Những thành tựu của quá trình hiện đại hoá các yếu tố văn hoá truyền thống

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 55)

- Thứ hai, số lượng chủ thể sáng tạo văn hoá tăng lên nhiều Hiện nay, chủ thể sáng tạo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ

2.1.2.Những thành tựu của quá trình hiện đại hoá các yếu tố văn hoá truyền thống

truyền thống

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền dân tộc đòi hỏi phải phát huy cao độ năng lực tinh thần của con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, là một sự nghiệp sáng tạo to lớn của nhân dân ta đồng thời là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phát huy nguồn lực trí tuệ và năng lực, bản lĩnh của mỗi con người Việt Nam. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội, nhu cầu tăng nhanh về văn hóa của mọi tầng lớp dân cư, quá trình dân chủ hóa xã hội... là yếu tố làm thay đổi đời sống văn hóa dân tộc.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đã xử lý hài hoà mối quan hệ tương tác giữa sức ép của toàn cầu hoá trên lĩnh vực văn hoá và nhu cầu bảo vệ di sản văn hoá dân tộc theo hướng vừa tăng cường giao lưu vừa giữ được bản sắc, vừa tận dụng thuận lợi vừa vượt qua thử thách… làm cho văn hoá Việt Nam vừa tham gia vào văn hoá nhân loại như một bộ phận quan trọng vừa tồn tại như một chỉnh thể độc lập, giàu bản sắc. Trong quan hệ này các yếu tố kế thừa và cách tân, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giao lưu và tiếp biến văn hoá được phát huy một cách tích cực qua nhiều thời đại khác nhau.

54

Do trình độ sản xuất, nhu cầu phát triển tự nhiên của mỗi dân tộc, đồng thời văn hóa dân tộc tìm thấy mức độ tương đồng, sự phù hợp của hệ tư tưởng Nho - Lão - Phật khác nhau nên sự ảnh hưởng khác nhau.

Chữ "Trung" trong Nho giáo chỉ có một nghĩa là hy sinh, tận tụy, chết vì vua, trung với vua. Đây là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Nhưng khi vào Việt Nam chữ "Trung" được hiểu là trung thành với tổ quốc, với quốc gia. Chữ "hiếu" theo nghĩa của Nho gia chỉ là hiếu với cha mẹ nhưng khi xâm nhập vào Việt Nam, ngoài nghĩa hiếu với cha mẹ, còn một ý nghĩa khác bao trùm rộng lớn hơn, đó là hiếu với dân. Chữ "nước" trong Nho giáo gắn liền với trị vì của dòng họ và dễ bị ngả nghiêng về nước này nước kia, song người Việt Nam chữ "nước" gắn liền với làng xã, gia đình, gắn liền cộng đồng dân tộc, do đó không ai chọn nước này nước khác.

Hệ tư tưởng Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nó thổi vào văn hóa truyền thống một sức mạnh giải phóng mới: sức mạnh dân tộc gắn liền sức mạnh của thời đại; nó đổi mới và nâng cao vai trò quần chúng nhân dân, lòng yêu nước thương dân gắn liền chủ nghĩa quốc tế; nó phát huy chủ nghĩa nhân đạo của văn hóa dân tộc Việt Nam... Vì vậy hệ tư tưởng Mác - Lênin trở thành vũ khí tinh thần của dân tộc, cổ vũ toàn dân tộc đứng lên giành độc lập, giành quyền sống, quyền xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Như vậy, thực tế đã chứng minh rằng, khi chúng ta nhận thức và tiếp nhận một cách đầy đủ về tư tưởng tiến bộ, khoa học thì phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại, đồng thời văn hóa truyền thống nâng lên không ngừng - ngược lại, tư tưởng lạc hậu, phản động, không phù hợp giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì tạo sự mâu thuẫn, xung đột và triệt tiêu lẫn nhau.

55

Trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự gia tăng các sản phẩm văn hoá hiện đại dễ làm cho văn hoá truyền thống bị đẩy ra phạm vi quan tâm của con người, nhưng đối với dân tộc Việt Nam không dễ dàng chút nào. Điều này đã chứng minh trong lịch sử dân tộc, dù bị đô hộ hàng ngàn năm vẫn không bị nô dịch, đồng hoá về văn hoá.

Xu hướng của chúng ta hiện nay, một mặt tìm về cội nguồn, truyền thống văn hóa, mặt khác hiện đại hóa các yếu tố truyền thống văn hóa cho phù hợp thời đại ngày nay, vì chúng ta muốn văn minh hơn trước, đạt yêu cầu hiện đại và tương lai của sự phát triển, muốn chinh phục cái mới, vượt cái cũ đòi hỏi phải có nền văn hóa phát triển. Đó là con đường duy nhất đúng đắn. Văn hóa phát triển là một nền văn hóa hiện đại và thường xuyên hiện đại hóa. Mặt khác, chúng ta hiện đại hoá các yếu tố truyền thống luôn gắn liền với chủ thể dân tộc, với điều kiện cụ thể của dân tộc mình. Đặc biệt là giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Điều này đã chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa và mặt trái của quá trình hiện đại hóa đang diễn ra ngày nay. Trước hết, chống lại lý thuyết tuyệt đối hóa mô hình tư bản phương Tây vì họ cho rằng: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo kiểu phương Tây thì mới thành công và trở thành mẫu mực cho các nước đang phát triển. Mặt khác, do xu thế áp đặt văn hóa và đế quốc chủ nghĩa trong văn hóa, do hiệu quả của quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa ngày nay, các xu thế tiến dần đến nghèo nàn đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại, làm suy giảm khả năng sáng tạo của các cộng đồng, hủy diệt nền văn hóa của nhiều quốc gia dân tộc, làm mất đi sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và sự phong phú, đa dạng, sinh động của văn hóa nhân loại.

Trong quá trình hiện đại hoá, văn hoá dân tộc luôn giữ tính đa dạng văn hoá. Đa dạng văn hoá là một nhu cầu khách quan và là điều kiện đem lại cho mọi người, mọi dân tộc khả năng lựa chọn con đường phát triển phù

56

hợp nhất với bản sắc và năng lực của mình. Trong suốt quá trình lịch sử lâu dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các dân tộc đều kề vai sát cánh bên nhau trong một đất nước độc lập, thống nhất, bình đẳng và hoà bình.

Chính việc giữ vững tính đa dạng văn hoá và tôn trọng sự khác biệt văn hoá của các dân tộc, của các quốc gia đã chống lại ý đồ “bài ngoại”, tôn thờ “chủ nghĩa biệt lập”, chống lại sự áp đặt văn hoá của dân tộc này, quốc gia này đối với dân tộc khác, quốc gia khác. Mặt khác tính đa dạng văn hoá của Việt Nam không tách rời tính thống nhất. Đó là kết quả của một quá trình gắn kết lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên và trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ xây dựng tổ quốc gắn liền sự ảnh hưởng của hiện đại hoá kinh tế, thì văn hoá truyền thống ở nước ta ngày được hiện đại bởi yếu tố toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đã tác động vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hoá, nghệ thuật. Trong tiến trình đổi mới, ở mặt tích cực, thông qua kinh tế thị trường đã khơi dậy, thúc đẩy phát triển nhiều tiềm năng văn hoá nghệ thuật, thoả mãn nhu cầu đa dạng mọi tầng lớp nhân dân. Kinh tế thị trường đã biến đổi các hoạt động văn hoá, nghệ thuật trở nên sinh động, sáng tạo với những nội dung hấp dẫn, hình thức, thể loại nhiều màu vẻ, thoả mãn thị hiếu quần chúng. Các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú. Các hoạt động lễ hội quần chúng, thể dục, thể thao… cùng tăng trưởng, tạo sinh khí và sắc thái văn hoá trong đời sống xã hội. Đặc biệt, các phong tục tập quán, các lễ hội dân gian truyền thống ngày càng được khôi phục và phát triển hướng về mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều địa phương đã thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc để xây dựng đời

57

sống văn hoá. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì. Các hình thức hoạt động kinh tế trong văn hoá phát triển như kinh doanh, dịch vụ, tài trợ rất đa dạng và phong phú.

Trong việc xây dựng và phát huy văn hóa truyền thống, văn hóa đạo đức và lối sống là một bộ phận quan trọng của đời sống văn hóa tinh thần xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII khẳng định: "Các quan hệ đạo đức giữa người và người là một phương diện quan trọng nhất của văn hóa" [8, tr.37]; Nghị quyết Hội nghị lần 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhấn mạnh "tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa" [6, tr.42].

Hồ Chủ tịch dạy, đạo đức là cái gốc của cách mạng. văn hóa được xem là nền tảng, là giá đỡ tinh thần của xã hội, trong đó văn hóa đạo đức là một trụ cột trong ba trụ cột (chân - thiện - mỹ) của cái nền tảng, cái giá đỡ đó. Hơn nữa, đối với Hồ Chí Minh, tất cả lý tưởng chính trị - xã hội đều được soi sáng dưới ánh sáng văn hóa của đạo đức và lối sống. Người quan niệm về sự nghiệp cách mạng của Đảng là một sự nghiệp mang tinh thần đạo đức, văn minh, là độc lập, là hòa bình, ấm no.

