Để khảo sát đánh giá đặc điểm khái quát hóa trong tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi dùng 2 thực nghiệm:
2.1.2.1. Thực nghiệm 1
1. Đối tượng: 30 trẻ 4-5 tuổi
2. Dụng cụ: 9 bức tranh, mỗi tranh vẽ một vật sau: + 1 cái bánh, 1 miếng dưa hấu, 1 quả cam + 1 con mèo, 1 con chó, 1 con gà
+ 1 đôi dép, 1 đôi giày, 1 đôi guốc 3. Tiến hành
Người thực nghiệm đưa cho trẻ xem cả 9 bức tranh và yêu cầu trẻ xếp riêng những tranh vẽ:
26
- Những con vật vào một nhóm
- Những cái dùng để đi vào chân vào 1 nhóm
=> Quá trình thực nghiệm với từng trẻ cho chúng tôi kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3: Tổng hợp bài đo nghiệm số 1
Trẻ thực hiện
Đúng Sai
Số trẻ
Yêu cầu của cô
Sl % Sl %
1. Con hãy xếp những thức ăn được vào 1 nhóm
23 76,6 7 23,4
2. Con hãy xếp những con vật vào một nhóm
21 70 9 30
30
3. Con hãy xếp những cái dùng để đi vào chân vào một nhóm
20 66,6 10 33,4
=> Từ bảng số liệu trên chúng tôi thấy:
- Ở câu hỏi (1): yêu cầu trẻ xếp những thức ăn được vào một nhóm. 76,6% số trẻ xếp đúng. Trẻ đã căn cứ vào công dụng của đồ vật để phân loại, nghĩa là căn cứ vào dấu hiệu chung “ăn được” để phân loại các đồ vật đó. Cái bánh, miếng dưa hấu, quả cam là những thứ hàng ngày trẻ vẫn hay ăn, biểu tượng trong đầu trẻ đã có nhưng đòi hỏi trẻ phải hợp nhất thành một nhóm theo công dụng của chúng. 23,4% trẻ làm sai là do trẻ chưa có khả năng này.
- Ở câu hỏi (2): yêu cầu trẻ xếp những con vật thành một nhóm. Con mèo, con chó, con gà là những con vật gần gũi và trẻ được làm quen không chỉ trong những “tiết học” khám phá những con vật nuôi trong gia đình mà có thể trẻ còn được trực tiếp sờ, vuốt ve, ẵm bế chúng. 70% số trẻ phân loại đúng, 30%
27
số trẻ làm sai. Như vậy cho thấy kỹ năng phân loại theo cùng một thuộc tính chung “con vật” đã hình thành nhưng chưa đạt đến độ thuần thục.
- Ở câu hỏi (3): yêu cầu trẻ xếp những thứ để đi vào chân vào một nhóm. 66,6% trẻ làm đúng, 33,4% trẻ làm sai. Như vậy, số trẻ là sai tương đối cao. Có thể do trẻ chưa hình thành được những biểu tượng trong đầu, cũng có thể do trẻ chưa thấy được mối liên hệ giữa các đối tượng và trẻ chưa có kỹ năng phân loại chúng theo một thuộc tính chung “dùng để đi vào chân”.
2.1.2.2. Thực nghiệm 2
1. Đối tượng: 30 trẻ 4-5 tuổi
2. Dụng cụ: 9 bức tranh vẽ các hình sau:
+ 1 em học sinh, 1 người phụ nữ, 1 cụ già + 1 cây dừa, 1 cây chuối, 1 cây cam + 1 quả chuối, 1 quả dứa, 1 quả đu đủ
Mỗi tranh vẽ 1 hình và bằng một màu . Cả 9 tranh chỉ vẽ 3 màu: xanh lá cây, đỏ, vàng. Cứ 3 tranh vẽ cùng một màu.
3. Cách tiến hành
Đưa cả 9 tranh cho trẻ xem và yêu cầu trẻ phân loại tranh: “Con hãy xếp những tranh vẽ giống nhau vào một chỗ”. Thời gian để trẻ thực hiện là 2 phút. Bước 1: Yêu cầu trẻ xếp những tranh giống nhau vào một chỗ.
