Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 37)

1.5.1. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế: điều tất yếu ngoài những nguồn lực cơ bản cho sự lớn lên, tăng lên về số lượng chất lượng sản phẩm thì nguồn lực con người không chỉ làm sống lại các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn sáng tạo ra những tư liệu lao động trong đó nhân tố cốt lõi là công cụ lao động, những đối tượng lao động mới, những đối tượng lao động chưa từng có trong tự nhiên.

Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã nêu quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH”. Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Đảng ta đã nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”.

Bàn về vai trò của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong sự phát triển kinh tế xã hội, thì vai trò của NNL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. NNL đã trở thành nhân tố không chỉ quyết định đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế-xã hội cả trung và dài hạn, mà đối với một số nước, việc thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi còn trở thành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững “Trên thế giới hiện nay, việc thành công trong tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vào vốn vật chất, mà yếu tố ngày càng chiếm vị trí quan trọng là con người và quản lý”.

Có nhiều nhân tố cấu thành nguồn nội lực: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống, trong đó năng lực con người Việt Nam với trí tuệ truyền thống dân tộc là trung tâm nội lực, là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng kinh tế.

Khi phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế giữa các yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đặc biệt cần lưu ý là trong các nguồn lực nội sinh; nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật thì nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh có vai trò quyết định, chi phối các nhân tố khác trong quá trình tăng trưởng. Sở dĩ như vậy, bởi so với các nguồn lực khác thì đây là nguồn lực “sống” nó không chỉ làm sống lại các tư liệu sản xuất mà còn sáng tạo ra các tư liệu lao động và đối tượng lao động mới. Hơn thế với nguồn lực con người là trí tuệ chất

xám nếu biết đào tạo, bồi dưỡng và vun đắp thì nguồn lực con người là nguồn lực vô tận, nó không có giới hạn và không bị cạn kiệt như các nguồn tài nguyên khác.

Ngay cả các nhân tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị... đều xuất phát từ nguồn lực con người. Nó là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng bởi nguồn gốc của cải xã hội là do con người tạo ra.

1.5.2.Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội.

Phát triển theo nghĩa đó phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng lên về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm mà còn làm thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Dưới góc độ đó, những nhân tố liên quan đến phát triển kinh tế có những đặc điểm riêng của nó.

Nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế trước hết đó là phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn lao động. V.I. Lênin cho rằng: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, là người lao động”.

Như vậy tăng trưởng và phát triển kinh tế có nghĩa tương đồng với nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là việc kết hợp các yếu tố tự nhiên, mà còn cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội. Chính vì vậy sự phát triển của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấy con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững.

Nhân tố thứ hai liên quan đến phát triển kinh tế là quan hệ sản xuất. Như chúng ta biết quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thể hiện tính chất tốt xấu về mặt xã hội của những quá trình sản xuất đó. Quan hệ sản xuất được thể hiện trên ba nội dung quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quá trình sản xuất xã hội hay trao đổi kết quả lao động cho nhau và quan hệ phân phối sản phẩm. Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất; sở dĩ như vậy vì khi tư liệu sản xuất nằm trong

tay ai thì người đó trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất và người đó trực tiếp chi phối sản phẩm.

Hơn thế, nguồn lực con người không chỉ là nhân tố quyết định về phát triển kinh tế mà còn quyết định cả về mặt xã hội. Như chúng ta đều biết tổng thể các mặt của quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế xã hội, nó quyết định mối quan hệ giữa người và người. Do vậy, chất lượng NNL càng cao thì ý thức xã hội càng phát triển, càng làm cho quan hệ giữa người với người càng tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển nhanh của xã hội.

Nhân tố thứ ba quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội thuộc về kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế. Kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mỗi một bộ phận có sự tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế. Các yếu tố thuộc về tư tưởng đạo đức có tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế còn các nhân tố khác như thể chế, thiết chế, thể chế chính trị, pháp luật... lại có tác động trực tiếp thúc đẩy kinh tế, khi các chính sách kinh tế phù hợp và ngược lại.

