Phương thức huy động và tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 48)

* Kết cấu nguồn vốn của NHCSXH bao gồm:(i) Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp; (ii) vốn huy động và vốn vay; (iii) vốn nhận uỷ thác.

(i) Vốn từ Ngân sách Nhà nước gồm: Vốn điều lệ, vốn ngân sách nhà nước cấp thực hiện các chương trình và vốn Ngân sách địa phương cấp.

+ Vốn điều lệ ban đầu khi thành lập được cấp là 5,000 tỷ đồng, đến cuối năm 2012 là 10,000 tỷ đồng.

+ Vốn cấp theo từng chương trình là vốn cấp hàng năm để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách từ NSNN, đến cuối năm 2012 đạt 12,515 tỷ đồng.

+ Vốn do NSĐP hỗ trợ: hàng năm, UBND các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, đạt 3,200 tỷ đồng.

(ii) Vốn huy động và vốn vay chủ yếu gồm: Tiếp nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước; Vay NHNN; Vốn vay từ dân cư thông qua phát hành trái phiếu NHCSXH; Vay các tổ chức tài chính tín dụng trong nước; Vay các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài: vốn huy động của dân cư: vốn huy động của người nghèo vay vốn và vốn huy động khác. Trong đó:

+ Tiếp nhận tiền gửi 2% củacác tổ chức tín dụng Nhà nước: đây là khoản tiền gửi có tính bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhà nước, được quy định trong Nghị định 78 của Chính phủ: “Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng tiền Việt Nam tại thời điểm 31/12 năm trước”.Lãi suất huy động nguồn vốn này không vượt quá lãi suất quy định tại Thông tư số 04/2003/TT-NHNN ngày 24/2/2006 của NHNN. Theo đó, hàng năm NHNN sẽ tính toán và xác định lãi suất huy động bình quân và phí huy động bình quân của NHTM nhà nước, từ đó làm cơ sở để xác định mức lãi suất NHCSXH phải trả đối với nguồn vốn này, đạt 15,955 tỷ đồng.

+ Vốn vay NHNN: vay theo chương trình chỉ định của Chính phủvà vay dưới hình thức tái cấp vốn. Đặc điểm khoản vay NHNN của NHCSXH là khoản vay từng lần, không thường xuyên, có thời hạn dài và lãi suất ưu đãi nhưng quy mô khoản vay, dư nợ vay NHNN còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN từng thời kỳ, mặt khác còn phụ thuộc kế hoạch sử dụng vốn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Vốn vay thông qua phát hành trái phiếu NHCSXH: thông qua phát hành trái phiếu theo cơ chế thị trường do Bộ tài chính quy định. Đến cuối năm 2012, NHCSXH đã phát hành được 27,527 tỷ đồng.

+ Vốn vay các tổ chức tài chính tín dụng trong nước: NHCSXH có thể vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi có nhu cầu, việc vay vốn thực hiện từng lần và trên cơ sở thỏa thuận nhưng lãi suất phải theo quy định của Bộ Tài chính: lãi suất vay không vượt quá lãi suất tối đa cùng kỳ hạncủa các NHTM nhà nước trên địa bàn. Trong trường hợp NHCSXH vay từ Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội thì lãi suất tiền vay do Bộ tài chính quy định từng lần.

+ Vốn vay Kho bạc nhà nước.

+ Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài: NHCSXH được vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài dưới sự bảo lãnh của Chính phủvà sự chấp thuận của Bộ Tài chính về lãi suất. Trên thực tế, NHCSXH vay vốn ODA từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế thông qua việc vay lại từ Bộ Tài chính. Nếu

tiếp cận được nguồn vốn này thì tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH vì lãi suất khoản vay ODA thường thấp (khoảng từ 1-2%/năm), thời gian vay dài (từ 10-40 năm), thời gian ân hạn lớn (khoảng 5 năm).

