Phytoplasma xâm nhập vào mạch libe và gây ra hiện tượng biến vàng ở cây bệnh, có thể làm cho các bộ phận của hoa có cấu trúc giống như của lá, nó cũng có thể làm cho cánh hoa chuyển thành màu xanh do mất các sắc tố, lá cây thường có màu vàng do sự phá huỷ của chất diệp lục. Nhiều cây bị nhiễm Phytoplasma thường phát triển thành bụi do sự phát triển không bình thường, cây biến dạng, thấp lùn, còi cọc, ựốt thân, ngọn cành, ngọn chắnh rụt ngắn lại, mọc chồi phụ ở lóng thân, gốc (bệnh chồi cỏ, bệnh chổi rồng). Những cây bị nhiễm Phytoplasma sẽ phát triển nhiều chồi bên và tăng kắch thước của lóng, ựốt (Lee et al., 2000; Pracros et al., 2006).
1.3.6. Sự lan truyền bệnh do Phytoplasma
Phytoplasma không lan truyền qua tiếp xúc cơ học, qua dụng cụ chặt cành, hom, nó ựược lan truyền thông qua hom giống, qua chiết hay ghép mầm từ cây bị bệnh lên cây khoẻ (Christensen et al., 2005). Phytoplasma không truyền qua hạt giống, lan truyền trong tự nhiên nhờ một số loài rầy thuộc họ Cicadellidea và Fulgoridea theo kiểu bền vững.
Côn trùng môi giới thường chắch hút dịch cây bị bệnh mang Phytoplasma và xâm nhập vào cơ thể côn trùng thông qua kim hút, chúng di chuyển trong ựường ruột và ựược hấp thu vào máu, Phytoplasma sẽ tồn tại và nhân lên trong tuyến nước bọt, quá trình này thường mất khoảng 3 tuần. Thời gian từ khi Phytoplasma ựược hút bởi côn trùng và tắch lũy trong tuyến nước bọt ựến khi ựạt tới mức ựộ có thể lây nhiễm cho cây ựược gọi là giai ựoạn ủ bệnh trong cơ thể côn trùng. Sau khi Phytoplasma ựã ựược nhân lên về số lượng trong cơ thể côn trùng môi giới, chúng sẽ theo nước bọt lan truyền gây bệnh cho cây, thông qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ờ Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 sự chắch hút của côn trùng (Lee et al., 2000). Phổ cây ký chủ của Phytoplasma phụ thuộc rất lớn vào côn trùng môi giới cũng như khả năng qua ựông của chúng trong cơ thể côn trùng môi giới hoặc trong cây lưu niên (Chrsitensen et al., 2005).