Cũng cần lưu ý rằng sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự phát triển kinh tế theo các chiều hướng khác nhau: sự tác động đó nếu phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, phát huy nội lực nền kinh tế phát triển nhanh và ngược lại. Trong thực tiễn xây dựng và phát triển kinh tế cho ta thấy rõ các chính sách kinh tế khi phù hợp sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và ngược lại.

1.6. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về thu hút và phát triển nguồn nhân lực. nguồn nhân lực.

1.6.1. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực của thành phốHồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước về chính sách thu hút nhân tài, thu hút lực lượng lao động có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố. Thực tế, do có chính sách hấp dẫn hơn các địa phương khác nên Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được đông đảo những người có trình

độ cao, các chuyên gia, các nhà khoa học... từ các địa phương khác trong Nam ngoài Bắc về phục vụ.

Nhưng dần dần các chính sách đó đã giảm sự hấp dẫn do khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các địa phương khác cũng đã có chính sách hấp dẫn hơn. Nên đội ngũ này đã bị khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và các tỉnh bạn thu hút.

Do vậy, thành phố đã ban hành quy định về một số chính sách đối với người có trình độ cao, chuyên gia giỏi làm việc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chẳng hạn như tuyển dụng, bố trí, sử dụng không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, hộ khẩu; trả lương đúng với tài năng và trình độ, được ưu tiên đề bạt vào những chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp từ cấp trưởng phòng, ban trở lên; Người chưa có nhà ở được ưu tiên giải quyết mua nhà ở khu chung cư và có chính sách miễn, giảm; những người ở xa thành phố được bố trí nơi ở không phải trả tiền thuê; bố trí phương tiện đi lại thuận tiên; được chọn trường cho con đi học; những người phải nuôi dưỡng cha mẹ già yếu được trợ cấp hàng tháng...Với chính sách chiêu hiền đãi sỹ như trên, thành phố Hồ Chí Minh đang thể hiện quyết tâm đẩy mạnh CNH-HĐH để trở thành một trung tâm mạnh về nhiều mặt của cả nước, chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo NNL chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

1.6.2. Một số kinh nghiệm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Hà Nội của thành phố Hà Nội

Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lớn nhất cả nước. Số người có trình độ chyên môn của Hà Nội cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất so với cả nước. Đặc biệt người có trình độ trên đại học chiếm tới 40% của cả nước (cao hơn nhiều so với thành phố Hồ Chí Minh). Trong tổng số cán bộ giảng dạy đại học cao đẳng có trình độ trên đại học của cả nước thì Hà Nội chiếm tới 65,7%(trong khi đó thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 16,3%). Hà Nội không thiếu nhân tài là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, các nhà khoa học-công nghệ, các nhà quản lý, các nhà chuyên gia giỏi.

Trong những năm qua, thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài với một số cơ chế: quỹ ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi; ưu đãi về nhà ở (thưởng nhà, bán nhà theo cơ chế trả dần); các ưu đãi về phụ cấp, thưởng bằng tiền, trợ cấp mua tài liệu nghiên cứu…Bên cạnh đó, để thu hút tài năng trẻ, dần hình thành NNL “chất lượng cao”, thành phố chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc mọi thành phần kinh tế dưa ra những phương án thu hút, sử dụng tài năng trẻ; khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng để đào tạo cán bộ nguồn và khuyến khích cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ sau đại học, xây dựng cơ chế thưởng cho người có công đào tạo tài năng trẻ…Ngay tại Hà Nội, với chủ trương “thu hút tài năng trẻ, thành phố đã tổ chức khen thưởng xứng đáng mỗi năm khoảng 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học trên địa bàn thủ đô chính vì vậy, NNL chất lượng cao này đã có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

Nhưng nhìn chung thành phố vẫn chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ một cách hợp lý NNL chất lượng cao và như vậy chưa sử dụng hết những tri thức và kinh nghiệm quý báu của họ. Theo thống kê của Sở Nội vụ Hà Nội, trong 10 năm qua, đã có 1.080 thủ khoa được vinh danh nhưng mới có 107 thủ khoa làm việc cho các cơ quan của thành phố, chỉ chiếm chưa đầy 10%, có thủ khoa rất chật vật khi đi xin việc làm và cũng có không ít thủ khoa sau một thời gian làm việc tại các cơ quan hành chính đã nghỉ việc chuyển sang làm cho các doanh nghiệp do lương thấp, không đảm bảo cuộc sống và cơ hội thăng tiến khá khó khăn.

