Khuynh hướng tích cực trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)

truyền thống của dân tộc

Giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc trong xây dựng nền văn hoá mới, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là công việc thường xuyên, liên tục. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống diễn ra một cách tích cực, tự giác, chọn lọc và sáng tạo. Trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống luôn có quan hệ mật thiết lẫn nhau, giữ gìn để nhằm phát huy mặt tốt, mặt tích cực của truyền thống trong xã hội mới, ngược lại, muốn phát huy được giá trị truyền thống phải biết tôn trọng, phải chọn lọc, phải giữ gìn một cách nghiêm túc và khoa học. Do vậy, giữ gìn các giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp, để phát huy, phát triển nó và để cho nó trở thành một nhân tố của sự phát triển trong sự phát triển chung của xã hội. Chúng ta hiểu nó trong sự vận động và phát triển không ngừng.

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tinh thần ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm rất sớm. Ngay trong thời kỳ đầu cách mạng và trong các giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước cực kỳ gian khổ, gay go khốc liệt Đảng đã có những quyết sách quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Ngay khi còn đang trong vòng hoạt động bí mật, chưa nắm chính quyền trong tay,

43

năm 1943 Đảng ta đã cho ra đời bản “Đề cương về Văn hoá Việt Nam” xác định ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá mới Việt Nam là: Dân tộc hoá, Đại chúng hoá và Khoa học hoá. Từ sau khi giành chính quyền năm 1945, Đảng và Nhà nước ta đã thành lập các tổ chức cơ quan để nghiên cứu, sưu tầm và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Những cơ quan như Viện Âm nhạc, Viện Sân khấu, Viện Văn hoá - nghệ thuật (nay là Viện Văn hoá Thông tin), Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian… chuyên nghiên cứu sưu tầm các giá trị văn hoá dân gian, truyền thống. Các đoàn chèo, tuồng, cải lương, múa rối nước… được thành lập nhằm bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống. Nhiều nhà nghiên cứu, diễn viên được đào tạo ở trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn văn hoá dân gian truyền thống. Một số bảo tàng dân tộc học ra đời chăm lo sưu tầm lưu giữ, giới thiệu các hiện vật về những phong tục tập quán, ngành nghề thủ công truyền thống như các bảo tàng văn hoá các dân tộc (Thái Nguyên), bảo tàng dân tộc học (Hà Nội). Đến khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối (1975), nhất là giai đoạn gần đây đất nước đã thực hiện chính sách đổi mới mở cửa, hội nhập (1986) , các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ và ổn định.

Trong đường lối đổi mới của Đảng ta đề ra, đổi mới về văn hoá là một trong những lĩnh vực quan trọng. Nhiều Văn kiện của Đảng về văn hoá văn nghệ như Nghị quyết 5 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI, Nghị quyết Hội nghị lần 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII và nhất là Nghị quyết Hội nghị lần 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phải thừa nhận rằng ý Đảng gặp lòng dân, nhân dân tin tưởng ở sự lãnh đạo đúng đắn và khoa học của việc đổi mới tư duy về văn hoá của Đảng ta. Nhân dân cùng với Đảng, cùng với các cấp chính quyền,

44

cùng ban ngành tham gia bảo tồn, tái tạo các di sản văn hoá dân tộc, mở rộng và

phát triển văn hoá trong cộng đồng dân tộc và trong giao lưu văn hoá quốc tế. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Yếu tố then chốt về tư tưởng, đạo đức, lối sống đã chuyển biến rõ rệt. Nhiều nét mới trong giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ đang tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập nghiệp, lập thân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá vật thể. Vấn đề bảo tồn các di tích văn hoá vật thể là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động văn hoá trong thời kỳ đổi mới. Ở khắp nơi trong nước tất cả các di tích lịch sử, các cơ sở văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo đã có lịch sử lâu đời đều được từng bước tìm hiểu, bảo quản và trùng tu, tôn tạo.

Hà Tây là địa phương tiêu biểu, có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, được xem là đất địa linh nhân kiệt, có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. Kiểm kê di tích lịch sử 1995, toàn tỉnh có 2.388 di tích và cụm di tích, trong đó có 12 di tích lịch sử nổi tiếng được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp vào loại đặc biệt quan trọng là: Chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Mía, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian, chùa Đậu, đình Tây Đằng, đình Tường Phiêu, đình Chu Quyền, đình Đại Phùng, đình Hoàng Xá… được Bộ Văn hoá - Thông tin cùng địa phương trùng tu, sửa chữa làm tăng thêm giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo và thông qua các lễ hội truyền thống đã lưu truyền, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

45

Ở Tây Nguyên, di sản văn hoá tiêu biểu có giá trị đặc biệt trong kho tàng di sản văn hoá của đồng bào Tây Nguyên nói riêng, của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là Nhà Rông, biểu hiện bề thế hoành tráng của công trình kiến trúc đan xen lẫn nhau, hoà quyện vào nhau giữa yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể, cùng hàm chứa các mặt giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, là tấm gương phản chiếu bản sắc văn hoá cũng như sự đa dạng văn hoá của từng cộng đồng dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên … được tái tạo, xây dựng, phát triển trở thành trung tâm văn hoá ở các làng, bản.

