Cách tiến hành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 54)

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

55

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt, nảy mầm”.

2. Dạy nội dung chính

* Ôn: trước, sau, trên, dưới của bản thân trẻ - Cô hỏi riêng từng trẻ:

+ Phía trước các con có gì? + Phía sau các con có gì? + Phía trên đầu các con có gì? + Dưới chân các con có gì?

- Chơi trò chơi: “Cái gì? Ở đâu?”

+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô giáo đứng ở giữa tay cầm một quả bóng. Khi cô gọi tên bất kỳ 1 vật nào trong lớp, bạn nào nhận được bóng cô tung sẽ phải dùng các từ: phía trên – phía dưới – phía trước – phía sau để trả lời về vị trí của đồ vật đó so với chính bản thân mình.

Ví dụ: Cô tung bóng cho trẻ A và hỏi: “Cái bàn ở phía nào của con?”.

* Dạy trẻ xác định trên – dưới – trước – sau của đối tượng khi có sự định hướng

- Cô đưa tranh có gắn củ cải và ông mặt trời, mây sau đó hỏi trẻ:

+ Cô có củ gì đây? + Phía trên củ cải có gì?

- Cô kể cho trẻ nghe chuyện: “Nhổ củ cải”. - Cô kể và đưa mô hình nhân vật ông:

- Trẻ chơi.

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô.

- Trẻ trả lời rồi tung bóng trở lại cho cô.

56

+ Củ cải ở phía nào của ông? + Ông có nhổ được củ cải không? + Ông nhờ ai?

- Cô đưa mô hình nhân vật bà ra và hỏi: + Bà đứng ở phía nào của ông?

+ Ông đứng ở phía nào của bà?

- Cô đưa lần lượt mô hình cháu gái, chó, mèo, chuột ra và hỏi trẻ tương tự.

3. Luyện tập

Cô dùng các câu hỏi định hướng về phía trên – dưới – trước – sau để hỏi trẻ:

Ví dụ: + Siêu thị lớp mình ở phía nào của cô? + Ti vi ở phía nào của bạn A?

* Trò chơi: “Giấu – tìm”

Cô chủ động giấu đi 1 vật và đề nghị trẻ đi tìm. Trong khi trẻ tìm, cô đưa ra những gợi ý nhẹ nhàng có sử dụng các từ chỉ vị trí trên, dưới, trước, sau…

VD: + Vật đó trên nóc 1 cái tủ trong góc phòng.

+ Vật đó ở dưới sàn… 4. Kết thúc

- Hát: Hoa trường em

- Khen ngợi và động viên trẻ

- Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi. - Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp.

57

Giáo án 3

Môn: Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán

Tên bài: Phân biệt hình tròn với hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác Chủ đề: Bản thân

Đối tượng: 4-5 tuổi Thời gian: 20-25 phút Số lượng: 20-25 trẻ

Người soạn: Giang Thị Thủy I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức

- Ôn về một số thuộc tính của hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác

- Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác qua đặc điểm về đường bao và lăn hình (hình lăn được, hình không lăn được, hình có góc hay không có góc…)

2. Kỹ năng

- Phát triển một số kỹ năng chung: chú ý, tư duy, trí nhớ… - Phát triển kỹ năng so sánh: so sánh hình tròn với 3 hình còn lại

- Phát triển ngôn ngữ: trẻ trả lời được đầy đủ các câu hỏi của cô, cung cấp thêm một số vốn từ mới: lăn được, không lăn được, có góc, không có góc… 3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia tiết học.

- Trẻ có ý thức giữ gìn, vệ sinh cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị

- Mỗi trẻ một bộ thẻ hình

- Bộ thẻ hình của cô có kích thước phù hợp - Rối tay

58

- Bài hát: Cháu vẽ ông mặt trời III: Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, vào bài

- Hát: Cháu vẽ ông mặt trời - Ông mặt trời có hình gì?

- Dùng rối tay ông mặt trời: Hôm nay ông mặt trời có gửi cho lớp mình một món quà. Chúng ta cùng xem ông mặt trời gởi gì nhé!

2. Dạy nội dung chính * Ôn

- Ông mặt trời gửi cho lớp mình 1 em bé thật ngộ nghĩnh. Các con quan sát xem em bé được ghép từ những hình gì? (Xếp hình 1 em bé từ các hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác)

- Hình tròn tạo thành bộ phận nào? Có bao nhiêu hình tròn? Đếm.

- Làm tương tự với hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác

- Các con hãy xếp thành hình một em bé cho cô và cả lớp cùng xem nào.

* Dạy bài mới

- Bây giờ cô và các con sẽ cùng chơi với những hình này nhé!

- Các con hãy sờ vào đường bao của hình tròn xem nó thế nào? Nó có lăn được không? Các

- Trẻ hát và vỗ tay. - Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ xếp hình.

59

con lăn hình cho cô xem nào.

- Các con thấy hình tam giác có lăn được không? Vì sao?

