Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 57)

Dân số và nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sự thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Trong những năm qua cùng với sự phát triển về kinh tế-xã hội, tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt công tác kế hoạch và gia đình, tuyên truyền giáo dục vận động nhân dân, cùng với thực hiện tốt công tác truyền thông dân số cho nên đã hạn chế được tốc độ gia tăng dân số, giảm sinh có hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm đã giảm từ 1,301% năm 2005 còn 1,254% năm 2011. Tỷ suất sinh thô vẫn dao động trong khoảng hơn 1,9% và tỷ lệ tăng dân số là 0,98%. Đây là một trong những nhân tố quyết định đối với nguồn nhân lực của tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội.

So sánh giữa tỷ suất sinh và tỉ lệ chết thô thì tỷ suất sinh của năm 2005 là 1,881% nếu so với năm 2011 là 1,940% tỷ lệ đó cho thấy tỷ suất sinh không giảm. Tuy nhiên, điều lo ngại ở chỗ nếu năm 2005 tỷ lệ chết thô chỉ 0,58% thì năm 2011 tỷ lệ này là 0,686%, chỉ số này liên quan đến chỉ số HDI, tuổi thọ bình quân mà tỉnh

cần quan tâm giải quyết và đặc biệt phát triển nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới.

Bảng 2.5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2005-2011

Chỉ tiêu 2005 2009 2010 2011 Dân số trung bình (người) 719.497 743.880 751.286 758.647 Tỷ suất sinh(%) 1,881 1,921 1,980 1,940 Tỷ lệ chết(%) 0,580 0,640 0,670 0,686 Tỷ lệ tăng tự nhiên(%) 1,301 1,281 1,310 1,254 Tỷ lệ tăng dân số % 0,85 0,86 1,00 0,98

Nguồn: Niên giám thống kê Yên Bái 2012. Cục thống kê Yên Bái.

Bảng 2.6: Dân số và giới tính tỉnh Yên Bái giai đoạn 2000 - 2010.

Đơn vị tính: Nghìn người Đơn vị hành chính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ A 1 2 3 4 5 6 Toàn quốc 77.635,4 39.469,0 83.130,6 42.260,1 86.927,7 43.937 Vùng trung du miền núi phía Bắc 10.204,8 5.139,9 10.838,6 5.465,5 11.169,3 5.596,8 Yên Bái 693,16 352,18 719,50 360,203 751,29 379,82 So với cả nước (%) 0,89 0,89 0,87 0,85 0,86 0,86 So với Vùng trung du miền núi phía Bắc (%) 6,79 6,85 6,64 6,59 6,73 6,79

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 Tổng số 719.497 743.880 751.286 758.647 Nam 359.294 371.789 375.659 378.824 Nữ 360.203 372.091 375.627 379.823 2005 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dân số phân theo giới tính

Bảng cơ cấu dân số phân theo giới tính trên đây cho thấy: tỷ lệ nữ qua các năm cao hơn nam không đáng kể và tỷ lệ này có khuynh hướng dần tiến đến cân bằng giới. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 Tổng số 719.497 743.880 751.286 758.647 Thành thị 141.370 144.631 146.655 148.284 Nông thôn 578.127 599.249 604.631 610.363 2005 2009 2010 2011

Trong những năm qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước, ở một số tỉnh diễn ra khá nhanh, song xu thế này ở Yên Bái diễn ra chậm hơn so với các tỉnh khác. Năm 2005, dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 80,75%, nhưng từ khi bắt đầu đô thị hóa, một số khu vực được đầu tư, nâng lên thành thị, cơ cấu dân số có sự thay đổi song sự thay đổi đó còn chậm, năm 2005 dân số sống ở thành thị là 19,25% đến năm 2011 tăng lên là 19,55%.

Số liệu trên cho thấy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn rất cao. Vì vậy trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội phải tạo ra những ngành nghề mới để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, trên cơ sở phát huy thế mạnh của tỉnh Yên Bái nhất là khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Bảng 2.7: Tốc độ tăng nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái.

Chỉ tiêu 2001 2005 2010 Tăng trưởng

trung bình 2006- 2010 (%/năm)

Dân số trung bình (người) 694.092 719.497 751.286 0,89 Dân số trong độ tuổi lao

động (người)

377.239 429.108 480.234 2,10

Tỷ lệ so với dân số 54,35 59,64 63,87

Lực lượng lao động trong

độ tuổi lao động (người) 360.548 382.916 414.153 1,58

Tỷ lệ so với dân số 51,95 53,22 55,08

Nguồn: Số liệu thống kê lao động-việc làm 2005-2011 .

Tốc độ tăng lực lượng lao động trung bình của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005-2010 là 1,58% tốc độ tăng trung bình dân số trong cùng giai đoạn là 0,89%.