Văn hóa đạo đức và lối sống diễn biến tích cực theo diễn biến phát triển trong thời kỳ đổi mới, mở cửa. Nhiều nét mới trong các giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành theo xu hướng nhân văn hơn, nhân bản hơn. Sự quan tâm của xã hội đối với con người một cách trực tiếp hơn, đích thực hơn với khẩu hiệu: Tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Xã hội và cả cộng đồng đã chú ý đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người và đang cải thiện từng bước, từng ngày đổi mới.

Do đổi mới mà tính tích cực của công dân (năng động cá nhân) được phát huy, lợi ích cá nhân, sáng kiến cá nhân, lựa chọn cá nhân và

58

năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ được mở rộng và tăng lên cùng với tự do cá nhân cùng với tự do cá nhân. Quy chế dân chủ mà Đảng đề xướng và quần chúng nhân dân đòi hỏi ở cơ sở đã minh chứng điều đó.

Trong 5 năm qua, với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá hoạt động văn hoá đã đạt được hiệu quả nhất định. Huy động lượng đầu tư cho văn hoá từ nhân dân và lực lượng xã hội là 4.956 tỷ. Năm 2003, xã hội hoá tiếp tục thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trên nhiều lĩnh vực, góp phần làm phong phú đời sống văn hoá, tinh thần, nâng cao dân trí, tác động tích cực đến môi trường xã hội. Ở Hà Nội, nhân dân đã đóng góp 36/48 tỷ đồng tu bổ các di tích văn hoá; thành phố Hồ Chí Minh tư nhân đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên; tỉnh Trà Vinh vận động nhân dân đóng góp trên 2 tỷ đồng xây dựng các thiết chế văn hoá; Tiền Giang đã huy động hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở văn hoá và thiết chế văn hoá; An Giang có 166 câu lạc bộ dân ca tài tử; Bắc Giang xây dựng gần 400 nhà văn hoá thôn. Tất cả các hoạt động này đều thể hiện quá trình hiện đại hoá các giá trị văn hoá truyền thống, khôi phục lại những tư tưởng truyền thống bằng những phương tiện hiện đại. Hiện nay, trong khu vực nông thôn trên cả nước có 24.401 đội văn nghệ và câu lạc bộ văn hoá do nhân dân tự thành lập, trên 8000 cửa hàng sách tư nhân, 3 rạp chiếu phim tư nhân, 4 công ty phát hành sách đã cổ phần hoá.

Nét mới của văn hoá truyền thống là được đổi mới, được cách tân không ngừng trong thời gian qua. Gắn với sự đổi mới của đất nước, văn hoá - xã hội cũng đổi mới. Văn hoá truyền thống không giữ nguyên dạng như cũ bởi tác động của sự thay đổi mạnh mẽ trong nước và quốc tế. Văn hoá vùng, miền, văn hoá từng dân tộc, và từng thể loại văn hoá nghệ thuật

59

cũng biến đổi phù hợp với cuộc sống hiện đại. Chẳng hạn, đặc điểm trong văn hoá Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước gắn chặt lòng thương dân, bởi “dân là dân nước, nước là nước dân”. Đến thời đại Hồ Chí Minh đã phát triển thành sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội; Cuộc vận động toàn dân thực hiện nếp sống mới, làm cho các phong tục tập quán cũ kỹ giảm dần, thay vào đó phong tục mới như ma chay, cưới hỏi, tiệc tùng… được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm; Văn hoá nghệ thuật như hát, múa, hội hoạ, lễ hội… được cách tân phù hợp cuộc sống hiện đại.

Tóm lại: Việc giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống và hiện đại hoá văn hoá truyền thống là hai công việc khác nhau mang tính tương đối. Giữa chúng quan hệ thống nhất nhau vì có giữ gìn, phát huy văn hoá truyền thống mới hiện đại hoá được, ngược lại, hiện đại hoá yếu tố văn hoá truyền thống mới bảo tồn bền vững, lâu dài văn hoá truyền thống. Vì vậy sự kết hợp giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại là sự lựa chọn đúng đắn trong xây dựng nền văn hoá mới nước ta trong quá trình đổi mới.

Một phần của tài liệu Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 55)