 02 chương trình cho học sinh sinh viên đang được Trung Quốc thực hiện. Hai chương trình quốc gia chính thức được bắt đầu năm 1999, một chương trình do Chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo hình thức thương mại. Chương trình cho sinh viên vay lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc năm 1986. Hai chương trình quốc gia
chương trình do Chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo hình thức thương mại. Chương trình cho sinh viên vay vốn do Chính phủtrợ cấp(GSSLS) là chương trình cho vay chính ở Trung Quốc. Chương trình có đối tượng là sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường đại học công lập. Nguồn vốn vay do bốn ngân hàng thương mại của nhà nước cấp. Mặc dù các cơ sở giáo dục có xử lý bước đầu đơn xin vay vốn nhưng các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ; họ cũng chịu hầu hết các rủi ro về việc người vay không trả nợ. Các ngân hàng nhận được lãi suất cho vay và một nửa trong số đó do Chính phủtrả. Mặc dù các ngân hàng thươngmại cấp vốn vay nhưng tổng số vốn vay lại do hệ thống "chỉ tiêu" kiểm soát theo tổng số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của các ngân hàng thương mại (nếu ngân hàng không muốn cho vay nữa thì sẽ cấp số vốn vay ít hơn so với chỉ tiêu). Không có người bảo lãnh chính thức các khoản cho vay; uy tín của cá nhân sinh viên chính là một hình thức đảm bảo chứ không xem xét hồ sơ tín dụng của người xin vay. Sinh viên sẽ phải trả nợ trong vòng bốn năm sau khi tốt nghiệp. Đến cuối năm 2001, có 272.000 sinh viên đã được vay vốn từ chương trình cho vay vốn có trợ cấp, chiếm hơn 30% số người xin vay. Nhưng quy mô nhìn chung là rất thấp: chỉ có 3,8% sinh viên được vay vốn. Thu nhập tương đối thấp của các sinh viên tốt nghiệp đại học cộng với giai đoạn thu hồi vốn ngắn (4 năm) gây áp lực khá lớn đối với đối tượng vay vốn. Họ mất khoảng 24% tổng thu nhập hàng năm. Chương trình này không mang lại sự công bằng vì những sinh viên khó khăn có ít cơ hội nhận vốn vay hơn và sinh viên có hoàn cảnh kinh tế giống nhau ở các trường khác nhau lại nhận được số vốn vay khác nhau. Vì các ngân hàng phải chịu hầu hết các rủi ro về việc người vay không trả nợ nên họ có xu hướng phân biệt những Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn sinh viên có nguy cơ này - đó chính là những sinh viên nghèo hơn và học ở những trường có vị thế thấp hơn. Ngoài ra, vì chính quyền địa phương trợ cấp lãi suất cho các cơ sở giáo dục ở địa phương nên những nơi nghèo hơn lại ít có khả năng hơn trong việc trợ cấp lãi suất cho các trường đại học địa phương. Không giống như chương trình do Chính phủtrợ cấp, Chương trình cho sinh viên vay vốn theo hình thức thương mại thông thường (GCSLS) do các ngân hàng thương mại (và các hợp tác xã tín dụng nông thôn) thực hiện lại dành cho sinh viên
các trường đại học tư thục và công lập mà không tính đến hoàn cảnh kinh tế xã hội. Lãi suất vay vốn được tính theo giá thị trường và không được Chính phủ trợ cấp. Thời gian hoàn trả vốn cũng khác nhau vì các ngân hàng tham gia có những quy định riêng về vốn vay. Vì vốn vay được đảm bảo thông qua tài sản của bố mẹ/người đỡ đầu để giảm tối thiểu rủi ro không trả nợ nên trong thực tếchương trình chỉ dành cho sinh viên xuất thân từ những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu có tài sản thế chấp theo yêu cầu.