Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 80)

2.3.1. Những thành tựu về phát triển nguồn nhân lực.

Cùng với xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, quá trình CNH-HĐH, hội nhập kinh tế, nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Nhìn chung nguồn nhân lực Yên Bái trong những năm gần đây bước đầu đã có những thay đổi, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Cơ cấu lao động dần dần dịch chuyển theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng số lượng lao động ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp và xây dựng cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, số người từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp tiểu học tăng, số lao động qua các lớp dạy nghề, đào tạo nghề tăng. Lực lượng cán bộ công nhân viên nhà nước cũng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận và trình độ chuyên môn sau đại học tăng nhanh.

Đời sống, văn hóa, xã hội của người dân được cải thiện, hầu hết người dân được tiếp cận rộng rãi các dịch vụ công cộng như trường học, văn hóa, văn hóa, y tế…. phương tiện thông tin đại chúng. Số trường lớp, cơ sở y tế phường xã tăng lên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái.

Nguồn lao động của tỉnh Yên Bái tương đối dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, có ý thức học hỏi, chịu khó cần cù lao động. Công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm qua đã từng bước gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường lao động.

Hệ thống cơ sở đào tạo được đầu tư cả về số lượng và quy mô đào tạo, giáo viên, trong đó số cơ sở dạy nghề công lập tăng nhanh, chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao. Công tác đào tạo đã được xã hội hoá, huy động được nhiều nguồn lực, trong đó có sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp và người học.

2.3.2. Những thách thức, tồn tại.

(i) Những thách thức:

Mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế song hiện tại điều kiện phát triển còn khó khăn, nhất là cơ sở hạ tầng, cách xa các trung tâm đô thị lớn, vì vậy vấn đề thu hút lực lượng lao động chất lượng cao rất khó, xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, số con em của địa phương thi đỗ vào các trường đại học tại các thành phố lớn sau khi ra trường không quay về Tỉnh làm việc.

Trình độ văn hoá của lao động trong độ tuổi còn thấp (tỷ lệ lao động không biết chữ còn 12,7%, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 22,24%), do đó chưa đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra trong việc đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, các đơn vị sự nghiệp và trên 50% thuộc lĩnh vực giáo dục y tế. Trong khi đó một số ngành có lực lượng lao động đông đảo và có thế mạnh tỉnh như chế biến nông lâm nghiệp, thủy sản, du lịch còn rất ít.

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề còn chồng chéo và trùng lắp, đào tạo chưa gắn bó với nhu cầu của thị trường sức lao động, nên hiệu quả chưa cao; phần lớn các doanh nghiệp chưa có trách nhiệm cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước (cả nước đạt 40%); trình độ đào tạo chủ yếu là ở bậc thấp (dạy nghề dưới 3 tháng và sơ cấp nghề chiếm 47,4% tổng số lao động qua đào tạo). Tỷ lệ lao động là người dân tộc tham gia học nghề nói riêng và chuyên nghiệp nói chung còn thấp, chưa tương xứng với tỷ lệ dân số. Đào tạo nghề dài hạn chiếm tỷ lệ thấp (14,66%). Thực tế đó đặt ra câu hỏi, cần có quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn

nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực mới, đáp ứng kịp theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm tiến kịp với các tỉnh bạn trong cả nước và khu vực. So với các tỉnh trong khu vực, dân số Yên Bái tương đối đông song chưa có trường đại học, chưa chủ động trong lĩnh vực đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao. Đây là một khó khăn trong phát triển NNL để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

(ii) Những tồn tại:

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành một tỉnh phát triển trong tương lai, NNL Yên Bái còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, cung về sức lao động vượt quá cầu trong thị trường lao động: trong lĩnh vực lao động - việc làm, ở Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng, cung về sức lao động vượt quá cầu trong thị trường lao động. Hàng năm số người đến tuổi lao động tăng lên trong khi đó thị trường lao động chưa thật sự đa dạng, nên tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn cao.