Bước 2: Hỏi trẻ: “Tại sao con lại xếp như vậy?”.
=> Qua quá trình thực nghiệm với từng trẻ cho chúng tôi kết quả khảo sát như sau:
28
Bảng 4: Tổng hợp bài đo nghiệm số 2 Trả lời Đúng Sai Trả lời được Không trả lời được Số trẻ Câu hỏi Sl % Sl % Sl % Sl % 1. Con hãy xếp những tranh vẽ giống nhau vào một chỗ.
24 80 6 20
30
2. Tại sao con lại xếp như vậy?
21 70 9 30
=> Từ bảng số liệu trên chúng tôi thấy được:
- Ở câu hỏi (1): yêu cầu trẻ xếp những tranh vẽ giống nhau vào một nhóm. Như vậy, trẻ có thể phân loại theo những dấu hiệu chung là “cùng là người” hay “cùng một màu”. 80% trẻ làm đúng yêu cầu của cô. Khả năng lĩnh hội về các màu cơ bản đa phần trẻ đã nắm rõ và nhận biết được. Khả năng phân loại theo những thuộc tính chung ở trẻ cũng đã hình thành và phát triển nhưng chưa hoàn thiện nên 20% trẻ còn làm sai yêu cầu của cô. Có thể trẻ chưa hình thành được những biểu tượng đó trong đầu, cũng có thể trẻ đã có những biểu tượng đó nhưng khả năng phân loại và nhóm các đối tượng có chung thuộc tính vào một nhóm thì trẻ chưa làm được. Quan sát những trẻ này thì thấy trẻ thụ động khi chơi với đồ vật và khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. - Ở câu hỏi (2): khi hỏi trẻ tại sao trẻ lại xếp như vậy thì 70% trả lời được. Đa số trẻ trả lời là: “Con thấy nó cùng màu xanh” hay cùng mà đỏ, cùng màu vàng. Số ít trẻ trả lời là: đó là những bức trah cùng vẽ người, cùng vẽ cây hay vẽ quả… Như vậy, chúng ta thấy khả năng lĩnh hội về màu sắc của trẻ mẫu giáo nhỡ tốt hơn so với sự nhận biết về bản chất bên trong của sự vật. Điều
29
này cũng dễ hiểu bởi ngay từ tháng thứ 3, thứ 4 trẻ đã có thể nhìn theo vật có những màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, đến tuổi mẫu giáo nhỡ thì chuẩn về màu sắc của trẻ đã tương đối rõ ràng. Còn để nhận biết được bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng thì đòi hỏi cần có quá trình trẻ tiếp thu kinh nghiệm từ những hoạt động hàng ngày. Và để phân loại những sự vật, hiện tượng theo những thuộc tính chung thì đòi hỏi khả năng tư duy phải phát triển ở một mức độ nhất định và chúng được rèn luyện thường xuyên thì mới củng cố được. 30% trẻ không trả lời được. Đó là do ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế và trẻ chưa hiểu được bản chất bên trong của sự vật.
=> Qua 2 thực nghiệm khảo sát đặc điểm khái quát hóa trong tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi thấy được rằng trẻ đã có khả năng dùng trí óc để suy luận, để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung bề ngoài của các đối tượng. Tuy nhiên, khả năng này của trẻ còn chưa thuần thục nên trẻ còn nhầm lẫn cái thuộc tính chung và thuộc tính riêng, trẻ còn làm sai yêu cầu của cô. Để phát triển khả năng này của trẻ cần cho trẻ hoạt động nhiều với đồ vật, tiếp xúc nhiều với sự vật hiện tượng và giúp trẻ khám phá những thuộc tính của chúng để trẻ tìm ra những mối liên hệ giữa những sự vật hiện tượng, giúp trẻ có những kiến thức, kỹ năng cần thiết tạo tiền đề cho tư duy phát triển và khả năng học tập ở những lứa tuổi sau.