Ảnh hưởng của các cách trồng ngô đến động thái tăng trưởng số lá củ a2 giống

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 39)

2 giống ngô.

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu của cây ngô, lá còn là cơ quan hô hấp, trao đổi khí và dự trữ dinh dưỡng cho cây. Do vậy số lá trên cây và tốc độ ra lá phù hợp sẽ quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất cây trồng. Số lá và tuổi thọ lá liên quan đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá. Thông thường những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì số lá trên cây ít hơn những giống có thời gian sinh trưởng dài ngày. Giống như sự tăng trưởng chiều cao của cây thì tốc độ ra lá cũng là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng ngô. Lá ngô là bộ phận quyết định đến khả năng quang hợp tích luỹ chất hữu cơ nuôi sống cây và cung cấp chất dinh dưỡng nuôi hạt. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, lá ngô đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp và tạo sản phẩm nuôi cây, nuôi bắp. Tốc độ ra lá nhanh chứng tỏ cây sinh trưởng phát triển tốt và ngược lại. Việc theo dõi động thái tăng trưởng của lá sẽ giải quyết được vấn đề về khâu kỹ thuật trồng trọt, giúp cho người trồng ngô cung cấp kịp thời, hợp lý các yếu tố dinh dưỡng để cây ngô có năng suất cao phẩm chất tốt và đánh giá được dòng ngô tốt.

Qua khảo sát, chúng tôi thu được kết quả về động thái tăng trưởng số lá của 2 giống ở các cách trồng khác nhau được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng số lá của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

TG

CT Ngày 19/3 Ngày 26/3 Ngày 2/4 Ngày 9/4 Ngày 16/4 Ngày 23/4

G1C1 5,53 7,33 9,07 11,07 14,23 19,23 G1C2 5,50 7,23 8,83 10,87 13,53 19,00 G1C3 5,43 7,27 8,93 10,97 13,47 19,20 G1C4 5,63 7,43 9,27 11,30 14,33 19,20 G1C5 5,33 7,27 9,07 11,13 13,77 19,27 G1C6 6,17 8,07 9,90 11,93 15,90 19,03 G2C1 5,63 7,00 9,03 11,03 13,63 19,23 G2C2 5,43 6,93 8,53 10,57 13,10 19,00 G2C3 5,27 6,97 8,80 10,77 12,93 18,97 G2C4 5,53 7,50 9,13 11,20 13,70 19,10 G2C5 5,40 7,33 9,07 11,07 13,57 19,03 G2C6 6,03 7,70 9,67 11,77 15,87 19,10

Ghi chú: TG: Thời gian theo dõi, CT: công thức thí nghiệm

Đồ thị 2 Ảnh hưởng của các cách trồng ngô đến động thái tăng trưởng số lá thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Qua bảng 4.3 và đồ thị 2 cho thấy: Tốc độ ra lá của các công thức trong thí nghiệm tương đối đồng đều trong thời gian theo dõi, cao nhất ở tuần theo dõi

thứ 5. Tất cả các cách trồng đều có tốc độ ra lá tương đồng với nhau và cao nhất là cách trồng C5 (2,757 lá/ tuần), thấp nhất là cách trồng C6 (2,593 lá/ tuần).

4.3. Ảnh hưởng của các cách trồng đến diện tích lá (m2 lá/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI).

Cũng như các loại cây trồng khác, lá ngô là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây, có tới 60% vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% do thân rễ tạo nên. Đặc biệt, lá ngô có nhiều khí khổng, trung bình một lá ngô có khoảng 2 - 6 triệu khí khổng. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá ngô rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mặt khác, lá ngô cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô dù với lượng mưa rất nhỏ, chỉ cần lượng mưa khoảng 7 - 8 mm thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 25 - 30 cm đã chứa một lượng nước 50 - 60% tổng lượng mưa. Như vậy, lá ngô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo năng suất của giống. Khả năng ra lá, tuổi thọ lá và kích thước của lá không những do đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng hai chỉ tiêu diện tích lá (m2) và chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất). Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá. Do đó, giống nào có chỉ số diện tích lá lớn thì giống đó có tiềm năng cho năng suất cao. Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều trường hợp giống có chỉ số diện tích lá lớn nhưng năng suất lại không cao vì mất cân đối phần trên mặt đất và dưới mặt đất, sâu bệnh phá hại và khả năng chống đổ kém. Bởi đây là mối quan hệ phức tạp có liên quan tới sức chứa và nguồn (nguồn là bộ phận tổng hợp hợp chất hữu cơ, sức chứa là độ lớn và số lượng của các cơ quan, bộ phận của cây chứa chất đồng hoá).

