Thông báo rộng rãi chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn và quy trình vay vốn tín dụng đào tạo (Kèm theo mẫu kê khai của HSSV khi vay).
Có thông tin kịp thời với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động và thương binh xã hội và có cơ chế thông tin cho các nhà trường về số lượng, danh sách HSSV được vay vốn để phối hợp trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thông tin về đối tượng không được vay ( dừng học, thôi học, bị kỷ luật...) thu hồi nợ sau này.
3.2.5.Tăng cường phối kết hợp giữa các Bộ, Ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương các cấp
Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó phải có sự hoạt động đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên
giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội thì mới tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà bản thân một ngành, một tổ chức không thể giải quyết được. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải có sự phối hợp và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương.
Phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao Động và Thương binh xã hội và chính quyền địa phương trong việc theo dõi HSSV trong quá trình học tập và sau khi tốt nghiệp để thu hồi vốn vay tín dụng của HSSV theo hướng: Trước khi tốt nghiệp, các nhà trường phải yêu cầu những HSSV đã vay vốn và đến thời điểm đó vẫn còn nợ NHCSXH phải làm giấy cam kết trả nợ (theo mẫu NHCSXH ban
hành), có trách nhiệm thông báo cho nhà trường và gia đình địa chỉ đơn vị công tác khi có việc làm , có nguồn thu nhập và trách nhiệm cùng gia đình trả nợ.
Sau một thời gian thực hiện cần phải có báo cáo tổng kết cùng nhau rút kinh nghiệm về phương thức cho vay, thủ tục cho vay, ý thức trách nhiệm của các bên liên quan để làm tốt việc cho vay HSSV trong thời gian tới. Cần ký kết các văn bản ghi nhớ giữa NHCSXH với Nhà trường để quy định trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp.
Chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, UBND cấp xã, thị trấn trong việc hoạt động, cử cán bộ thường trực cho vay HSSV đủ năng lực giúp UBND cấp xã chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể triển khai các chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của NHCS XH.
Thường xuyên thông tin, trao đổi kịp thời với chính quyền xã, tổ chức chính trị các cấp về tình hình hoạt động ở từng nơi, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những nơi chưa tích cực, không thực hiện đúng quy định của NHCSXH; Phối hợp cùng tổ chức hội đoàn thể các cấp đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nhận bàn giao và phát sinh mới, cung cấp số liệu dư nợ hàng tháng đối với từng tổ chức hội, các tổ cho vay vốn kịp thời tạo điều kiện thuận lợicho các tổ chức hội nhận uỷ thác trong quản lý nguồn vốn. Điều này rất quan trọng vì:
Để giúp các hội đoàn thể, cán bộ tổ nắm rõ quy trình nghiệp vụ cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn thể trong việc tiếp nhận và quản lý nguồn vốn của NHCSXH cần phối hợp tốt cùng các tổ chức hội đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến các nội dung tập huấn về các chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn thông qua hộ gia đình.
Đồng thời từng bước nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế giải ngân tín dụng, ràng buộc nhiều hơn trách nhiệm của Trưởng ban xoá đói giảm nghèo xã, phường trong cho vay vốn ưu đãi nhằm làm giảm rủi ro tín dụng của NHCSXH. Bởi lẽ, rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội