Một số quá trình tâm lí 1 Trí nhớ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 36)

2.2.2.1. Trí nhớ

Sang tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản đó là sự chuyển từ tư duy bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong. Quá trình tư duy của trẻ chuyển từ kiểu tư duy trực quan-hành động sang kiểu tư duy trực quan-hình tượng. Kiểu tư duy trực quan-hình tượng diễn ra mạnh mẽ nhất ở trẻ mẫu giáo nhỡ. Bởi qua quá trình hoạt động với đồ vật và khám phá thế giới xung quanh, trẻ đã có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Trẻ đã biết nhớ lại những biểu tượng cũ mà trẻ đã trải nghiệm, được nhìn thấy để suy luận ra những biểu tượng mới mà không cần thử nghiệm trước. Trẻ đã biết suy nghĩ thầm và trẻ giải các bài toán bằng “phép thử ngầm trong óc” dựa vào những biểu tượng trẻ đã thu được trước đó.

Các hoạt động nhằm phát triển trí nhớ cho trẻ ở trường mầm non Mai Đình A được tổ chức lồng ghép trong các tiết học chứ không tổ chức riêng rẽ. Ví dụ trong các tiết khám phá xã hội, khám phá khoa học, cô giáo đặt ra nhiều câu hỏi nhằm kiểm tra sự hiểu biết và những kiến thức trẻ đã có được. Trước khi cho trẻ quan sát vật thật thì hỏi trẻ xem trẻ đã biết gì về vật đó, tức là đòi hỏi trẻ phải nhớ lại những kiến thức trẻ đã tiếp thu được để trả lời cho cô. Như khi dạy trẻ về một số loại quả, cô hỏi trẻ thường hay ăn những quả gì? hình dạng? mùi vị? cấu tạo? môi trường sống?...sau đó mới đưa vật thật hay mô hình để trẻ quan sát và khám phá những thuộc tính bên trong…Hay trong các tiết làm quen với tác phẩm văn học, cô cho trẻ kể lại chuyện đã học hay hỏi trẻ những nhân vật, những tình tiết của truyện… Như vậy, các biểu tượng mà trẻ đã ghi nhớ không chủ định cũng được huy động để giải quyết vấn đề do cô đưa ra. Tuy nhiên, những hoạt động này còn hạn chế, chưa phong phú, không được thường xuyên nên trẻ hay quên những kiến thức đã học hay

37

những gì trẻ thu được trong cuộc sống hàng ngày không được củng cố và chính xác hóa làm ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.

2.2.2.2. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy của con người. Tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ, chính nhờ điều này tư duy của người khác về chất so với con vật: con người có tư duy trừu tượng. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được. Mà phải có khả năng tư duy trừu tượng thì con người mới tiếp thu kiến thức, vì mọi kiến thức là tổng kết nhiều kinh nghiệm cụ thể.

Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ luôn muốn có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng…của chúng và học được từ tương ứng. VD: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ “xe đạp”.

Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp trên cơ sở đó khái quát về vật. VD khi trẻ nhận xét về xe đạp: trẻ nhìn thì biết màu xanh (đen); quay bàn đạp thì bánh xe quay; sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng… Như vậy, từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, trẻ không chỉ nhận biết sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi mà còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ và tương lai. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ hiểu được những lời giải thích của người lớn nên hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ. Khi trẻ đã nhận thức được thế giới khách quan, trẻ tiến hành

38

các hoạt động với nó và trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả sự vật, hiện tượng. Trong giao tiếp hàng ngày với môi trường xung quanh, trẻ sử dụng lời nói để trình bày ý nghĩa, tình cảm, hiểu biết…của mình với mọi người xung quanh. Cho nên việc giúp trẻ nghe và hiểu được lời nói hết sức cần thiết trong giáo dục ngôn ngữ.

Trẻ từ 4-5 tuổi đã biết đặt những câu hoàn chỉnh và có thể dùng được 1600-2000 từ vựng. Trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của 10000-13000 từ. Như vậy, vốn từ của trẻ đã khá phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ. Trong chương trình giáo dục mẫu giáo có đề cập tới một số mốc phát triển về ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ: bắt chước ngữ điệu câu nói một cách dễ dàng; phát âm đúng hầu hết các âm tiếng Việt, trừ một vài âm khó; nghe hiểu được nhiều từ loại, câu nói khác nhau trong giao tiếp; tiếp thu từ mới nhanh; diễn đạt được nhu cầu, mong muốn bằng các câu đơn, câu phức; kể lại được sự việc theo một chủ đề gần gũi, quen thuộc… Vì vậy, cần tiến hành các hoạt động phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ để qua đó tư duy của trẻ cũng được phát triển như luyện nghe cho trẻ, luyện nói qua hoạt động trò chuyện hay các tiết học kể chuyện, trò chơi đóng kịch…

Ở trường mầm non Mai Đình A, các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ được thực hiện khá phong phú. Trong những tiết học, cô giáo đặt những câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời, qua đó mà ngôn ngữ của trẻ phát triển. Trẻ học được các từ mới, học được cách diễn đạt câu. VD trong tiết học kể chuyện cho trẻ nghe: khi trẻ nghe cô kể xong, cô đặt ra những câu hỏi tìm hiểu nội dung của câu chuyện và yêu cầu trẻ trả lời. Khi đó, trẻ phải nhớ lại nội dung câu chuyện và sử dụng vốn từ của mình để diễn đạt. Không chỉ ở trong các tiết học mà trong các hoạt động khác ở trường mầm non như dạo chơi ngoài trời, cô cũng đặt những câu hỏi gợi ý để trẻ quan sát, khám phá sự vật xung quanh mình…và trẻ phải trả lời các câu hỏi của cô. Tuy nhiên, số

39

lượng giáo viên còn hạn chế nên không bao quát được hết trẻ. Vốn từ của một số trẻ còn nghèo nàn hơn so với những bạn cùng trang lứa. Trẻ ngại giao tiếp với bạn bè. Giáo viên cần quan tâm hơn đến những trẻ này để trẻ có thể phát triển bình thường như những trẻ khác. Không chỉ nhằm phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy mà trẻ còn phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

40

CHƯƠNG 3.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)