Thực trạng về hoạt động cho vay HSSV

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 54)

Kết quả đạt được.

* Tăng trưởng dư nợ hàng năm: Theo Quyết định số 107/2006/QĐ – TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, đối tượng thụ hưởng chính sách chỉ bao gồm HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên. Tính đến cuối tháng 9/2007, chương trình đã cho gần 102,000 HSSV vay vốn với tổng số tiền là 298 tỷ đồng. Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ- TTg thay thế Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg, theo đó, đối tượng thụ hưởng chương trình được mở rộng hơn, gồm: HSSV có hoàn cảnh khó khăn thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính được vay vốn để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề, không phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo.

Bảng 2.3:Dư nợ cho vay HSSV

Đơn vị: triệu đồng

Năm Dư nợ vốn

vay HSSV Cho vay Thu nợ

Tăng so với năm trước liền kề

Số tuyệt

đối Tương đối

2006 1.084 1.013 17 2007 41.233 40.359 210 40.149 3.704% 2008 147.195 107.199 1.237 105.962 257% 2009 253.392 109.044 2.847 106.197 72% 2010 361.237 116.296 8.451 107.845 43% 2011 511.060 168.401 18.578 149.823 41% 2012 569.905 96.405 35.488 58.845 12% 2013 560.436 107.267 116.736 (9.469) -2%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH)

Tính đến thời điểm 31/12/2013, tức là sau hơn 06 năm thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, so với thời điểm tháng 9/2007, số HSSV được vay vốn tăng 14 lần. Số tiền giải ngân của chương trình này tăng trưởng cao qua các năm, cụ thể:

năm 2008 tăng 257% so với năm 2007, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 72%, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 43%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 41%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 12%,, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 2%. Như vậy kể từ khi thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg đến năm 2013 dư nợ HSSV đã tăng trưởng vượt bậc từ 41.233 triệu năm 2007 tăng 560.436 triệu tăng 13,5 lần dư nợ doanh số cho vay và thu nợ tăng cao, HSSV ra trường và trả nợ nhiều giảm áp lực huy động vốn cho vay cho NHCSXH, đến cuối năm 2013 tổng dư nợ cho đạt 560,4 tỉ đồng, hơn 226.355 hộ được vay cho 32.186 HSSV theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề.

* Mức cho vay:

Bảng 2.4: Mức cho vay đối với HSSV

Đơn vị: ngàn đồng/HSSV/tháng

Năm 2007 - 2008 2009 2010 2011 2013

Mức cho vay 800 860 900 1.000 1.100

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH)

Trong quá trình triển khai chương trình tín dụng đối với HSSV, Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả thị trường, mức học phí... để quy định mức cho vay phù hợp đối với HSSV. Kể từ tháng 9/2007 đến nay, mức cho vay tối đa đối với HSSV đã 05 lần được điều chỉnh tăng từ mức 800,000 đồng/tháng lên 860,000 đồng/tháng lên 900,000 đồng/tháng lên 1,000,000 đồng/tháng và năm 2013 1,100,000 đồng/tháng. Qua đó, chứng tỏ Chính phủ và các cấp, các ngành rất quan tâm, ưu ái với tín dụng HSSV tại NHCSXH.

* Lãi suất cho vay: Riêng mức lãi suất cho vay cũng được Nhà nước đặc biệt

quan tâm để tạo điều kiện cho HSSV hoàn trả gốc và lãi vay. Hiện nay, mức lãi suất cho vay HSSV là 0.65%. Ngoài ra, nếu HSSV trả nợ trước hạn sẽ được giảm 50% lãi suất cho vay.

* Quy trình, thủ tục cho vay: Từ khi triển khai thực hiện Quyết định 007/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủđến nay, quy trình, thủ tục cho vay đối

với HSSV đã được NHCSXH quan tâm cải tiến theo hướng đơn giản hóa, như: chuyển từ cho vay trực tiếp HSSV sang cho vay qua hộ gia đình, giải ngân qua thẻ ATM, giải ngân và thu nợ tại các điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay không phải đến NH để giao dịch.

