THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 40)

TƯ DUY CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

3.1. Mở đầu

3.1.1. Mục tiêu thử nghiệm

Khả năng tư duy của trẻ phát triển được phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: nội dung môn học, phương pháp giảng dạy của giáo viên, vốn biểu tượng, kinh nghiệm được tích lũy ở trẻ, độ thành thục về kỹ năng của trẻ trong các môn học.

Mục tiêu thử nghiệm của chúng tôi là: soạn một số giáo án về môn: Cho trẻ làm quen với biểu tượng Toán, để từ đó hình thành và phát triển khả năng tư duy cho trẻ, phát triển tư duy trực quan-hình tượng đang chiếm ưu thế ở trẻ mẫu giáo nhỡ, rèn luyện các thao tác tư duy nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.

3.1.2. Nội dung cơ bản của chương trình thử nghiệm

3.1.2.1. Soạn giáo án thử nghiệm

Hướng dẫn tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ các trò chơi học tập theo yêu cầu: phát huy tính chủ động với đồ vật, cung cấp thêm vốn biểu tượng, kiến thức từ bài học. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong tiết học.

3.1.2.2. Xác định biện pháp phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Đối với trẻ mẫu giáo, điều quan trọng không phải là cung cấp thật nhiều kiến thức cho trẻ mà trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động để trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Vì thế, nên sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, cung cấp cho trẻ các biểu tượng qua vật thật, tranh ảnh, mô hình…để là cho biểu tượng của trẻ thêm phong phú. Đặc biệt, sử dụng nhiều câu hỏi phù hợp để kích thích trẻ tư duy: tại sao? vì sao?

41

Phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo được thực hiện thông qua các môn học: môi trường xung quanh, làm quen với tác phẩm văn học, âm nhạc, tạo hình… Cụ thể chúng tôi dùng môn: Cho trẻ làm quen với biểu tượng Toán để phát triển nhận thức, qua đó tư duy của trẻ được phát triển.

3.1.3. Khách thể thử nghiệm và đối chứng

Khách thể thử nghiệm và đối chứng là 30 trẻ ở trường MN Mai Đình A mà chúng tôi đã khảo sát ở phần thực trạng. Qua kết quả khảo sát đặc điểm tư duy của trẻ, nhìn chung ở cả 2 nhóm có sự tương ứng 1-1 về đặc điểm tư duy trực quan-hình tượng.

3.2. Kết quả nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp trên qua các tiết dạy trong quá trình thử nghiệm biện pháp hình thành và phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo nhỡ. Ở đây, chúng tôi thử nghiệm các biện pháp để phát triển tư duy trực quan-hình tượng cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

3.1.2. Thực nghiệm 1

Bảng 7: Tư duy trực quan-hình tượng của trẻ mẫu giáo nhỡ Trả lời Xếp được và đúng yêu cầu Không xếp được Có Không

Câu hỏi Mẫu

Sl % Sl % Sl % Sl % Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0 1. Con hãy xếp tất cả số hoa từ trái sang phải và ở dưới mỗi cây hoa thì xếp 1 cái chậu

Nhóm đối chứng

11 73,3 4 26,7

2. Số hoa và số chậu thế nào với

Nhóm thử nghiệm

42 nhau? Có bằng nhau? Có bằng nhau không? Nhóm đối chứng 12 80 3 20 Nhóm thử nghiệm 13 86,6 2 13,4 3. Số hoa và số chậu có bằng nhau không?

Nhiều hơn hay ít hơn?

Nhóm đối chứng

10 66,6 5 33,4

=> Qua bảng trên chúng tôi thấy được nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm có sự khác biệt.

- Ở câu hỏi (1): đòi hỏi kỹ năng xếp từ trái qua phải và kỹ năng xếp tương ứng 1-1. Trẻ ở nhóm thử nghiệm xếp đúng 100% trong đó nhóm trẻ đối chứng chỉ có 73,3% trẻ xếp đúng, vẫn còn 26,7% trẻ xếp sai. Như vậy, kỹ năng xếp từ trái qua phải và kỹ năng xếp tương ứng 1-1 của một số trẻ vẫn chưa thành thạo, trẻ vẫn còn làm sai.

- Ở câu hỏi (2): khi gom 2 loại cây hoa và chậu lại rồi hỏi trẻ xem số hoa và số chậu có bằng nhau không, như vậy đòi hỏi khả năng suy luận của trẻ để giải quyết vấn đề. 93,3% trẻ ở nhóm thử nghiệm trả lời đúng, chỉ có 6,7% trẻ trả lời sai. Trong đó ở nhóm đối chứng có tới 20% trẻ trả lời sai.

- Ở câu hỏi (3): khi dồn sít số hoa lại với nhau rồi hỏi trẻ: số hoa và số chậu có bằng nhau không? Hay nhiều hơn? Ít hơn? Câu hỏi này vẫn đòi hỏi khả năng suy luận của trẻ đồng thời cần sự ghi nhớ để có thể trả lời được. 86,6% số trẻ ở nhóm thử nghiệm trả lời đúng, 13,4% trẻ trả lời sai. Còn ở nhóm đối chứng có 66,6% số trẻ trả lời đúng, 33,4% trẻ trả lời sai.

Kết quả thử nghiệm cho chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ ở lớp thử nghiệm không có khả năng tư duy ít hơn ở nhóm đối chứng. Có được kết quả như vậy là vì

43

chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực, chủ động, sáng tạo, sử dụng tối đa vốn biểu tượng và kinh nghiệm của trẻ.

3.2.2. Thực nghiệm 2

Bảng 8: Tư duy trực quan-hình tượng về phương hướng không gian Trả lời

Đúng Sai

Câu hỏi Mẫu

Sl % Sl %

Nhóm thử nghiệm 15 100 0 0

1. Phía trước các con có gì?

Phía sau các con có gì? Nhóm đối chứng 12 80 3 20

Nhóm thử nghiệm 13 86,6 2 13,4

2. Phía trước cái bàn có gì?

Phía sau cái bàn có gì? Nhóm đối chứng 10 66,6 5 33,4

Nhóm thử nghiệm 14 93,3 1 6,7

3. Đặt củ cải phía trước nhân vật ông, đặt nhân vật bà sau nhân vật ông.

Phía trước ông có gì? Phía sau ông có gì?

Nhóm đối chứng 11 73,3 4 26,7

=> Bảng số liệu trên cho chúng tôi thấy rằng: khả năng định hướng trong không gian của nhóm thử nghiệm khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số trẻ chưa định hướng được hay trẻ định hướng không chính xác.

- Ở câu hỏi (1): nhóm thử nghiệm trả lời đúng 100% trong khi đó nhóm đối chứng trả lời đúng 80%.

- Ở câu hỏi (2): 86,6% trẻ ở nhóm thử nghiệm trả lời đúng. Ở nhóm đối chứng chỉ có 66,6% trẻ trả lời đúng, số lượng trẻ trả lời sai tương đối cao: 33,4%. - Ở câu hỏi (3): Trẻ ở nhóm thử nghiệm trả lời đúng là 93,3%. Trong khi đó ở nhóm đối chứng có 73,3% trẻ trả lời đúng, 26,7% trẻ trả lời sai.

44

Có được kết quả trên là do trong quá trình dạy học chúng tôi sử dụng biện pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức mới. Như vậy, sau một số tiết học, biểu tượng ban đầu về định hướng không gian của trẻ được hình thành và phát triển. Qua kết quả thử nghiệm, bước đầu chúng tôi đã đạt được mục đích đề ra và tính khả thi của nội dung của thử nghiệm.

45

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)