Các giá trị văn hóa truyền thống là cơ sở để hình thành và tiếp thu văn hóa hiện đạ

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

văn hóa hiện đại

Văn hóa mới không phủ nhận văn hóa truyền thống, trái lại văn hóa mới ngày càng hình thành, phát triển trong những điều kiện nhất định, tính ổn định, sự thịnh vượng của truyền thống là cơ sở hình thành và tiếp thu văn hóa hiện đại.

25

Theo quan điểm kế thừa và cũng từ lịch sử dân tộc ta và các dân tộc khác trên thế giới có thể khẳng định rằng, không có một sự phát triển nào của xã hội được bắt nguồn từ con số không và không có quan hệ gì đến quá khứ trước đó, đến truyền thống đã có từ lâu đời. Mọi sự phát triển đều phải dựa trên một cơ sở hiện thực mà hiện thực này là do truyền thống lâu đời hình thành. Kinh nghiệm công cuộc hiện đại hóa của các nước trên thế giới, cho thấy rằng không có nước nào không tuân theo quy luật này. Chẳng hạn nước Anh có lịch sử lâu đời, truyền thống rất sâu đậm nhưng cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp lại diễn ra ở đây đầu tiên trên cơ sở truyền thống văn hóa riêng của nước đó. Trung Hoa ở châu Á với truyền thống dân tộc mấy nghìn năm, với nền văn hóa có thể nói phong phú và giàu có nhất châu Á, ngày nay cũng đang tiến trên con đường hiện đại hóa mang màu sắc Trung Quốc - cái màu sắc này chính là truyền thống văn hóa của họ, làm cho họ không lẫn với ai được.

Ở Việt Nam, mặc dù nhiều đế quốc bên ngoài xâm lược hàng ngàn năm, muốn đồng hóa dân tộc Việt Nam về văn hóa mang kiểu ngoại lai, kiểu thuộc địa, song văn hóa truyền thống không bị đánh mất, không bị lu mờ bởi chính sách cai trị thực dân.

Truyền thống dân tộc vốn được hình thành, tích lũy và duy trì qua hàng ngàn năm lịch sử dân tộc, là phần cốt lõi bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc là "màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính" của dân tộc hay người ta thường nói, là cái căn cước, cái chứng chỉ của một dân tộc. Nó chỉ rõ dân tộc đó là ai và thiếu nó dân tộc không còn tồn tại như chính bản thân mình, như một giá trị nữa. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên cho dân tộc ta bao giá trị truyền thống tốt đẹp, cũng như tạo nên một bản sắc dân tộc bền vững. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần 5 khóa VIII chỉ rõ:

26

"Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên lịch sử, nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung trong tình nghĩa, đạo lý đến tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống" [9, tr.56].

Như trên chúng ta đã đề cập, bản sắc dân tộc là cái độc đáo, cái chỉ có ở một dân tộc đó, cái để phân biệt dân tộc đó với các dân tộc khác. Vì vậy, nếu hiện đại hóa không dựa vào nền tảng, tiền đề là bản sắc dân tộc - truyền thống ngàn đời của dân tộc thì sẽ xảy ra tình trạng mình tự đánh mất mình, mình trở thành cái bóng của kẻ khác. Cũng như xây dựng một nền văn hóa mới mà không dựa vào nền văn hóa truyền thống tốt đẹp thì sẽ rơi vào nền văn hóa thực dụng, văn hóa lai căng, nô dịch, lệ thuộc bên ngoài. Hậu quả là sẽ tạo ra thế hệ người Việt Nam mất gốc, xa lạ với cội nguồn của mình. Đó chính là đi ngược lại quan điểm kế thừa của chủ nghĩa Mác mà chúng ta đã đề cập ở trên.

Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là động lực và là ngọn nguồn phát triển của dân tộc là động lực và là ngọn nguồn phát triển của dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh dân tộc, kích thích dân tộc vươn lên trong mọi hoàn cảnh, trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược cũng như trong điều kiện xây dựng đất nước đầy khó khăn, phức tạp hiện nay. Điều này không chỉ được chứng minh bằng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam mà còn thể hiện rõ qua lịch sử của nhiều dân tộc khác trên thế giới.

Kể từ khi hình thành Nhà nước đầu tiên cho đến thập niên 70 của thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua không biết bao nhiêu lần đứng lên chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ dân tộc và chủ quyền quốc gia.