* Vòng quay tín dụng:

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ, dư nợ cho vay HSSV

Đơn vị: triệu đồng, vòng

Năm Thu nợ Dư nợ

bình quân Vòng quay tín dụng 2010 8.451 361.237 0,02 2011 18.578 511.060 0,04 2012 35.488 569.905 0,06 2013 116.736 560.436 0,21

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH)

Doanh số thu nợ 4 năm đạt 179.253 tỷ đồng. Vòng quay tín dụng trong 4 năm đạt 0.33 vòng. Nhìn chung có thể thấy vòng quay tín dụng đã tăng lên hằng năm. Những năm đầu thực hiện cho vay theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, vòng quay tín dụng chậm vì tín dụng HSSV cho vay với thời hạn trung bình 6-7 năm mới đến thời gian thu nợ nên doanh số thu nợ những năm đầu chủ yếu thực hiện thu nợ đối với những HSSV đã vay vốn theo quyết định 107/QĐ – TTg hoặc có khách hàng trả nợ trước hạn. Thời gian đó, lượng HSSV được vay vốn chưa nhiều. Nhưng thời gian những năm sau, cụ thể năm 2013 đã tăng nhanh hơn những năm trước chứng tỏ cho thấy công tác thu hồi nợ khả quan để làm vốn quay vòng cho HSSV khác vay, giải quyết cho vay được nhiều HSSV.

* Đối tượng thụ hưởng

Đối tượng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi HSSV rất đa dạng bao gồm HSSV mồ côi, HSSV thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, khó khăn về tài chính, lao động học nghề nông thôn, bộ đội xuất ngũ.

Bảng 2.6: Dư nợ theo đối tượng thụ hưởng

Đơn vị: triệu đồng, hộ

Chỉ tiêu

Dư nợ 31/12/2010 Dư nợ 31/12/2011 Dư nợ 31/10/2012 Dư nợ 31/10/2013

Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Tổng số 27.144 361.237 33.621 511.060 34.186 569.905 32.186 560.436 Mồ côi 157 12.462 481 19.953 509 22.895 409 22.422 Tỷ trọng HSSV mồ côi vay vốn / Tổng số hộ vay 1% 3% 1% 4% 1% 4% 1% 4% Hộ nghèo 8.143 138.371 10.086 183.318 10.256 200.972 9.656 198.131 Tỷ trọng hộ nghèo vay vốn / Tổng số hộ vay 30% 38% 30% 36% 30% 35% 30% 35% Hộ cận nghèo 12.858 174.495 15.448 234.424 15.674 230.962 14.874 227.174 Tỷ trọng hộ cận nghèo vay vốn/ tổng số hộ vay 47% 48% 46% 46% 46% 41% 46% 41%

Hộ gia đình gặp khó khăn

đột xuất 5.986 35.909 7.605 73.365 7.747 115.076 7.247 112.709

Tỷ trọng hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất vay vốn /Tổng số hộ vay

22% 10% 23% 14% 23% 20% 23% 20%

Bộ đội xuất ngũ 100 95 65 45

Tỷ trọng Bộ đội xuất

ngũ/Tổng số hộ vay 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%

Lao động nông thôn học

nghề

Tỷ trọng lao động nông thôn học nghề/ Tổng số hộ

vay

0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%

Bảng 2.7: Dư nợ theo phương thức cho vay

Đơn vị: triệu đồng, hộ

Chỉ tiêu

Dư nợ 31/12/2010 Dư nợ 31/12/2011 Dư nợ 31/10/2012 Dư nợ 31/10/2013 Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Tổng số 27.144 361.237 33.621 511.060 34.186 569.905 32.186 560.436

Cho vay trực tiếp 75 75 75 75 75 75 75 75

Ủy thác qua các tổ chức

CTXH 27.069 361.162 33.546 510.985 34.111 569.830 32.111 560.361

Với phương thức cho vay thông qua hộ gia đình, Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, hội nông dân, cựu chiến binh và đoàn thanh niên, thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn với thủ tục đơn giản, người vay được hướng dẫn, làm hồ sơ, nhận tiền vay, trả nợ và trả lãi ngay tại điểm giao dịch của Ngân hàng chính sách xã hội đóng ở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Lợi ích của việc làm trên đã giúp tín dụng học sinh, sinh viên đạt được những kết quả thiết thực, đồng thời cho vay theo chương trình với mục tiêu không để học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí, đã đến đúng đối tượng và phát huy được tính hiệu quả.