Như đã phân tích ở trên, lực lượng lao động được xem như là nguồn nhân lực của tỉnh là đồng nghĩa với dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế. Với cơ cấu dân số của tỉnh hiện nay là cơ cấu dân số vàng (63,87% dân số trong độ tuổi lao động- năm 2010) nên Yên Bái có một lực lượng lao động trẻ hùng hậu, về lý thuyết, một khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất , tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai.

Bảng 2.8: Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi của tỉnh Yên Bái.

Đơn vị tính: 1.000 người

Nhóm tuổi

Yên Bái Trung du miền núi

phía Bắc Cả nước Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 15-24 114,19 27,57 2.221,90 29,31 16.640,80 28,37 25-34 120,15 29,01 1.820,50 24,02 14.404,70 24,56 35-44 100,10 24,18 1.534,60 20,25 12.541,70 21,38 45-54 71,87 17,36 1.237,90 16,33 10.029,20 17,10 55-60 7,84 1,90 764,60 10,09 5.037,10 8,59 Tổng số: 414,15 100,00 7.579,50 100,00 58.653,50 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo điều tra Lao động - việc làm năm 2011

Ta có thể nhận thấy: tỷ lệ lực lượng lao động tập trung nhiều nhất là ở nhóm từ 15 đến 24 tuổi (27,57%), từ 25 đến 34 tuổi (39,01%). Nhìn chung trong độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi tham gia lao động nhiều hơn các nhóm tuổi khác.

Tỷ lệ lực lượng lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị tỷ lệ thuận với dân số, khu vực nông thôn lao động trong độ tuổi chiếm 83,05%, còn khu

vực thành thị chỉ chiếm 16,95%. Tuy nhiên năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất thấp. Vì vậy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn phải chuyển dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các ngành khác là rất lớn. Đây là bài toán cần có lời giải đối với các tỉnh có tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.

0 100000 200000 300000 400000 500000 Tổng số 480234 Thành thị 70179 Nông thôn 410055

Biểu đồ 2.4: Dân số trong độ tuổi phân theo nhóm khu vực thành thị và nông thôn năm 2010.

2.2.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 2.2.2.1. Mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông: 2.2.2.1. Mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông:

Những năm gần đây, hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh Yên Bái đã tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, mạng lưới trường lớp các ngành học, bậc học được quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn, thu hút tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, từng bước tiến tới xã hội học tập.

Đội ngũ giáo viên tăng từ 8.615 năm học 2009 - 2010 lên 8.883 người năm 2011 – 2012, trong khi đó số lượng học sinh phổ thông không những không tăng mà có phần giảm xuống, điều đó chứng tỏ ngành giáo dục đang đi vào chiều sâu, với mục tiêu giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp và tăng tỷ lệ giáo viên so với học

sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các em trong độ tuổi đến trường đều có thể đi học. Cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng tốt hơn, các trang thiết bị đầy đủ hơn đảm bảo trong công tác dạy và học tốt hơn.

Bảng 2.9: Hệ thống trường lớp, giáo viên phổ thông của Yên Bái.

STT Chỉ tiêu Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012

1 Trường học phổ thông (trường) 382 382 381 2 Lớp học phổ thông (lớp) 4.889 4.897 4.951 3 Giáo viên phổ thông (người) 8.615 8.609 8.883 4 Học sinh phổ thông (Học sinh) 133.357 132.061 132.478 5 Số học sinh phổ thông/ giáo viên 15,48 15,34 14,91

Nguồn: Niên giám thống kê 2012.

Tỉnh đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, duy trì kết quả và nâng cao chất lượng, đến năm 2007 tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, năm 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, hệ thống giáo dục ngoài công lập cũng được quan tâm phát triển.

Tuy nhiên, hệ thống cấp học, trường lớp trong tỉnh phân bố chưa đều chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã và các huyện vùng thấp, còn ở một số huyện vùng cao mạng lưới trường còn thưa. Học sinh đi học còn quá xa nhà, tình trạng học sinh bỏ học ở các huyện còn nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: đời sống kinh tế khó khăn, hệ thống trường lớp chưa đảm bảo…

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ giáo viên của tỉnh nhìn chung đáp ứng được yêu cầu giáo dục đào tạo ở các bậc học phổ thông, song chất lượng còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất trường lớp chưa tương xứng với yêu cầu

phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội.

2.2.2.2. Mạng lưới cơ sởđào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề:

Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt, Yên Bái cũng không phải là tỉnh ngoại lệ. Mặc dù Yên Bái chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn đã tăng cường hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là thành phố Hà Nội để đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Bảng 2.10: Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề

STT Chỉ tiêu Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 1

Trung học chuyên nghiệp

Số trường 4 3 4 Số giáo viên 159 123 124 Số học sinh 1.835 1.933 3.608 Số học sinh tốt nghiệp 849 655 1.892 2 Cao đẳng - Đại học Số trường 2 4 4 Số giáo viên 114 259 253 Số học sinh 1.415 2.384 3.019 Số học sinh tốt nghiệp 581 586 564

(i) Đào tạo chuyên nghiệp:

Toàn tỉnh có 5 trường chuyên nghiệp gồm 3 trường trung cấp (trung cấp Kinh tế-Kỹ thuật, Trung cấp Thể dục-Thể thao, Trung cấp Y tế) và 2 trường cao đẳng (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Văn hoá-Nghệ thuật và Du lịch); chưa có trường đại học. Các trường phân bố không đồng đều, tập trung toàn bộ tại thành phố Yên Bái.

