Định hướng hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 65)

Mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020 là nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH theo hướng bền vững, đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển tín dụng chính sách phù hợp với đường lối của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, định hướng Phát triển Kinh tế xã hội đến năm 2020, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xoá đói giảm nghèo đến năm 2010.

Những yếu tố cơ bản đối với sự phát triển bền vững của tổ chức tín dụng nói chung và của NHCSXH nói riêng đó là: Nguồn vốn, màng lưới giao dịch, công nghệ, đội ngũ cán bộ. Chiến lược hoạt động của NHCSXH được chia thành hai giai đoạn. Hiện ngân hàng đang ở giai đoạn một với đặc trưng chủ yếu là dựa vào nguồn vốn ưu đãi, lãi suất thấp để cho vay với lãi suất ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giai đoạn hai là giai đoạn mà NHCSXH đã cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ cho vay xoá đói, giảm nghèo và cần thiết phải tự đứng vững trên đôi chân của mình, từng bước khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường tại chính.

Xuất phát từ những yếu tố cơ bản trên, NHCSXH đã định hướng hoạt động để phấn đấu đến năm 2015 xây dựng NHCSXH trở thành một Ngân hàng đủ mạnh, có khả năng quản lý tốt các mguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo vốn đến tay người cần vốn theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã đề ra, mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong giai đoạn 2010-2015, tín dụng ưu đãi của Nhà nước vẫn được xác định là công cụ tài chính quan trọng của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Tuy vậy, cần đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi

theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập WTO. Huớng chính trong đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Chú trọng đến chất luợng tín dụng, giảm hỗ trợ trực tiếp từ NSNN. Đổi mới hoạt động của các tổ chức thực hiện tín dụng chính sách theo hướng tăng tính tự chủ, từng bước bền vững về tài chính, giảm bao cấp trực tiếp từ Nhà nước. Điều chỉnhmức vay và thời hạn cho vay, tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện công bằng xã hội, trực tiếp là mục tiêu xoá đói, giảm nghèo.

Về quản lý chất lượng tín dụng: tập trung củng cố, nâng cao toàn diện các mặt hoạt động, đặc biệt là nâng cao chất lượng tín dụngphấn đấu nợ quá hạn dưới mức 5%.

Phương hướng cụ thể của NHCXSH đến 2015

- Tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tưquay vòng vốn.

- Bảo đảm 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tất cả các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyển mạnh sang đầu tư theo các chương trình dự án nhỏ, đơn giản, dễ tính toán, tạo điều kiện cho người nghèo tập dượt cách làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

- Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động nguồn vốn, cơ chế tín dụng và cơchế tài chính. Đến năm 2015, các chi phí quản lý ngành ( trừ chi phí lãi suất huy động vốn), được thực hiện trên cơ sở nguồn thu lãi cho vay và nguồn thu các dịch vụ ngân hàng.5

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị- xã hội, Tổ TK&VV. tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch xã.

- Có kế hoạch trang bị đủ các phương tiện làm việc cho NHCSXH, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ công, năng suất lao động thấp để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của hệ thống NHCSXH. Tiếp tục đổi mới cơchế điều hành gọn nhẹ, bỏ cầu cấp trung gian, khuyến khích tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm từ cơ sở. Tiếp tục cải tiến thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.

Để thực hiện theo định hướng trên, trong quá trình triển khai thực hiện NHCSXH sẽ cónhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

a) Thuận lợi:

- Chính sách nhất quản của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xoá đói, giảm nghèo là không thay đổi và được đầu tư ngày một mạnh hơn.

- Đảng bộ và chính quyền các cấp, cộng đồng dân tộc tin tưởng, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho NHCSXH hoạt động.

- Sau 5 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã trưởng thành cơ bản về cơ sở vật chất, màng lưới, năng lực điều hành và đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống. Thế và lực của NHCSXH ngày càng được khẳng định.

b) Khó khăn

- Nếu thành công lớn nhất của NHCSXH trong 5 năm qua là đã tổ chức có hiệu quả việc chuyển tải nguồn vốn các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng, thì khó khăn lớn nhất là chưa xây dựng được chiến lược nguồn vốn ổn định, lâu dài. NHCSXH là tổ chức tài chính Nhà nước, là công cụ để triển khai các chính sách, chế độ an sinh xã hội nên vốn của NHCSXH là vốn của Nhà nước. Tuy nhiên, việc bố trí vốn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước còn bất cập, còn có

khoảng rất xa giữa nhu cầu vốn của các chương trình an sinh cho xã hội với thực tế vốn được bố trí trong kế hoạch hàng năm, dẫn tới bị động, chắp vá cho cả các cơquan chức năng và NHCSXH.

3.1.2.Định hướng hoạt động tín dụng đối với HSSV của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

Hiện nay, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm thay vào đó là tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách khác tăng dần. Xu hướng trong tương lai NHCSXH sẽ nâng dần tỷ trọng cho vay các đối tượng chính sách khác như: Cho vay vộ sản xuất ở vùng đặc biệt khó khăn, cho vay học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh nông thôn, cho vay hộ cận nghèo, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma tuý, thương nhân kinh doanh thương mại tại vùng khó khăn, cho vay theo các dự án nhận uỷ thác, tài trợ, các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính ..v..v.

Đối với hoạt động tín dụng HSSV hiện tỷ trọng đứng thứ ba sau cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm , mục tiêu đặt ra trong kế hoạch 5 năm (2010 -2015) là tổng nguồn vốn đạt trên 50.000 tỷ đồng trong đó vốn điều lệ được cấp là 10.000 tỷ đồng. Dư nợ các chương trình đến cuối năm 2010 đạt từ 42.000 đến 45.000 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 20% hàng năm. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)