Thứ hai, lực lượng lao động có dân trí thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật: xuất phát điểm là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, sản lượng nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nên phần lớn lực lượng lao động có dân trí thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Sự phát triển kinh tế của Yên Bái cùng với tiến trình đô thị hóa, nhiều ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ, du lịch, công nghiệp… ngày càng phát triển, đòi hỏi lực lượng có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất tác phong công nghiệp… Trong khi đó hệ thống định hướng nghề nghiệp, đào tạo và đào tạo lại không theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu của Yên Bái. Cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn tăng chậm so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu hụt so với nhu cầu, nguồn nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh vừa thiếu vừa yếu. Chưa có giải pháp hữu hiệu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có những chuyên gia đầu ngành và những cán bộ kỹ thuật giỏi, có tâm huyết, nhiệt tình đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Thứ tư, có sự bất hợp lý về nhiều mặt trong cơ cấu lao động như việc phân bố lực lượng, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo và bố trí sử dụng. Hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm hiệu quả còn thấp, đặc biệt tư vấn về lựa chọn ngành nghề đào tạo, tư vấn tìm việc sau đào tạo; các thông tin về thị trường lao động.

Thứ năm, năng lực điều hành, quản lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước chưa theo kịp tình hình phát triển mới, một số ít cán bộ quản lý tư duy chậm đổi mới làm cản trở công cuộc đổi mới. Về mặt chuyên môn, một bộ phận lớn đội ngũ cán bộ công chức viên chức chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi còn thiếu so với yêu cầu phát triển của tỉnh.

Thứ sáu, công tác quy hoạch đào tạo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức viên chức các cấp, nhất là cấp xã, phường chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

(iii) Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trên:

Một là, do cơ cấu đào tạo hiện nay của Yên Bái còn bất hợp lý giữa các bậc, ngành đào tạo. Yên Bái hiện có 26 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề (23 cơ sở công lập; 03 cơ sở ngoài công lập). Trong đó có 4 trường cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề; hệ thống các trường đào tạo các ngành kinh tế, xã hội nhiều hơn các ngành kỹ thuật. Sự bất hợp lý này dẫn đến số lượng sinh viên các ngành kinh tế - xã hội lại thừa quá nhiều mà các ngành kỹ thuật lại quá ít, đây là nghịch lý so với nhu cầu xã hội và tình trạng sinh viên ra trường không xin được việc làm và phải làm việc trái nghề. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý, xét trên trình độ đào tạo thì hiện nay tỉnh Yên Bái đang ở tình trạng “thừa thầy,

thiếu thợ”. Tỷ trọng người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là 1 cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề và công nhân kỹ thuật thì ở tỉnh Yên Bái các tỷ số tương ứng là 1/0,82/3,26.

Hai là, chi ngân sách đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, khoa học công nghệ chưa tương xứng trước yêu cầu phát triển. Các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề còn ít, tỉnh chưa có trường đại học nên việc đào tạo lao động trình độ bậc cao phụ thuộc rất nhiều vào các cơ sở bên ngoài tỉnh, chi phí rất tốn kém. Các cơ sở đào tạo của tỉnh còn thiếu và yếu về cơ sở vật chất, giáo viên nên chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực.

Ba là, sự chuyển dịch cơ cấu lao động các ngành đòi hỏi lao động kỹ thuật cao chậm hơn nhiều so với cơ cấu kinh tế ngành nên tạo ra một lượng lao động dư thừa ngành này, thiếu ngành khác nên việc làm trái nghề không qua đào tạo lại làm hạn chế hiệu quả sản xuất và lãng phí ngân sách nhà nước và xã hội. Mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên, song nếu so với mặt bằng chung của cả nước và so với thực tế ở nhiều địa phương khác trong khu vực thì nhân lực Yên Bái còn có nhiều hạn chế: Lao động trong độ tuổi là người dân tộc đông, nhưng tham gia vào nền kinh tế thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, trình độ đào tạo chủ yếu là ở bậc thấp như bồi dưỡng nghề và sơ cấp nghề, chưa có nhiều thợ bậc cao, thợ lành nghề; thiếu cán bộ có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ, đặc biệt trong các ngành chuyên môn sâu như y tế, giáo dục, công nghiệp, xây dựng, giao thông,....

