Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 27)

Sức khỏe tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thể phát triển tăng lên, người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi làm việc. Việc

nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những người khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần; được trang bị những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trường và hệ thống y tế. Nếu như có đầu tư về y tế tốt thì sẽ đảm bảo sức khỏe cho nguồn nhân lực. Theo báo cáo của UNDP năm 2010, so với mức bình quân trên thế giới thì tuổi thọ người Việt Nam cao hơn 5,7 năm. Tổng các nguồn lực đầu tư hằng năm cho chăm sóc sức khỏe người dân của ta vẫn còn thấp đạt 183 USD/người, mới bằng 4,33% so với các nước phát triển (4.222 USD/người) do vậy đã đến lúc chúng ta phải xác định việc đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển.

Ngoài những yếu tố về giáo dục và y tế thì chất lượng NNL còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người liên quan đến môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức lao động, tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Truyền thống lịch sử và nền văn hóa của một quốc gia cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng đồng dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động.

1.2.6. Sự tác động của các chính sách vĩ mô của Nhà nước tới chất lượng nguồn nhân lực.

Có thể nói chính sách vĩ mô của Nhà nước có tác động quan trọng tới việc nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt là các chính sách kinh tế-xã hội như:

(i) Chính sách phát triển dân số: Bao gồm các chính sách về truyền thông dân số, các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là các chương trình truyền thông dân số ở các khu vực vùng sâu, vùng xa... Các chính sách kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình đã góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số và mức sinh, làm chậm lại tốc độ tăng nguồn lao động.

- Chính sách phát triển giáo dục cơ bản: tạo nền móng ban đầu, là tiền đề cần thiết cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực và là một nhân tố cơ bản của phát triển NNL. Vì vậy, việc đánh giá phát triển NNL của một quốc gia, trước hết người ta dựa vào trình độ phát triển giáo dục phổ thông (tỷ lệ người biết chữ, trình độ phổ cập giáo dục- số năm giáo dục bắt buộc, tỷ lệ đi học của trẻ em trong các nhóm tuổi của mỗi cấp học…).

- Chính sách phát triển đào tạo NNL (phát triển kỹ năng) bao gồm chính sách về quy mô đào tạo, chính sách về cơ cấu đào tạo, chính sách tài chính trong phát triển đào tạo NNL.(bao gồm cả giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề, và trong sản xuất...). Đây là hệ thống chính sách mang tính chất chiến lược dài hạn có tác động lớn đến chất lượng, trình độ NNL của một đất nước, của một địa phương.

(iii) Chính sách bảo vệ và tăng cường thể lực NNL:

Đó là những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người dân, nhằm tạo dựng nên những thế hệ người Việt Nam cân đối, cường tráng, góp phần phát triển nguồn nhân lực có thể lực tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người và thực hiện công cuộc CNH-HĐH.

(iv) Chính sách thu hút và sử dụng NNL:

Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đến quá trình quản lý nguồn nhân lực, bao gồm chính sách về việc làm (chính sách đa dạng hóa việc làm, chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm, chính sách về cơ cấu việc làm); chính sách về thị trường lao động; chính sách khuyến khích tài năng…

(v) Chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp:

Chính sách về bảo hiểm xã hội, các điều kiện về lao động và đào tạo, luân chuyển lao động, quy định mức lương tối thiểu... là môi trường pháp lý để xử lý các mối quan hệ lao động xã hội, góp phần thúc đẩy nguồn nhân lực xã hội ngày một phát triển.

Vì các chính sách này đã tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình hình thành và phát triển NNL nói chung và NNL chất lượng cao nói riêng. Khi chính sách vĩ mô của nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thì nó thúc đẩy phát triển nâng cao chất lượng NNL, ngược lại nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm hoặc làm lãng phí và rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng NNL.

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

(i) Chỉ số phát triển con người (HDI).

Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, song chỉ số quan trọng nhất mà Tổ chức Liên Hiệp quốc đưa ra là chỉ số phát triển con người Human Development Index (HDI) để đo lường kết quả và đánh giá thành tựu phát triển con người. Đây là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia về con người. Chỉ số HDI được xây dựng với ba chỉ tiêu cơ bản là: tuổi thọ bình quân, số năm sống bình quân của mỗi người dân ở một quốc gia từ khi sinh ra đến khi chết (tuổi thọ bình quân); thành tựu giáo dục, được tính bằng trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình quân của mỗi người dân tính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí); mức thu nhập bình quân đầu người. Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:

Trong đó:

- HDI1: Chỉ số tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương "PPP";

- HDI2: Chỉ số học vấn được tính bằng cách bình quân hóa giữa chỉ số tỷ lệ người lớn biết chữ (dân cư từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết) với quyền số là 2/3 và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục (Phổ thông, trung học, cao đẳng, đại học...) với quyền số là 1/3;

- HDI3: Chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc sinh).

HDI nhận giá trị từ 0 đến 1. HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.

Công thức tính các chỉ số thành phần (HDI1, HDI2, HDI3) như sau:

Từng chỉ số về tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ đi học các cấp giáo dục được tính toán riêng biệt nhưng đều theo công thức khái quát sau đây:

ở đây: L- Tỷ lệ người lớn biết chữ hoặc tỷ lệ đi học các cấp.

ở đây: T- Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh.

Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính HDI được quy định như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị tối đa (max) Giá trị tối thiểu (min) Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

tính theo sức mua tương đương (PPP) USD 40.000 100

Tỷ lệ người lớn biết chữ % 100 0

Tỷ lệđi học các cấp % 100 0

Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh Năm 85 25 Theo con số thống kê được UNDP công bố năm 2010 Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bìnhchỉ số HDI của Việt Nam là 0,611 xếp thứ 113/169 quốc gia; đến năm 2011 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,728 xếp thứ 128/187 quốc gia; Theo báo cáo này, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng 11,8%. Trong đó, tăng trưởng về thu nhập đóng góp hơn một nửa (55,7%) trong mức tăng chỉ số này, trong khi những cải thiện về tuổi thọ và giáo dục chỉ góp phần tương ứng là 31,8% và 12,6%. Những năm qua Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến ấn tượng về tuổi thọ trung bình, tăng từ 65,6 tuổi vào năm 1990 lên 75,2 tuổi vào năm 2011; Nhưng trong lĩnh vực giáo dục, chi tiêu công cho giáo dục của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực, nhưng kết quả giáo dục lại kém hơn, biểu hiện ở số năm đi học thấp hơn hầu hết các nước. Trong 11 năm qua, số năm đến trường trung bình của người Việt Nam chỉ tăng một năm từ 4,5 lên 5,5 năm.

Trong khi đó tính trung bình ở Đông Á và Thái Bình Dương số năm đi học trung bình là 7,2 năm, Thái Lan có số năm đi học trung bình là 6,6 năm và Philippines là 8,9 năm. Do vậy Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa cao và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình, nếu không cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ kỹ năng một cách bền vững.

Ngoài chỉ số tổng hợp HDI, người ta còn dùng các hệ thống chỉ tiêu dưới đây để đánh giá trực tiếp các khía cạnh khác nhau sức khỏe, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực cũng như để thấy rõ nhân tố ảnh hưởng đến nó ở hiện tại và trong tương lai.

(ii)Chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ.

Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Hiến chương của Tổ chức y tế thế giới đã nêu: “ Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hay thương tật”. Sức khỏe vừa là mục đích, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một đòi hỏi hết sức chính đáng mà xã hội phải đảm bảo. Tình trạng sức khỏe được phản ánh bằng một hệ thống chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu tổng hợp như: Tuổi thọ bình quân, chiều cao trung bình của thanh niên, cân nặng. Các chỉ tiêu này đo lường thể lực chung và được xem như là một chỉ số của tình trạng kinh tế xã hội, vệ sinh xã hội và tình trạng sức khỏe của nhân dân.

