Văn hóa hiện đại góp phần nâng cao và mở rộng các giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)

tiếp thu, chọn lọc, hình thành văn hóa hiện đại, đồng thời văn hóa hiện đại tác động, thúc đẩy văn hóa truyền thống ngày càng phù hợp với thời đại mới.

1.2.3. Văn hóa hiện đại góp phần nâng cao và mở rộng các giá trị văn hóa truyền thống hóa truyền thống

Ngày nay chúng ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đó là mục tiêu trước mắt và lâu dài của chúng ta. Từ yêu cầu của xã hội hiện đại và sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước để nhìn về truyền thống, chúng ta thấy ở đó có nhiều giá trị có thể và cần khai thác, phát huy, nâng lên cấp độ mới, trình độ mới phù hợp xã hội đương thời.

Trong số các giá trị truyền thống, nổi bật lên hàng đầu vẫn là tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, ý thức dân tộc, ý chí tự lực tự cường. Trong điều kiện giao lưu, mở cửa hiện nay, giá trị truyền thống ấy được vun đắp, nâng lên tầm cao mới hoặc nói một cách khác là hiện đại hóa yếu tố truyền thống phù hợp yêu cầu lịch sử - xã hội hiện nay. Hiện đại hóa ở đây, không phải "đánh bóng bôi trơn" nó, "kích hoạt" nó mà đòi hỏi phải hoàn thiện nó, phát triển nó, phát huy nó trong mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần, mọi dân tộc khác nhau, nhằm tạo sức mạnh mới trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Truyền thống văn hóa tự mang trong mình tính hiện đại. Bởi vì các giá trị truyền thống được chắt lọc và tích lũy dần từ đời này sang đời khác, thế hệ sau tiếp nhận được những thành tựu và kinh nghiệm của thế hệ

30

trước, rút ngắn được thời gian và sức lực vì không phải mò mẫm thử nghiệm công việc từ đầu. Hơn nữa, truyền thống là cái được kế thừa, được đưa vào đời sống hiện đại nên nó luôn mang tính hiện đại. Chẳng hạn tư tưởng độc lập dân tộc là một truyền thống từ ngàn đời nay được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc mà phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bởi vì đây là hai mặt trong một vấn đề, thống nhất nhau ở điểm chung là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và giàu mạnh, do đó tạo ra sức mạnh của dân tộc ở tầm cao mới.

Ngày nay, tư tưởng trên thể hiện như thế nào? Được biến đổi ở bên trong dân tộc, trở thành ý chí niềm tin, sức mạnh vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu và sự chậm tiến; thành niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Do vậy, có thể nói, truyền thống là mối liên hệ lịch sử mà một đầu là những giá trị tư tưởng, văn hóa được sáng tạo trong quá khứ và một đầu là sự thẩm định, tiếp nhận và phát huy của con người hiện đại; hay nói cách khác, truyền thống cũng còn là các giá trị của quá khứ có ý nghĩa hiện đại.

Giá trị văn hóa truyền thống được nâng cao và mở rộng hơn còn thể hiện ở sự giao lưu văn hóa. Tiếp xúc văn hóa là hiện tượng nền văn hóa của cộng đồng này gặp gỡ hoặc ở gần đến mức có thể trực tiếp chịu tác động, gây ra sự biến đổi văn hóa của cộng đồng khác. Đây là điều kiện để dẫn đến giao lưu văn hóa. Giao lưu văn hóa chỉ có thể xem là hệ quả tất yếu của sự tiếp xúc văn hóa khi sự tiếp xúc đó diễn ra liên tục và một thời gian dài gây ra sự biến đổi về hình thức ban đầu. Giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc và trao đổi qua lại trong một quá trình lâu dài, trực tiếp giữa hai nền văn hóa của hai cộng đồng người khác nhau, của hai hoặc nhiều giá trị khác nhau trên thế giới.

31

Trong giao lưu văn hóa hiện đại, văn hóa hiện đại tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống. Bất kể văn hóa cộng đồng nào, dân tộc nào, truyền thống nào chăng nữa dù ở nấc thang nào tiến hóa của nhân loại thì tất yếu làm thay đổi một số yếu tố văn hóa lan truyền giữa cộng đồng người này đến cộng đồng người kia; giữa văn hóa quá khứ và văn hóa hiện đại, có khi nó khẳng định giá trị truyền thống, thẩm định văn hóa truyền thống nhưng đồng thời đổi mới mạnh mẽ văn hóa cũ. Vì vậy, có thể nói, giao lưu văn hóa vừa là kết quả trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi.

Như mọi sự vật, hiện tượng khác, văn hóa cũng có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, tốt và chưa tốt, văn hóa và phản văn hóa. Song, nếu vì thế mà chối từ và ngăn cấm một cách cực đoan, thái quá việc giao lưu văn hóa là hết sức sai lầm. Chỉ có việc thực hiện giao lưu văn hóa một cách chủ động, tích cực và có sự chọn lựa mới là phương sách thông minh và đúng đắn nhất.

Như vậy thông qua giao lưu làm cho văn hóa truyền thống biến đổi, tất nhiên biến đổi theo hướng tích cực là chủ yếu, làm cho văn hóa Việt Nam nhiều người biết đến, nhiều người trân trọng và thông qua sự xâm nhập đó, văn hóa Việt Nam mang vóc dáng khác - vóc dáng của tính hiện đại.