Do đó, Hà Nội cần phải đề ra được chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, có cơ chế chính sách thực sự hấp dẫn cả vật chất lẫn tinh thần bao gồm từ tuyển dụng, bố trí, sử dụng dến chính sách tiền lương, chính sách đề bạt, giao trọng trách, chính sách nhà ở trên cơ sở học tập kinh nghiêm của các nước ASEAN như Singapor, Malaysia, Thái Lan; kinh nghiệm của một số địa phương trong nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bà Rịa- Vũng Tàu và áp dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của mình nhằm thu hút những

người hiền tài đem hết tri thức và kinh nghiệm mà họ có vào phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Yên Bái trong phát triển nguồn nhân lực.

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về phát triển nguồn nhân lực, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển NNL của tỉnh Yên Bái như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài hc th nht, coi giáo dc-đào to đóng vai trò quyết định trong quá trình phát trin ngun nhân lc.

Với các địa phương có xuất phát điểm thấp, với lực lượng lao động đông, trẻ và rẻ, đều nhận thức sâu sắc rằng, muốn nâng cao mức sống, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thì chỉ có một con đường duy nhất là tập trung vào giáo dục-đào tạo để địa phương trở thành một xã hội có học vấn cao.

Cần tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo, bên cạnh tăng cường ngân sách Nhà nước nguồn lực đầu tư được huy động từ nhiều phía (ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, đóng góp của cha mẹ học sinh và người học, của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội) dưới các hình thức: tài trợ, lập quĩ hay cơ sở đào tạo, nộp thuế đào tạo nguồn nhân lực… Thực hiện xã hội hóa giáo dục, đây là xu hướng phát triển hiện nay, xã hội hóa giáo dục chính là công cụ để tạo ra cơ hội tiếp cận với giáo dục cho mọi người và huy động sự đóng góp của họ cùng với ngân sách nhà nước nhằm đầu tư nhiều hơn cho giáo dục - đào tạo và tiến tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Gia tăng qui mô và chất lượng giáo dục đại học trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ, bên cạnh phát triển hệ thống đào tạo nghề. Kinh nghiệm của các tỉnh và thành phố phát triển cho thấy, trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, nhu cầu về lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với công nhân kỹ thuật lành nghề là rất lớn so với các lĩnh vực khác. Địa phương cần quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên và có những chính sách khuyến khích sự tham gia tích cực của họ trong sự nghiệp giáo dục. Cần phải có các chính sách cải thiện đời

sống và điều kiện làm việc cho giáo viên, như: cải tiến chế độ tiền lương, xây dựng nhà ở, cư xá giáo viên, áp dụng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với những giáo viên là giáo sư, tiến sỹ… nhằm giúp họ yên tâm gắn bó với nghề và kích thích sự đầu tư, cống hiến của họ cho giáo dục. Ban hành chính sách khuyến khích và chế độ khen thưởng đối với những giáo viên thực sự có năng lực và tâm huyết với nghề.

Bài hc th hai, phát trin ngun nhân lc da trên nn tng các giá tr

văn hóa truyn thng và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loi.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của cần hướng tới việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời, mạnh dạn tiếp thu các giá trị văn minh tiến bộ của nhân loại trong quá trình cải cách mở cửa như: phổ cập tiếng Anh, tiếp thu công nghệ cùng với văn hóa trong kinh doanh, quản lý, lối sống… Chính sự kết

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 37)