27

Nếu tính từ cuộc kháng chiến chống quân Tầu vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc 1975 thì chúng ta đã phải tiến hành hàng chục cuộc kháng chiến lớn nhỏ và nhiều cuộc khởi nghĩa để dành độc lập; với thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm; Minh thuộc 20 năm và Pháp thuộc gần một thế kỷ. Hoàn cảnh lịch sử đó đã hun đúc cho nhân dân ta truyền thống yêu nước, ý chí độc lập dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc rất cao, bản lĩnh chiến thắng kẻ thù... Trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ, những tư tưởng và tình cảm đó đã trở thành truyền thống, ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam và ngày càng được bù đắp thêm mãi. Di sản đó chính là sức mạnh bên trong của dân tộc. Sức mạnh được tạo ra khi có sự chuyển hóa từ lực lượng tinh thần thành sức mạnh vật chất mạnh mẽ để dân tộc ta chiến thắng được kẻ thù xâm lược, đập tan mọi âm mưu thâm độc của chúng. Đó cũng là sức mạnh quyết định trong sự nghiệp xây dựng đất nước để "Sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ mong muốn. Bất kỳ ai khi tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam cũng đặt câu hỏi: Vì sao một dân tộc nhỏ, nghèo, dân ít, bị đô hộ bởi một nước lớn mạnh hơn nhiều, với nền văn hóa phát triển cao hơn hẳn, lại liên tục có các chính sách thôn tính, đồng hòa và chính sách đó đã thành công ở nhiều nơi mà qua hàng ngàn năm sau, đất nước Vua Hùng lại được khôi phục gần như nguyên vẹn, cháu chắt Vua Hùng không bị đồng hóa mà lại tiếp tục giương cao ngọn cờ khởi nghĩa Thánh Gióng.

Ý thức dân tộc đó làm cho khi nước nhà được độc lập, thực dân Pháp bị đuổi ra khỏi bờ cõi thì dân tộc "ta lại là ta", hơn nữa còn vươn lên tầm cao mới, vì chẳng những không bị đồng hóa mà còn tiếp nhận những giá trị tinh hoa của nhân loại. Sự truyền bá và phổ biến chữ quốc ngữ cùng với việc giao lưu kinh tế, văn hóa, giáo dục với bên ngoài càng làm cho dân

28

tộc ta lớn mạnh gấp bội. Sở dĩ được như vậy vì cả dân tộc ta, nhân dân ta đã đồng lòng gắng sức bảo vệ và phát huy sức mạnh nội sinh của mình, lấy đó làm cốt lõi cho mọi cuộc đấu tranh sinh tồn.

Trong các giá trị truyền thống, có phần nhân lõi là phần ổn định nhưng cũng có những phần đã được bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Nếu không ổn định, không bền vững thì không còn là truyền thống. Phần ổn định, bền vững ấy tạo cho truyền thống sức mạnh tiềm tàng và mãnh liệt. Một dân tộc có truyền thống mãnh liệt, có bản sắc đậm đà thì sẽ không bao giờ bị đe dọa, hòa tan hay xóa nhòa bởi các lực lượng mạnh hơn nó. Điều đó đã được lịch sử dân tộc ta chứng minh. Và đối với dân tộc nào cũng vậy, chỉ có thể giữ vững được ổn định và phát triển trên cơ sở sức mạnh nền tảng của truyền thống và hiện đại, bên trong và bên ngoài, nhưng điều quan trọng nhất là sức mạnh cội nguồn của chính mình.

Xét theo quan điểm lịch sử thì truyền thống bao giờ cũng có hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực bao gồm cái tốt, cái hay, cái tiến bộ... tạo nên các giá trị truyền thống như chúng ta đã đề cập trên. Các giá trị truyền thống này đã trở nên tương đối ổn định, bền vững và tạo nên sức mạnh tinh thần mãnh liệt cho cả dân tộc.

Đứng ở góc độ hiện nay để xem xét, thì các giá trị truyền thống vẫn bao gồm những hạt nhân hợp lý, có tác dụng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa; văn hóa truyền thống có những yếu tố phù hợp với điều kiện hiện nay. Bởi vì trong truyền thống lâu đời của mỗi dân tộc, có những yếu tố phản ánh tính dân tộc, cũng có những yếu tố mang tính nhân loại (và thời đại). Các yếu tố này vẫn có điều kiện thể hiện, phát huy sức sống trong môi trường hiện đại. Các nước phương Đông vốn có truyền thống lâu đời về sự đoàn kết hợp tác, kỷ luật nghiêm minh, cần cù chịu khó... Các truyền thống này phát huy sức mạnh to lớn trong quá trình hiện đại hóa, góp phần làm cho nhiều nước trong khu vực này vượt qua mọi hoàn cảnh phức tạp và khó

29

khăn, vươn lên thành những "con rồng châu Á". Các nước ở châu Âu vốn có truyền thống mở cửa, giao lưu với các dân tộc khác, có truyền thống coi trọng thương nghiệp và hoạt động kinh doanh nên đã thích ứng rất nhanh với nhu cầu của xã hội công nghiệp hiện đại.

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)