Văn hóa hiện đại là nền văn hóa xây dựng trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu tất yếu của xã hội hiện đại với tư cách là một thực thể hình thành trong quá trình lịch sử liên tục của dân tộc chứ không phải là một sản phẩm "từ trên trời rơi xuống" hay nói cách khác, chính đời sống xã hội hiện đại và con người hiện đại làm nên văn hóa hiện đại.

Xét theo nghĩa hẹp, trong thời đại ngày nay quá trình hiện đại hóa là quá trình đi từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp; xét theo nghĩa rộng, đó là quá trình chỉ chung các nước lạc hậu và chưa phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến và phát triển. Đó là một quá trình phát triển xã hội tổng hợp bao gồm nhiều mặt mà trước hết là hiện đại hóa kinh tế, được coi là cơ

32

sở của hiện đại hóa. Cùng với hiện đại hóa kinh tế và lấy hiện đại hóa kinh tế làm điều kiện quyết định là hiện đại hóa đời sống xã hội biểu hiện cụ thể ở sự thay đổi lối sống, cải thiện mức sống, dân chủ hóa và pháp chế hóa đời sống, làm cho xã hội càng thêm sôi động, càng ổn định theo hướng đi lên. Đó là cơ sở để hình thành một nền văn hoá mới.

Trên bình diện vĩ mô cũng như vi mô, cái hiện đại của văn hóa là những yếu tố văn hóa nảy sinh cùng với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội mới. Đó có thể là cách nhìn nhận sự vật, quan niệm về cuộc sống, về nghệ thuật, các hình thức giải trí, nếp ăn ở, đối nhân xử thế... Những yếu tố văn hóa này đến lượt chúng, sẽ đóng vai trò là các nhân tố tích cực thúc đẩy sự biến đổi kinh tế, chính trị xã hội. Một hiện tượng được gọi là hiện đại hay không, cũng còn tùy hoàn cảnh của từng dân tộc, từng cộng đồng. Có nhiều hành vi, nhiều tập quán ở xã hội này thì đã quá quen thuộc, còn ở xã hội khác, lại là mới lạ, phải đợi thời gian mới chấp nhận.

Văn hóa hiện đại một khi được thừa nhận được phát triển đúng hướng thì càng làm tăng giá trị văn hóa truyền thống. Trước hết nó cải biến văn hóa truyền thống cho phù hợp với thời đại phát triển mới. Nhu cầu xã hội ngày càng thay đổi, càng hội nhập thế giới, đòi hỏi phải cách tân, phải bổ sung cái truyền thống nhằm giữ gìn nó, kế tục nó, phát huy nó, tạo cho nó một cơ sở vững chắc trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Ngược lại, trong sự xâm nhập ào ạt của văn hóa phương Tây đã tạo ra các hiện tượng, các khuynh hướng khác nhau, các bất ổn khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển xã hội.

Trong khi mở cửa để giao lưu với bên ngoài ở một số nước phương Đông, không khỏi có những người đã choáng ngộp trước cái gọi là "văn minh phương Tầy". Họ cho rằng tất cả những gì thuộc về truyền thống dân tộc là nguyên nhân của tình trạng lạc hậu, kém cỏi hiện thời. Sự xâm nhập

33

này, tiếc thay, hiếm khi được kèm theo một sự phân tích lý trí, kể cả ở những lĩnh vực tư duy phức tạp. Ở đây, có một sự biện bạch đơn giản: Văn hóa hiện đại là sản phẩm của văn minh vật chất hiện đại, các dân tộc đi sau muốn tiến kịp thời đại, thì phải nhanh chóng đón nhận nó một cách vô điều kiện.

Trong "xây dựng xã hội mới" kể cả xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng nổi lên một quan niệm thô thiển: muốn xây dựng cái mới thì phải phá bỏ cái cũ, kể cả văn hóa "cũ". Nhưng quan điểm này đi theo một lôgíc đơn giản: truyền thống văn hóa, gắn liền xã hội cũ, chế độ cũ, chẳng có gì tốt đẹp ở đây cả. Thờ cúng là mê tín, tôn giáo đơn thuần là thuốc phiện, lễ nghi chẳng qua là trò phù phiếm của tầng lớp quý tộc... tất cả những thứ ấy đều phải được đẩy lùi vào quá khứ - sự xóa bỏ cái cũ càng nhanh thì sự xây dựng cái mới càng nhanh.

Tóm lại, văn hóa hiện đại trước hết là cái mới, cái tiên tiến (tất nhiên có những cái mới chưa hẳn là hiện đại) làm biến đổi mọi mặt đời sống xã hội theo xu hướng tích cực. Nó trở thành niềm tin, là chỗ dựa, là chuẩn mực văn hóa để mọi hoạt động văn hóa tiếp biến phát triển.

Văn hóa hiện đại tác động, mở rộng và nâng cao văn hóa truyền thống. Nó vừa khắc phục những nhược điểm văn hóa truyền thống, vừa hiện đại hóa văn hóa truyền thống, làm cho văn hóa truyền thống phù hợp với thời đại mới.

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 31)