Ở miền Tây Nam bộ, ngôi chùa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Khơ me. Ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tôn giáo, mà còn thực sự trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục, xã hội của bà con ở phun, sóc Khơ me. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở không thể không chú ý đến vai trò và tác động to lớn của các ngôi chùa và chư vị đại đức, sư sãi trong chùa. Sau 1975, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đến bà con dân tộc Khơ me, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự quan tâm đó chưa kịp thời, đầy đủ, đôi khi còn bất cập, đã tạo ra sự xáo trộn nhất định. Cụ thể, việc giáo dục trong nhà chùa bị gián đoạn, một số hoạt động của nhà chùa cũng thưa vắng hoặc qui mô không còn hoành tráng, to lớn nữa v.v… Từ sau thời kỳ đổi mới, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, các chỉ thị, quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin và tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân các tỉnh có đồng bào Khơ me sinh sống, ngành Văn hoá thông tin hợp sức cùng các ngành chức năng trùng tu sửa chữa, xẩy mới nhằm xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vùng đồng bào Khơ me ngày càng phát triển theo phương châm đoàn kết dân tộc, phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

46

Ngoài ra, rất nhiều di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy trong thời kỳ đổi mới như lăng tẩm cung điện Huế, đền chùa, miếu mạo ở Hà Nội, bảo tồn và trùng tu các tháp cổ Chăm pa ở Tuy Hoà, Bình Định, Nha Trang, Bình Thuận.

Bảo tồn văn hoá phải nói đến dự án bảo quản thành công hai pho tượng chùa Đậu (Hà Tây) và đặc biệt là việc khai quật những dấu vết tích Hoàng thành Thăng Long với hàng triệu di vật và một phần trong đó đã được trưng bày kịp thời phục vụ nhân dân tại Văn Miếu, Hà Nội. UNESCO đã công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới và Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Hàng loạt các di sản văn hoá đã được giới thiệu và được công nhận là di sản văn hoá thế giới…

Về bảo tồn văn hoá truyền thống phi vật thể.

Trước 1986 chúng ta chưa quan tâm hoặc không quan tâm đúng mức về văn hoá dân gian như tổ chức lễ hôị, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, lễ hội truyền thống được tổ chức một cách sôi nổi, rộng khắp và thành kính. Điều đó đã chứng tỏ rằng: tham gia lễ hội tức là giữ gìn truyền thống văn hoá, gắn bó cộng đồng, gia đình và cá nhân, bày tỏ lòng thành kính biết ơn tổ tiên, người có công lao với đất nước, quê hương.

Những lễ hội văn hoá cổ truyền và giao lưu văn hoá lớn được tổ chức trong cả nước, góp phần quan trọng làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc anh em. Chẳng hạn, văn hoá Khơ Me Nam bộ tại Kiên Giang và Hà Nội, những ngày văn hoá Hà Nội tại Tây Nguyên; Ngày hội văn hoá các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La, lễ hội Làng Sen… đã thu hút hàng chục vạn lượt đồng bào, nghệ sĩ trong nước tham gia.

47

Lễ hội Thăng Long - Hà Nội. Trước 1945, trên 200 làng có lệ mở hội thi đến thời điểm 1993, có gần 100 làng, phường đã khôi phục hội. Con số này đến hết 2002 đã là 507 lễ hội. Với vị trí là Kinh đô của quốc gia Đại Việt và thủ đô của Việt Nam sau này, trở thành biểu tượng Thăng Long, Hà Nội chói ngời và thực sự trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế quan trọng cả nước. Mở rộng ra vùng châu thổ Bắc Bộ, có đến 135 lễ hội, chiếm một số lượng đông đảo lễ hội cổ truyền trong cả nước… được sưu tầm, lưu giữ và tái hiện, giới thiệu trong đông đảo nhân dân.

Văn hoá xứ Quảng thể hiện một cách sinh động được khai thác và bảo tồn đến nay. Đó là văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm Pa, văn hoá Việt, văn hoá người Hoa đan xen lẫn nhau. Các di tích văn hoá phi vật thể trong tâm trí, trong sinh hoạt cộng đồng thông qua hiện tượng tín ngưỡng, phong tục, lễ hội. Miếu, mạo, đền thờ thể hiện đa dạng của các vị thần, phần đông là thờ Bà. Nghi lễ cũng rất đa dạng như nghi lễ tín ngưỡng dân gian, hát nghi lễ chúc phúc nhân ngày tết, hát đình, hát vạn chài..

Các giá trị văn hoá âm nhạc truyền thống. Trong nhiều năm qua, những người làm công tác âm nhạc, đặc biệt là thế hệ nhạc sĩ, các nhà nghiên cứu của Viện âm nhạc đã cố gắng và đạt được nhiều thành tựu trong việc sưu tầm, bảo tồn các giá trị âm nhạc dân gian của các tộc người ở Việt Nam như phục hồi các đạo cụ truyền thống bị mai một, đào tạo thế hệ trẻ về âm nhạc truyền thống, giới thiệu truyền bá âm nhạc dân tộc trong các dân tộc và bầu bạn thế giới.

Về chủ thể sáng tạo văn hoá.

Trước 1945, chủ thể sáng tạo văn hoá Việt Nam là các nhà Nho, những tri thức Tây học, những ông thầy thực hành văn hoá… Ngày nay chủ thể sáng tạo văn hoá là nhân dân, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng như

48

Nghị quyết Hội nghị lần 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định. Sự thay đổi này, nói lên thành tựu giáo dục xã hội chủ nghĩa đã tạo ra đội ngũ tri thức ngày càng đông đảo và trình độ dân trí ngày một nâng cao. Chủ thể sáng tạo văn hoá biểu hiện ở hai khía cạnh:

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 44)