Bốn là, chính sách tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực KHCN còn bất hợp lý, đời sống chật vật, điều kiện môi trường làm việc khó khăn nên không ít cán bộ không chưa tận tâm với công việc một số chuyển sang công tác ở lĩnh vực khác, hoặc bỏ nghề, ra làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân.

Năm là, sự yếu kém từ chính ngay đội ngũ nghiên cứu khoa học, giáo viên ở các trường cao đẳng, trung cấp nghề cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Sáu là, sự hạn chế trong công tác quản lý nguồn nhân lực, Yên Bái chưa có quy hoạch rõ ràng và chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân tài chưa thiết thực làm triệt tiêu động lực phát triển của nguồn nhân lực. Việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa có sự phân cấp rõ ràng mỗi ngành, mỗi bộ phận quản lý riêng mà chưa có ngành nắm chung toàn bộ nguồn nhân lực từ đó đề xuất phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp. Việc “chảy máu chất xám” cũng cần được quan tâm giải quyết.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIM VÀ CÁC GII PHÁP

PHÁT TRIN NGUN NHÂN LC TNH YÊN BÁI

ĐẾN NĂM 2020

3.1. Dự báo những nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

3.1.1. Các nhân tố bên ngoài.

- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng cao trong các năm tới. Nhu cầu sử dụng nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, do vậy phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trường lao động trong điều kiện mới.

- Việt Nam đang thực hiện chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế và tái cấu trúc lại các loại hình doanh nghiệp một cách hợp lý hơn để thích ứng với điều kiện kinh tế đầy biến động của kinh tế thế giới, sự phát triển của kinh tế tri thức. Do đó việc không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới. Quá trình tái cấu trúc có tác động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chính xác cao, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.... Đồng thời, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và công nghiệp hoá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta sau khủng khoảng sẽ được thúc đẩy trên bình diện quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm. Trong đó, chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp là chủ yếu; chuyển sang các ngành, lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ phải thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng, đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

phục hồi dần, các thị trường cho hoạt động xuất, nhập khẩu được mở rộng. Khả năng hội nhập, kết nối nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và toàn cầu càng chặt chẽ và toàn diện. Vị thế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành và nền kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên các yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực của các ngành sản xuất, kinh doanh hướng vào xuất khẩu và nhân lực cho xuất khẩu lao động đòi hỏi phải được cải thiện nhanh chóng.

- Sự hội nhập kinh tế sâu sắc của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đang dẫn tới sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn vào dịch vụ và công nghiệp, vào những ngành có giá trị xuất nhập khẩu lớn, tốc độc xuất khẩu nhanh. Đồng thời nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ. Với tư cách là một loại chi phí đầu vào có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chất lượng hàng hoá dịch vụ, yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này thì Việt Nam sẽ mất dần đi lợi thế cạnh tranh của mình, sẽ chỉ là nơi gia công cho các nước khác. Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới cũng sẽ dẫn tới việc gia tăng số người thất nghiệp, từ đó dẫn đến những bất ổn về an sinh xã hội. Do đó, đối phó với khủng khoảng theo hướng tích cực là tập trung vào tái tạo lại nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu suất lao động về lâu dài thông qua các biện pháp như đầu tư vào kỹ năng của lực lượng lao động, vào nghiên cứu và phát triển và các biện pháp khác để nâng cao chất lượng lao động.

- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của các nền kinh tế phát triển có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, các máy móc thiết bị hiện đại, tự

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)