Ngoài ra, còn có 14 cơ sở khác gồm: 11 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp dạy nghề cấp tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; trường Chính trị tỉnh; trường Cao đẳng nghề Yên Bái và trường Cao đẳng nghề Âu Lạc có tham gia đào tạo chuyên nghiệp, nhưng chủ yếu là đào tạo hệ vừa học vừa làm một số ngành nghề cơ bản.

Năng lực đào tạo chính quy năm 2010 là 9.250 học sinh, sinh viên (4.500 cao đẳng, 4.750 trung cấp). Bên cạnh việc đào tạo hệ chính quy, các trường còn liên kết đào tạo giáo dục thường xuyên với các cơ sở đào tạo khu vực phía Bắc, quy mô liên kết đào tạo hàng năm khoảng 700 - 800 sinh viên cao đẳng, 1.000-1.200 sinh viên đại học. Hàng năm, tỉnh còn có số học sinh, sinh viên thực tế đang đào tạo tại các trường chuyên nghiệp trong cả nước là 3.000 học sinh, sinh viên.

Kết quả đào tạo: Học sinh tốt nghiệp các cấp trình độ đào tạo năm 2010 2.339 người, trong đó: Trung cấp chuyên nghiệp 881 người; Đại học, cao đẳng 1.458 người.

Về ngành đào tạo hiện nay, các trường đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: đào tạo giáo viên (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), nông lâm nghiệp, kế toán, văn hóa-nghệ thuật, du lịch, y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, đối với các ngành hiện nay tỉnh đang thiếu nhân lực lại chưa tổ chức giảng dạy được hoặc có ít người theo học như: Chế biến nông sản, khoáng sản, công nghệ sinh học, môi trường, sản xuất các sản phẩm công nghiệp và một số ngành kỹ thuật khác, trong khi đó một số ngành lại có nhiều đơn vị cùng tổ chức

liên kết đào tạo như: Luật, kế toán... dẫn đến sự mất cân bằng trong các ngành nghề đào tạo và lao động.

(ii) Đào tạo nghề:

Đến nay, toàn tỉnh có 22 cơ sở dạy nghề gồm: 02 trường cao đẳng nghề (01 tư thục); 01 trường trung cấp nghề; 02 trường trung cấp chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề; 10 trung tâm dạy nghề (02 tư thục) và 7 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các doanh nghiệp, các cơ sở khác trong việc tổ chức đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho lao động của tỉnh. Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô dào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm.

Như vậy so với năm 2001, toàn tỉnh có 4 cơ sở dạy nghề, có duy nhất một trường công nhân kỹ thuật đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành kinh tế thì đến nay số lượng cơ sở dạy nghề đã tăng trên 5 lần, điều đó cho thấy sự phát triển mạnh về mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh, với số lượng cơ cấu hệ thống trường, trung tâm dạy nghề ngày càng được củng cố, hoàn thiện góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy nghề của địa phương.

Quy mô đào tạo hàng năm: Trình độ cao đẳng nghề: 2.340 học sinh/năm; trình độ trung cấp nghề: 2.580 học sinh/năm; trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn: 11.300 học sinh/năm.

Trong những năm qua mạng lưới đào tạo của tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Trường Trung cấp nghề lên Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung học y tế lên Trường cao đẳng y tế... và bước đầu đang xúc tiến xây dựng Phân hiệu Đại học Thái nguyên tại Yên Bái.

Về kinh phí đào tạo nhân lực: Tổng kinh phí năm 2010 thực hiện là 1.013,1 tỷ đồng, chiếm 24,1% tổng chi ngân sách địa phương, chia ra: sự nghiệp giáo dục và đào tạo 980 tỷ đồng; đào tạo nghề 27,2 tỷ đồng; đào tạo cán bộ công chức 5,9 tỷ

đồng. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của tỉnh.

Con số thống kê về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, Trong thời kỳ 2001 - 2010, số lao động được đào tạo nghề là 57.428 người, trong đó: trình độ cao đẳng nghề là 1.826 người (chiếm 3,18%); trình độ trung cấp nghề (hệ dài hạn cũ) 6.592 người (chiếm 11,48%); trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn 49.011 người (chiếm 85,34%). Đào tạo các nghề lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 27,2%, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông chiếm 65% và lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 7,8% tổng số. Đây là chưa kể đến số sinh viên đi học tập ở ngoài tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh.

Chỉ tính riêng năm 2010, tỉnh Yên Bái đã đào tạo 10.096 người, trong đó cao

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 57)