Đặc điểm các thao tác tư duy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 29)

Để khảo sát đánh giá đặc điểm các thao tác tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi dùng 2 thực nghiệm:

2.1.3.1. Thực nghiệm 1

Yêu cầu trẻ phân biệt sự khác nhau giữa các chữ: l, h, b, d (chữ in thường) 1. Đối tượng: 30 trẻ 4-5 tuổi

30

3. Tiến hành:

Bước 1: Đưa cho trẻ cả 4 thẻ chữ l,h,b,d và cho trẻ đọc

Bước 2: Yêu cầu trẻ phân biệt sự khác nhau giữa các chữ l, h, b, d => Quá trình thực nghiệm với từng trẻ cho chúng tôi kết quả khảo sát như sau:

Bảng 5: Tổng hợp bài đo nghiệm số 1

Trả lời Đúng Sai Trả lời được Không trả lời được Số trẻ Câu hỏi Sl % Sl % Sl % Sl % 1. Con hãy đọc các chữ này. 25 83,3 5 16,7 30

2. Con hãy phân biệt sự khác nhau giữa 4 chữ l, h, b, d

20 66,6 10 33,4

=> Từ bảng số liệu trên cho chúng tôi thấy:

- Ở câu hỏi (1): yêu cầu trẻ đọc các chữ l, h, b, d có 83,3% số trẻ đọc đúng. Trong mục tiêu phát triển ngôn ngữ của chương trình Giáo dục Mầm non mẫu giáo nhỡ có đề cập đến việc chuẩn bị cho trẻ đọc và viết nên đã đưa ra một số hoạt động nhằm giúp trẻ làm quen với hình dạng các chữ cái. Vì vậy, có 83,3% số trẻ đọc được các chữ theo yêu cầu của cô. Đa phần trẻ đã đạt được mục tiêu của chương trình. 16,7% trẻ còn đọc sai do trẻ chưa nhận biết được hình dạng của các chữ. Quan sát các trẻ này trong các hoạt động thì thấy trẻ hiếu động, không tập trung chú ý trong các tiết học.

- Ở câu hỏi (2): 66,6% trẻ phân biệt sự khác nhau giữa 4 chữ l, h, b, d. Như vậy, chúng tôi thấy rằng khả năng phân tích tổng hợp trong tư duy của trẻ

31

đang phát triển nhưng chưa cao. So với trẻ 3-4 tuổi, thao tác phân tích tổng hợp của trẻ 4-5 tuổi đã phát triển hơn, tuy nhiên các thao tác này chưa chiếm ưu thế của trẻ. Trẻ vẫn nhìn nhận sự vật theo lối trực giác toàn bộ nên có tới 83,3% số trẻ đọc đúng các chữ trên. Trẻ nhận dạng được các chữ. Tuy nhiên khi hỏi trẻ xem các chữ khác nhau thế nào thì chỉ có 66,6% trẻ trả lời được. Cũng có một thực nghiệm làm tương tự như thí nghiệm trên đó là: “Đố” 10 đứa trẻ tìm được xe của bố mình giữa một bãi để xe. 90% đứa trẻ tìm đúng nhưng khi hỏi làm sao trẻ biết được đây là xe của bố nó thì chỉ có 60% trẻ trả lời được. Kiểu tư duy này sẽ phát triển ở giai đoạn sau. Tuy vậy cũng cần có những “bài tập” cụ thể và thích hợp để kích thích và rèn luyện trẻ tư duy theo kiểu phân tích tổng hợp, tạo tiền đề phát triển cho trẻ ở giai đoạn sau.

2.1.3.2. Thực nghiệm 2

Yêu cầu trẻ chọn các hình để lắp ráp thành chiếc ô tô. 1. Đối tượng: 30 trẻ 4-5 tuổi

2. Dụng cụ: Các hình, khối nhựa là các bộ phận của ô tô. 3. Tiến hành:

Bước 1: Hỏi trẻ: “1 chiếc ô tô thì có những bộ phận nào?” ; “Những bộ phận đó có dạng hình gì?”.

Bước 2: Để trẻ tự chọn các hình trong rổ để lắp ráp thành một chiếc ô tô. => Quá trình thực nghiệm với từng trẻ cho chúng tôi kết quả khảo sát sau: Bảng 6: Tổng hợp bài đo nghiệm số 2

Trả lời Trả lời được Không trả lời được Làm đúng Làm sai Số trẻ Câu hỏi Sl % Sl % Sl % Sl % 30 1. 1chiếc ô tô thì có những bộ phận nào? 30 100 0 0

32 2. Những bộ phận đó có dạng hình gì? 26 86,6 4 13,4 3. Các con hãy lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh. 21 70 9 30

=> Từ bảng số liệu trên chúng tôi thấy được:

- Ở câu hỏi (1): 100% trẻ trả lời được. Ô tô là một đồ chơi rất quen thuộc và trẻ rất thích thú. Vì vậy, khi hỏi trẻ ô tô có những bộ phận nào thì trẻ trả lời được một cách dễ dàng.

- Ở câu hỏi (2): khi hỏi trẻ về hình dạng của những bộ phận đó thì có 86,6% trẻ trả lời đúng. Qua quá trình tiếp xúc với đồ vật, được trực tiếp khám phá đồ vật bằng các giác quan của mình, trẻ đã có những biểu tượng trong đầu và dùng nó để giải quyết vấn đề. Vốn kinh nghiệm của trẻ đã giàu lên thêm, chuẩn về hình khối của trẻ 4-5 tuổi tương đối chính xác. Đa phần trẻ đã nhận biết được chính xác hình, khối cơ bản. 13,4% trẻ chưa trả lời được. Quan sát trẻ trong những hoạt động thì thấy trẻ nhút nhát trong giao tiếp, vốn từ chưa phong phú, trẻ ít chơi với những đồ dùng đồ chơi.

- Ở câu hỏi (3): khi yêu cầu trẻ lắp ráp thành một chiếc ô tô hoàn chỉnh thì có 70% trẻ làm đúng. Khi lắp ráp đòi hỏi khả năng tổng hợp những hiểu biết, vốn kinh nghiệm và những biểu tượng để tạo thành một khối hoàn chỉnh, như vậy đòi hỏi trẻ phải tư duy theo lối phân tích tổng hợp mà kiểu tư duy này chỉ đang phát triển ở trẻ, chưa đạt đến sự hoàn thiện nên vẫn có tới 30% số trẻ thực hiện sai.

=> Qua 2 thực nghiệm trên chúng tôi thấy tư duy của trẻ 4-5 tuổi đã có bước phát triển rõ rệt. Các thao tác tư duy của trẻ đều đã được hình thành và phát

33

triển, tuy nhiên trẻ chưa thuần thục cho nên chưa đạt được sự chính xác cao khi giải quyết vấn đề. Các thao tác này còn gắn liền với đồ vật, chưa chuyển hẳn vào trong. Cần có những bài tập để rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa trong tư duy của trẻ. Ví dụ dùng trò chơi lắp ráp hay có thể kích thích trẻ tìm ra những điểm khác nhau của 2 con mèo, 2 anh em… Như vậy, tư duy của trẻ sẽ phát triển hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)