nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức”.
1.2.3. Trình độ phát triển khoa học công nghệ.
Cơ cấu nòng cốt của đội ngũ lao động là đội ngũ trí thức, với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực khoa học-công nghệ, quản lý kinh tế-xã hội…là lực lương nòng cốt trong nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cũng chính từ đội ngũ này mà đào tạo, bồi dưỡng thu hút các tài năng trẻ, tạo nên một thế hệ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học giỏi và những cán bộ có năng lực công nghệ giỏi cho sự nghiệp CNH-HĐH. Việt Nam đang diễn ra quá trình đổi mới khoa học, công nghệ. Quá trình này diễn ra rộng khắp, từ các doanh nghiệp, các ngành, địa phương và chính quá trình này kéo theo sự đổi mới về nguồn nhân lực. Trong lịch sử phát triển của loài người, bao giờ các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ cũng dẫn đến sự biến đổi có tính cách mạng, sự biến đổi về chất của lực lượng sản xuất xã hội; trong đó con người là một thành phần chủ chốt của lực lượng sản xuất ấy. Trường hợp của Việt Nam cũng thế, sự đổi mới khoa học công nghệ đang và sẽ tác động ngày càng mạnh đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.2.4. Phát triển dân số có kế hoạch tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. nhân lực.
Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP phải ít nhất là 3% thì mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế-xã hội bình thường, tức là theo
đó có đủ sản phẩm và dịch vụ ở mức cần thiết để đảm bảo duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm và mức sống như hiện tại .
Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2005-2010 chúng ta đã tạo việc làm cho khoảng 5,5 triệu người, bình quân hằng năm khoảng 1,1 triệu người; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 1,02%, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm 2,5% so với cuối năm 2005 (xem bảng 1.3)
Bảng 1.3: So sánh một số chỉ tiêu của năm 2005 và năm 2010
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 So sánh
2010/ 2005
1 Lực lượng lao động Nghìn người 44.904 50.393 +5.489 2 Lao động ở thành thị (tỷ trọng) Nghìn người (%) 11.461 25,5 14.107 28 +2.646 (+2,5) 3 Lao động nông thôn Tỷ trọng Nghìn người (%) 33.443 74,5 36.286 72 +2.843 (- 2,5) 4 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,31 4,29 - 1,02
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Cũng theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến năm 2020 dân số nước ta sẽ đạt mức trên 96 triêụ người trong đó dân số trong độ tuổi lao động đạt trên 63 triệu người (chiếm 65,5%). Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết trong khi đó chất lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượng lao động bất hợp lý.
Bảng 1.4: Mức gia tăng về dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam đến năm 2020 Đơn vị tính: nghìn người Số người vào tuổi lao động Số người ra khỏi tuổi lao động Tổng số người trong tuổi lao động tăng thêm 1995 1.632,5 384,2 1.248,3 2000 1.747,7 356,9 1.390,8 2005 1.812,4 369,9 1.442,5 2010 1.879,9 491,6 1.388,3 2020 1.862,9 892,0 970,9
Nguồn: Quỹ dân số Liên hợp quốc-Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong khi đó, thị trường lao động chưa phát triển, chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẩn liên quan đến giải quyết việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động, hay nói chung hơn là phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước. Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu là chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng dân số để có được quy mô và cơ cấu dân số hài hòa nhất, vì sự phát triển bền vững của đất nước.