- Thế còn hình vuông và hình chữ nhật có lăn được không? Các con thử lăn xem. Vì sao chúng không lăn được?

- Vậy những hình nào lăn được, hình nào không lăn được?

- Hình tròn khác những hình còn lại ở điểm nào? => Hình tròn lăn được vì có đường bao cong. Còn hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác không lăn được vì có đường bao thẳng, có các góc, các cạnh.

* Củng cố

- Trò chơi: Ai giỏi hơn

+ Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội. Khi cô giơ 1 hình bất kỳ thì lần lượt từng đội sẽ nói đặc điểm của hình đó. Đội nào nói đúng và nói được nhiều hơn thì sẽ thắng. (lần lượt làm với 4 hình)

- Trò chơi: Tai ai thính

+ Cách chơi: Cô sẽ hát một bài hát và cả lớp sẽ làm theo yêu cầu của bài hát:

- Cô hát:

+ Mời các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào. Mời các bạn cùng giơ cao sao đúng cho hình tròn. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi. - Trẻ chơi.

60

+ 1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4. Có 4 cạnh bằng nhau, hãy đoán xem hình gì?

+ Mời các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào. Mời các bạn cùng giơ cao đây chính là hình gì? (hình chữ nhật)

+ Mời các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào. Hình 3 cạnh thật xinh xinh hãy đoán xem hình gì?

3. Kết thúc

61

Giáo án 4

Môn: Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán

Tên bài: Dạy trẻ so sánh về độ lớn của 2 đối tượng Chủ đề: Thế giới động vật

Đối tượng: 4-5 tuổi Thời gian: 20-25 phút Số lượng: 20-25 trẻ

Người soạn: Giang Thị Thủy I. Mục đích – Yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết, phân biệt được sự khác nhau về độ lớn của 2 đối tượng, - Trẻ so sánh độ lớn của đối tượng bằng cách đặt chồng hoặc cạnh nhau. 2. Kỹ năng

- Rèn luyện các thao tác tư duy - Phát triển ngôn ngữ

3. Giáo dục

- Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loài vật. II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của trẻ: mỗi trẻ 1 con voi to, 2 con voi con

- Đồ dùng của cô: như của trẻ nhưng kích thước phù hợp và thêm 1 số con vật có kích thước khác nhau: hươu cao cổ, ngựa…

- Bóng bay quả to, quả nhỏ

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, vào bài

62

- Hôm nay, có các bạn nhỏ sống ở trong rừng đến học với lớp mình đấy. Hươu cao cổ, ngựa này, voi nữa…Chúng mình cùng chào đón các bạn nào!

2. Dạy nội dung chính

- Có mấy bạn hươu cao cổ? (2 bạn) Các bạn thế nào với nhau? (to hơn – nhỏ hơn) Hãy đếm cùng cô nào.

- Còn cả gia đình voi nữa. Mẹ voi đang dẫn 2 voi con đến thăm lớp mình đấy. Sao lại mất 1 con nhỉ? Sao không thấy đâu?

- Vì sao voi mẹ che mất voi con?

- Bây giờ, để kiểm tra xem có đúng voi mẹ to hơn voi con hay không, chúng mình hãy lấy trong rổ voi mẹ và voi con đặt cạnh nhau xem nhé.

- Các con thấy thế nào? Voi mẹ có to hơn voi con không?

- Cả lớp cùng đọc theo cô: + Voi mẹ to hơn voi con. + Voi con nhỏ hơn voi mẹ.

- Bác Hươu thì đang thắc mắc xem 2 chú voi con có chú nào to hơn không. Các con hãy giúp bác Hươu nhé!

- Các con thấy 2 chú voi con thế nào với nhau? (bằng nhau)

- Vì sao con biết?

- Trẻ trả lời.

- Vì ở sau lưng voi mẹ.

- Trẻ trả lời. - Trẻ xếp voi cạnh nhau. - Trẻ trả lời. - Trẻ đọc theo. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời.

63

- Các con hãy đặt 2 chú voi chồng lên nhau xem có phần nào thừa ra không?

- Voi mẹ thấy lớp mình học rất ngoan nên đã tặng lớp mình những quả bóng. Voi anh sẽ mang bóng to, voi em sẽ mang bóng nhỏ. Nhưng bóng để lẫn vào nhau mất rồi. Các con hãy giúp các bạn voi để riêng bóng to vào 1 chỗ, bóng nhỏ vào 1 chỗ nhé.

* Trò chơi: Ai nhanh hơn? Ai giỏi hơn? Chia lớp mình thành 2 đội, mỗi đội có 1 rổ có nhiều đồ dùng cặp đôi nhưng kích thước khác nhau.

- Cách chơi: Trẻ phải nhặt những loại to ra 1 bên, nhỏ để 1 bên. Đội nào nhanh, chính xác và làm được nhiều hơn sẽ chiến thắng.

3. Kết thúc

Khen ngợi, động viên trẻ

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ chơi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)