+ Vốn huy động từ dân cư: NHCSXH tổ chức huy động vốn trên thị trường theo nguyên tắc thương mại, có sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động theo nguyên tắc không vượt quá lãi suất huy động cùng loại của NHTM nhà nước trên địa bàn. Vì huy động theo lãi suất thị trường trong khi cho vay với lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn này phải được cấp bù từ NSNN. Do đó, quy mô huy động nguồn vốn này phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù từ NSNN hàng năm cho NHCSXH.

+ Nguồn vốn huy động của hộ nghèo vay vốn: Hộ nghèo muốn vay vốn phải gia nhập tổ TK&VV tại địa phương. Các tổ do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của các tổ chức CTXH, được UBND cấp xã cho phép thành lập và hoạt động. Các thành viên trong Tổ ngoài việc giúp đỡ nhau trong vay vốn, sử dụng vốn vay, trong sinh hoạt đời sống, còn có thể thực hành tiết kiệm bằng cách gửi tiền tiết kiệm NHCSXH thông qua Tổ. Việc thực hành tiết kiệm không bắt buộc nhưng được NHCSXH khuyến khích. Tiền tiết kiệm gồm có tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Tính đến cuối năm 2012, huy động tiết kiệm của hộ nghèo đạt là: 2,050 tỷ đồng.

(iii) Vốn nhận ủy thác: Ngoài việc huy động vốn, NHCSXH còn tiếp nhận vốn từ Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới hình thức vốn nhận ủy thác để cho vay và hưởng phí dịch vụ.

* Nguyên tắc huy động vốn:

(i) Hàng năm, NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình XĐGN, tạo việc làm và các chương trình cho vay đối tượng chính sách khác để xây dựng kế hoạch nguồn vốn trong đó có kế hoạch huy động vốn thị trường trình các Bộ có thẩm quyền và chỉ được thực hiện khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(ii) Việc huy động các nguồn vốn trong nước theo lãi suất thị trường để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động sau khi

đã sử dụng tối đa các nguồn vốn tự có, vốn không phải trả lãi, vốn tiền gửi thanh toán, vốn huy động lãi suất.

Lãi suất huy động của NHCSXH thực hiện theo nguyên tắc:

+ Trường hợp NHCSXH phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá để huy động vốn, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ tài chính quy định.

+ Trường hợp NHCSXH vay vốn của Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội, lãi suất vay vốn do Bộ tài chính quy định.

+ Trường hợp NHCSXH huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong nước, huy động tiết kiệm của người nghèo, vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, lãi suất huy động vốn tối đa không quá mức lãi suất huy động cao nhất cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM nhà nước trên cùng địa bàn.

+ Trường hợp NHCSXH nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng Nhà nước lãi suất huy động không vượt quá lãi suất do NHNN quy định bao gồm lãi suất huy động bình quân + phí huy động.

+ Trường hợp NHCSXH vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ở nước ngoài, thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hiện hành. Lãi suất huy động vốn phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Nguyên tắc cấp bù từ NSNN cho NHCSXH: Việc cấp bù từ NSNN cho NHCSXH được quy định tại Thông tư 24/2005/TT-BTC ngày 01/4/2005 của Bộ Tài chính, gồm cấp bù chênh lệch lãi suất và cấp bù phí quản lý.

+ Phạm vi cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý: các khoản cho vay đúng các đối tượng khách hàng của NHCSXH đã được quy định trong Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

NHCSXH không được cấp bù trong các trường hợp: số dư nợ cho vay không đúng đối tượng, số dư nợ cho vay theo các dự án, chương trình do NHCSXH nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, số dư nợ đã được Chính phủ cho khoanh, xóa và các khoản nợ đã được Chính phủ cho phép xử lý đối với khách

hàng nhưng chưa có nguồn xử lý tương ứng.

+ Mức cấp bù chênh lệch lãi suất = (Dư nợ cho vay bình quân) x [(Lãi suất bình quân các nguồn vốn) – (lãi suất cho vay bình quân)]

Số phí quản lý được xác định trên số chi phí thực tế đúng chế độ nhưng không vượt quá 6%/tháng tính trên số dư nợ cho vay có thu lãi.

Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHCSXH tính đến 31/12 hàng năm

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn vốn 2010 2011 2012 2013 Năm 2013 tăng (+)/giảm (-) so với 2010 1. Vốn điều lệ 9,488 10,000 10,000 10,000 + 512 2. NSNN cấp cho các chương trình tín dụng 5,636 6,916 7,416 12,515 + 6,879 3. Vốn NSĐP chuyển sang 2,008 2,286 2,820 3,241 + 1,233 4. Vốn vay NHNN 7,796 23,796 26,796 23,796 + 16,000 5. Tiền gửi 2% của các TCTDNN 11,793 12,821 14,955 15,955 + 4,162 6. Vốn huy động lãi suất thị trường 22,982 14,083 3,044 5,345 -17,637 7. Vốn vay và nhận ủy thác từ nước ngoài 582 665 721 755 + 173 8. Vốn khác 14,182 21,330 39,738 46,257 + 32,075 Tổng nguồn vốn 74,467 91,897 105,490 117,864 43,397

Qua bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn của NHCSXH từ 2010 đến 2013 có nhiều biến động. Không chỉ tăng số lượng, chất lượng nguồn vốn mà cơ cấu nguồn vốn cũng được thay đổi. Trong đó:

+ Vốn Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ương cấp vốn điều lệ, vốn các chương trình và vốn do ngân sách địa phương đóng góp) năm 2013 đạt 25,756 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21.85% trên tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2009 là 8,624 tỷ đồng.

+ Vốn vay theo chỉ định của Chính phủ(bao gồm vốn vay từ NHNN, Kho bạc Nhà nước, các tổ chức nước ngoài) năm 2013 đạt 24,551 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20.8% trên tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2009 là 16,173 tỷ đồng.

+ Vốn huy động và vay lãi suất thị trường năm 2012 đạt 5,345 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4.5% trên tổng nguồn vốn, giảm so với năm 2010 là 17,637 tỷ đồng.

Nhìn chung nguồn vốn của NHCSXH chú trọng tăng những nguồn vốn từ Ngân sách hoặc vay những tổ chức tài chính trong nước với mức lãi suất ưu đãi, đặc biệt năm 2013 đã hạn chế rất lớn vay các tổ chức tín dụng với lãi suất thị trường.

Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu là đi vay ngắn hạn tại Kho bạc Nhà nước, vay ngắn hạn trên thị trường trong khi đó đặc điểm của tín dụng chính sách là vay trung và dài hạn. Thực trạng này phản ánh quan hệ cung – cầu vốn luôn căng thẳng, chắp vá, chưa có tính ổn định cho hoạt động tín dụng chính sách.

Bảng 2.2 :Nguồn vốn cho vay HSSV Đơn vị: triệu đồng, % Năm Tổng nguồn vốn Nguồn vốn cho vay HSSV Nguồn vốn cho vay HSSV/Tổng nguồn vốn Tăng trưởng nguồn vốn so với năm 2010 Tăng trưởng nguồn vốn HSSVso với năm 2010 2010 1,100,417 361,237 33% 100% 100% 2011 1,364,590 511,060 37% 124% 141% 2012 1,491,067 569,905 38% 136% 158% 2013 1,558,766 560,436 36% 142% 155%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH từ năm 2010 đến 2013.)

Qua bảng 2.2 cho thấy nguồn vốn cho vay HSSV chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (từ 33%-38%) tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị, trong 03 năm nguồn vốn HSSV tăng 55% góp phần tăng trưởng nguồn vốn tăng 42. Qua đó cho thấy đối tượng HSSV là một đối tượng có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động của NHCSXH. Đồng thời, nó mang tính xã hội hóa cao nên nguồn vốn đã được tăng lên để cho vay HSSV tại NHCSXH, thời gian tới khả năng tăng trưởng là rất lớn do mức vay tăng lên 1.100.000 VNĐ/tháng và không quá 11.000.000 VNĐ/ năm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)