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy dư nợ tín dụng cho vay HSSV tăng đều qua các năm từ 2010 đến 2013 và số lượng hộ vay vốn tăng đều từ năm 2010 đến 2011 và năm 2013 có giảm nhẹ so với năm 2012. Đối tượng thụ hưởng ở đây tập trung chủ yếu vào hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn đột xuất về tài chính. Cụ thể, tỷ trọng về số hộ vay vốn HSSV của hộ cận nghèo năm 2010 cao nhất, chiếm 47% trên tổng số hộ vay và luôn chiếm tỷ trọng cao trong các đối tượng thụ hưởng.

Dư nợ tín dụng HSSV cho vay từng đối tượng thụ hưởng cũng có những biến động qua các năm tuy nhiên tỷ trọng đối tượng hộ nghèo và cận nghèo luôn chiếm tỷ trọng lớn do phê duyệt một lần cho cả quá trình học, còn dư nợ hộ khó khăn chỉ được phê duyệt từng lần. Năm 2013 dư nợ giảm hơn so năm 2012 đây có thể xem là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH vì từ khi có Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2007-2008 tăng trưởng dư nợ vượt bậc và đã đến lúc nợ đến hạn và bước vào chu kỳ thu hồi vồn.

* Hoạt động ủy thác cho vay:

Nhìn vào bảng 2.7, ta thấy hoạt động cho vay ủy thác qua các tổ chức CTXH chiếm chủ đạo tại NHCSXH. Cụ thể, đối với tín dụng HSSV, cho vay qua ủy thác chiếm hơn 98% tổng dư nợ. NHCSXH Quảng Trị đã bám sát chủ trương cho vay ủy thác bán phần qua tổ chức chính trị xã hội, một số trường hợp không ủy thác được do HSSV đã vay vốn từ trước năm 2003 bàn giao trực tiếp từ các ngân hàng khác về NHCSXH nhưng chưa tìm được địa chỉ .

* Phân loại dư nợ:

Bảng 2.8:Phân loại dư nợ cho vay HSSV

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ HSSV 361.237 511.060 569.905 560.436 Trong đó: 1. Nợ trong hạn 361.015 508.807 565.620 556.751 Tỷ lệ nợ trong hạn/Dư nợ HSSV 100% 100% 99% 99% 2. Nợ quá hạn 222 2.253 4.285 3.685

(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH)

Nhìn vào bảng 2.8 về diễn biến dư nợ từ năm 2010 đến 2013 ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm trong khi xét về số tuyệt đối thì nợ quá hạn phát sinh và có xu hướng tăng.

Cuối năm 2010 nợ quá hạn là 222 triệu đồng tăng so với đầu năm là 143 triệu đồng, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,062% trên tổng dư nợ.

Sang năm 2011, nợ quá hạn là 2.253 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 2.031 triệu đồng, nhưng tỷ lệ nợquá hạn 0.44% tăng 0,39% so với năm 2010.

Năm 2012 nợ quá hạn đạt 4.285 triệu chiếm 0.75%,

Năm 2013 dư nợ quá hạn tuyệt đối 3.685 giảm so với 2012 là 600 triệu đồng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm 0.09%.

