Các phương thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phải mang tính đa dạng

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 76)

- Thứ hai, số lượng chủ thể sáng tạo văn hoá tăng lên nhiều Hiện nay, chủ thể sáng tạo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ

2.2.2.Các phương thức kết hợp giữa truyền thống và hiện đại phải mang tính đa dạng

tính đa dạng

Bức tranh toàn cảnh nền văn hoá nhân loại được hình thành từ rất nhiều nền văn hoá của các dân tộc khác nhau. Ở đây, chính là sự khác biệt trong văn hoá của các dân tộc đã làm nên sự phong phú và vẻ đẹp vô song của các nền văn hoá. Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đa dạng văn hoá ngày càng được mọi quốc gia quan tâm sâu sắc. Thế giới đã chọn ngày 21/5 hằng năm làm ngày Đa dạng văn hoá vì sự đối thoại và phát triển. Tại Việt Nam, vừa qua ngày Đa dạng văn hoá đã được tổ chức trang trọng và thiết thực bằng các cuộc hội thảo và các hoạt động đa dạng văn hoá.

Đa dạng văn hoá trong thời đại ngày nay là một nhu cầu khách quan và là điều kiện đem lại cho mọi người, mọi dân tộc khả năng chọn lựa con đường phát triển phù hợp bản sắc và năng lực của mình. Đa dạng văn hoá

75

gắn liền với việc bảo đảm các quyền cơ bản của các dân tộc, của mỗi con người nhằm mưu cầu sự phồn vinh của mỗi quốc gia và cuộc sống con người. Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh thời đại trên.

Xuất phát từ mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là vì con người, và vì sự phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách con người; thấy rõ vai trò của nhân tố con người - chủ thể mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa. Do vậy, việc xây dựng con người, phát triển con người, phát triển dân tộc chính là yếu tố then chốt trong xây dựng và phát triển đa dạng, phong phú các loại văn hóa, tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa các truyền thống và cái hiện đại. Đó là con người có tinh thần yêu nước, yêu quê hương đất nước, yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con người quý trọng tình nghĩa, biết tìm về cội nguồn, biết hấp thu cái mới, biết sàng lọc, gạt bỏ những cái cũ kỹ, lạc hậu, xa rời lối sống mới.

Đa dạng hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật là bộ phận trong yêu cầu của văn hóa dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân, thiện, mỹ. Không có một hình thái ý thức nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp sống con người. Với vai trò đó của văn học nghệ thuật được coi là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khuyến khích tìm tòi thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính. Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt quan trọng là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ và phê bình các tác phẩm có giá trị của dân tộc và nhân loại.

76

Văn học nghệ thuật biến đổi theo hiện thực cuộc sống - xã hội. Biết bảo tồn cái truyền thống, tái hiện cái truyền thống, củng cố, phát triển cái truyền thống phù hợp xu hướng chung hiện nay. Hoạt động nữa không thể thiếu được là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Di sản văn hóa là các sản phẩm, các giá trị văn hóa do các giá trị trước sáng tạo và truyền lại cho thế hệ sau bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa có tác dụng gắn kết cộng đồng dân tộc, bạo bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ sở để tạo ra các giá trị mới về giao lưu văn hóa với cộng đồng khác.

Tạo tính muôn màu, muôn vẻ trong sáng tạo ra các giá trị mới, tạo ra di sản cho tương lai là việc giới thiệu di sản văn hóa dân tộc với thế giới, giúp cho nhân dân thế giới hiểu biết, trân trọng và tham gia đóng góp bảo tồn các di sản văn hóa của chúng ta. Thông qua đó mà phát triển tình hữu nghị, tinh thần hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa của đất nước.

Mở rộng đi đôi với liên kết, phối hợp, phát huy bản sắc văn hóa giữa các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm 54 dân tộc anh em từng gắn bó đoàn kết nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Văn hóa các dân tộc thiểu số là bộ phận văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng. Văn hóa ca cơ sở dân tộc thiểu số không chỉ làm nên tính đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam mà nó còn tiếp biến lẫn nhau, làm cho văn hóa Việt Nam phát triển rực rõ. Do vậy, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không thể không bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc mang tính đại chúng, mang tính hiện đại.