Thứ hai, các chỉ tiêu y tế cơ bản, bao gồm: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ trẻ em đẻ dưới 2500g...

Thứ ba, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật: Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ mắc các bệnh có tiêm chủng, tỷ lệ chết so với người mắc các bệnh.

Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hoá được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tậo suốt đời của mỗi cá nhân và được đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu:

Thứ nhất, tỷ lệ dân số biết chữ là số % những người 10 tuổi trở lên có thể dọc viết và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài so với tổng dân số 10 tuổi trở lên. Phương pháp tính:

Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên =

Số người 10 tuổi trở lên biết chữ trong năm xác định

x 100 Tổng dân số 10 tuổi trở lên trong cùng năm

Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá trình độ văn hoá ở mức tối thiểu của một quốc gia. Các thống kê giáo dục trong nước và Thế giới hiện nay đều sử dụng chỉ tiêu này.

Thứ hai, số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên đo lường số năm trung bình một người dành cho học tập. Đây là một trong những chỉ tiêu được Liên hợp quốc sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia:

Phương pháp tính: A = ∑ i i ix a

Trong đó: A số năm đi học trung bình

ai các hệ số được chọn theo hệ thống giáo dục của mỗi vùng hoặc mỗi nước. xi % trình độ văn hoá theo hệ thống giáo dục tương đương.

Thứ ba, tỷ lệ đi học chung các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) được dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của các quốc gia.

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học biểu thị số % trẻ em học cấp tiểu học, dù tuổi của em này có thuộc độ tuổi cấp tiểu học hay không, trong tổng số dân số ở độ tuổi học tiểu học (6-10 tuổi). Tương tự như vậy đối với tỷ lệ đi học chung cấp THCS, trong đó độ tuổi học sinh đi học cấp này là 11 -14 tuổi và cấp THPT, độ tuổi học sinh đi học cấp học này là 15-17 tuổi.

Phương pháp tính: Tỷ lệđi học chung cấp

tiểu học (cấp I) =

Số học sinh cấp tiểu học trong năm xác định

x 100 Dân số trong độ tuổi cấp tiểu học trong cùng năm

Các cấp THCS và THPT tính tương tự.

Những chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ phát triển giáo dục của các quốc gia. Các chỉ tiêu này cũng dùng để xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục trong công tác kế hoạch.

Thứ tư, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học và trung học.

Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học biểu thị số % trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học, tức là những em từ 6 - 10 tuổi học cấp tiểu học trong tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học của dân số. Tương tự như vậy đối với các nhóm tuổi THCS và THPT . Phương pháp tính: Tỷ lệđi học đúng tuổi cấp tiểu học = Số học sinh cấp tiểu học từ 6-10 tuổi x 100 Dân số trong độ tuổi cấp tiểu học trong cùng năm

Các tỷ lệ cấp THCS và THPT tính tương tự.

Các chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của hệ thống giáo dục. Hệ thống giáo dục hiệu quả cao có tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cao vì tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học thấp, và ngược lại. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả trong giáo dục càng lớn, chi phí cho một học sinh hoàn thành cấp học thấp.

(iv) Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật ( CMKT ).

Trình độ CMKT là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động CMKT bao gồm những công nhân kỹ thuật (CNKT) từ bậc 3 trở lên (có hoặc không có bằng) cho tới những người có trình độ trên đại hoc. Họ được đào tạo trong các trường, lớp dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc không có bằng (đối với CNKT không bằng) song nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà có trình độ tương đương từ bậc 3 trở lên. Các tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Thứ nhất, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ CMKT của Quốc gia, của các vùng lãnh thổ. Là % số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc. TLVĐT = ∑L LV ĐT x 100 ∑LLV

TLVĐT: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động đang làm việc. LLVĐT: Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo.

LLV: Số lao động đang làm việc.

Thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho Quốc gia, vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh yên bái (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)