Lý giải về điều này đó là do: tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng cao nên dù nợ quá hạn có phát sinh nhưng tỷ lệ tăng nhỏ so với gia tăng của dư nợ nên đã dẫn đến tình hình trên.

yếu là do số nợ HSSV vay trực tiếp từ ngân hàng Công thương bàn giao sang cho NHCSXH, mặc dù NHCSXH đã áp dụng mọi biện pháp nhằm giảm thấp nhất số nợ này tuy nhiên thực tế hiện nay khi Ngân hàng liên lạc về địa phương để tìm số HSSV này thì gặp khá nhiều khó khăn như không xác định được địa chỉ của gia đình sinh viên, hay gia đình và HSSV này hiện đi làm ăn xa, không có tại địa phương hoặc có ở địa phương nhưng việc làm còn bấp bênh, lại đã lập gia đình nên khó khăn trong việc trả nợ…. Tuy nhiên, ngân hàng cùng với chính quyền địa phương đã tìm nhiều giải pháp để đối chiếu, thu hồi nợ từ người vay, giúp ngân hàng đạt được kết quả nhất định.

Bên cạnh đó, phải kể đến nợ quá hạn mới phát sinh từ dư nợ cho vay thông qua hộ gia đình và tỷ lệ này có xu hướng tăng, đây là điều đáng báo động bởi lẽ vốn cho chương trình có hạn trong khi nhu cầu vay lại nhiều, nếu không thu hồi được sẽ gây áp lực về vốn cho các thế hệ sinh viên sau. Nguyên nhân tăng đột biến trong năm 2010 và 2011 đó là: Trong quá trình cho vay từ năm 2007, một hộ có thể vay từ 2 sinh viên trở lên và cán bộ Ngân hàng xác định thời hạn trả nợ theo sinh viên có thời gian học dài nhất. Đến năm 2010, Đoàn công tác của Trung ương đi kiểm tra các tỉnh phát hiện và yêu cầu xác định lại thời hạn trả nợ của từng sinh viên (trừ trường hợp một số hộ có nhiều sinh viên vay cùng một lúc). Đó là lý do nợ quá hạn tăng đột biến trong năm 2011.

Mặt khác, HSSV sau khi học xong có em tiếp tục học tiếp bậc học cao hơn nhưng không có nhu cầu vay tiếp nên chưa có nguồn trả nợ, một số em khác thì chưa kiếm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp.

Nguyên nhân được kể đến đó là, xuất phát từ phía gia đình HSSV, có gia đình có khả năng trả nợ cho con hoặc con đi làm gửi tiền về cho gia đình để trả nợ ngân hàng nhưng vì lãi suất quá hạn của NHCS (0,65%/tháng) so với lãi suất huy động các NHTM khá chênh lệch, vì thế khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên cả nhà phải vào các thành phố lớn để kiếm kế sinh nhai và nuôi con ăn học, chỉ khi đến kỳ nhận tiền thì họ mới trở về địa phương, do đó đến hạn trả nợ ngân hàng gặp khó khăn trong việc thông báo nợ đến hạn.

Nhằm hạn chế mức tối đa việc chuyển nợ quá hạn chương trình này, NHCSXH tỉnh đã thực hiện theo quy định chung là với những trường hợp nằm ở

nguyên nhân 1 và 2 thì ngân hàng tạo điều kiện cho gia hạn nợ và tùy theo từng khoản nợ, thời gian gia hạn tối đa khoảng 2 năm.

* Với phương thức cho vay trực tiếp thì nợ khoanh năm 2010 -2013 không phát sinh các khoản nợ mới, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0.1%. Đây cũng là điều đáng ghi nhận trong việc bảo tồn vốn cho Nhà nước.

Với ưu điểm của phương thức cho vay thông qua hộ gia đình là tăng nhanh được khả năng thu hồi vốn, NHCSXH đã chuyển sang cho vay thông qua hộ gia đình.

Để đảm bảo thực hiện tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng HSSV, một năm hai lần NHCSXH tỉnh phối hợp cùng với Sở giáo dục và đào tạo, Sở lao động – Thương binh và xã hội thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên trên địa bàn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY VỐN HSSV TẠI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH

QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VAY vốn học SINH SINH VIÊN tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)