Hoạt động văn hóa nhằm góp phần nâng cao văn hóa dân tộc theo hướng đa dạng và hiện đại. Đó là mở rộng hợp tác văn hóa. Quốc tế hóa là một yêu cầu tất yếu hiện nay của sự nghiệp phát triển nền văn hóa các

77

quốc gia dân tộc, tiếp tục duy trì các loại hình văn hóa vẫn có và mở rộng tăng cường các loại hình văn hóa mới đa dạng hơn, phong phú hơn, sinh động hơn. Hợp tác, giao lưu với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới với nội dung rất rộng, song cần chú ý một số vấn đề cơ bản là làm tốt việc giới thiệu văn hóa đất nước, con người Việt Nam với thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn khoa học tiến bộ của nước ngoài, học tập kinh nghiệm tốt xây dựng, phát triển văn hóa các nước thế giới. Mở rộng, giao lưu văn hóa nước ngoài phải đi đôi việc gìn giữ và bồi đắp bản sắc văn hóa các dân tộc phát triển, nâng lên tầng cao mới để góp phần vào sự phát triển văn hóa nhân loại. Thực hiện chính sách mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về văn hóa, cần nâng cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, phản động thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân.

Xây dựng và mở rộng môi trường văn hóa xã hội là môi trường sống của con người chứa đựng những giá trị văn hóa của quá khứ và hiện đại, trong đó bao gồm các hoạt động văn hóa của con người diễn ra thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh và ngày càng tăng lên của nhân dân. Xây dựng môi trường văn hóa góp phần tạo ra môi trường chính trị - xã hội ổn định, an toàn, bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được bảo đảm.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng văn hóa lành mạnh, tạo ra sự đa dạng hóa các loại hình văn hóa trong đời sống nhân dân lao động - Đảng ta chỉ rõ:

"Tạo ra các đơn vị cơ sở (gia đình, làng bản, xã, phường, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, trường học, đơn vị bộ đội...). Các vùng dân cư (đô thị, nông thôn, miền núi) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng

78

lên của các tầng lớp nhân dân... Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiét chế văn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm toàn quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hóa, nghệ thuật" [9, tr.59-60].

Trong văn hóa cơ sở thì văn hóa gia đình là một nội dung quan trọng. Gia đình là "hạt nhân xã hội", muốn cho xã hội tốt gia đình "càng phải tốt". Do vậy, môi trường văn hóa gia đình có vị trí hết sức quan trọng tạo nên môi trường văn hóa cộng đồng lành mạnh hay không lành mạnh.

Để sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa mới diễn ra thông suốt, đạt được mục đích mà chúng ta mong muốn, cần có một thể chế thích hợp. Thể chế văn hóa là một hệ thống những quy định về việc quản lý, xây dựng, phát triển văn hóa. Trong đó bao gồm hệ thống các tổ chức bộ máy quản lý trên lĩnh vực văn hóa; thiết lập cơ chế thích hợp và các tổ chức hoạt động văn hóa; hệ thống luật pháp và quy định hoạt động văn hóa của xã hội, và các cá nhân trong hoạt động văn hóa... nhằm củng cố và hoàn thiện thể chế văn hóa hiện nay, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, vai trò làm chủ nhân dân và những người tham gia hoạt động văn hóa.

Vậy, phương hướng kết hợp, xây dựng, phát triển nền văn hóa truyền thống - hiện đại phải gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phương hướng này được xác định trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi mới, trong thời cơ và thách thức mới. Tuy nhiên, với một dân tộc có một nền văn hiến lâu đời, một dân tộc có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, với một dân tộc đã sáng tạo nền văn hóa có tính độc đáo, nhất định chúng ta sẽ đạt được những thành tựu tốt đẹp trong việc tổ chức, quản lý thực hiện, đặc biệt là tạo ra một nền văn hóa vươn lên sánh vai với nền văn hóa khu vực và thế giới.

79

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 76)