Kết quả nghiên cứu diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các tái tổ hợp ngô thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

TK

Công thức

Thời kì 7 -9 lá Thời kì xoắn nõn Thời kì chín sữa Diện tích lá (m2 lá) LAI Diện tích lá (m2 lá) LAI Diện tích lá (m2 lá) LAI G1C1 0,07 041 0,18 1,05 0,53 3,05 G1C2 0,07 0,39 0,16 0,94 0,56 3,21 G1C3 0,07 0,40 0,15 0,91 0,59 3,37 G1C4 0,08 0,44 0,16 0,91 0,54 3,14 G1C5 0,07 0,39 0,16 0,90 0,54 3,10 G1C6 0,07 0,40 0,17 0,95 0,55 3,12 G2C1 0,07 0,41 0,16 0,96 0,54 3,06 G2C2 0,07 0,41 0,15 0,88 0,53 3,03 G2C3 0,06 0,36 0,17 0,97 0,55 3,13 G2C4 0,07 0,40 0,16 0,91 0,57 3,27 G2C5 0,08 0,43 0,16 0,93 0,53 3,04 G2C6 0,07 0,41 0,17 0,98 0,54 3,09 CV% 9,6 10,6 7,6 LSD 0,05G 0,035 0,06 0,16 LSD 0,05CT 0,06 0,11 0,28 LSD 0,05G*CT 0,09 0,17 0,4

Ghi chú: TK: Thời kì, LAI : Chỉ số diện tích lá (Diện tích lá/ Diện tích đất), đơn vị của LAI: m2 lá /m2 đất.

Đồ thị 3: Diện tích lá của các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Đồ thị 4: Chỉ số diện tích (LAI) các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Kết quả theo dõi ở bảng 4.4 và các đồ thị 3, 4 cho thấy diện tích lá và chỉ số diện tích lá của 3 thời kỳ tăng dần trong đó thời kỳ 7 – 9 lá có diện tích lá và

cách trồng khác nhau đạt từ 0,06 – 0,08 (m2 lá), chỉ số diện tích lá đạt từ 0,36 – 0,43 (m2 lá/m2 đất). Ở các cách trồng có sự khác biệt rõ rệt về chỉ số LAI giữa bón phân rời C1 (0,41 m2 lá/m2) với không bón phân C2, C3 (0,39 -0,40 m2lá/m2đất) và bón phân viên nén C4, C5, C6 (0,39 – 0,44m2 lá/m2đất) ở mức độ tin cậy 95%.

Đến thời kỳ xoắn nõn cả diện tích lá và chỉ số diện tích lá đều tăng lên đáng kể, biến động lớn giữa các cách trồng. Các cách trồng ngô khác nhau có diện tích lá dao động từ 0,15 – 0,18 (m2 lá) ứng với chỉ số diện tích lá từ 0,88 – 1,05 (m2 lá/m2 đất). Ở giống LVN99, tất cả các cách trồng đều có diện tích lá và chỉ số diện tích lá thấp hơn cách trồng đối chứng C1. Ở giống NK4300, diện tích lá và chỉ số diện tích lá tương đương nhau, thấp nhất là cách trồng C2. Thời kỳ chín sữa, diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cực đại, ở các cách trồng khác nhau có diện tích lá biến động từ 0,53 – 0,59 (m2 lá), tương đương với chỉ số diện tích lá đạt từ 3,05 – 3,37 (m2 lá/m2 đất). Kết quả xử lý thống kê (bảng 4.4) cho thấy độ biến động (CV%) của LAI ở các thời kì sinh trưởng và phát triển của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau biến động 7,6% - 10,6%.

Từ việc nghiên cứu diện tích lá qua các thời kỳ có thể đưa ra những phương án bón phân hợp lý, bón đúng lúc, bón đầy đủ và cân đối sẽ giúp bộ lá bền lâu cũng như tăng khả năng quang hợp. Còn nếu bón không kịp thời, không đầy đủ, đặc biệt là yếu tố đạm sẽ làm bộ lá tàn nhanh, ảnh hưởng đến quang hợp, làm giảm năng suất.

4.4. Ảnh hưởng của các cách trồng ngô đến chỉ số màu xanh (chỉ số SPAD) của lá ngô

Chỉ số màu xanh của lá phản ánh lượng diệp lục tích lũy trong lá, khi lượng diệp lục càng lớn thì có chỉ số màu xanh càng cao. Hiện nay thay vì phải đo hàm lượng diệp lục một cách phức tạp, người ta thay thế bằng chỉ tiêu chỉ số màu xanh của lá đơn giản hơn. Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Chỉ số màu xanh (chỉ số SPAD) của lá ngô với các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội. Công thức Thời kì 7- 9 lá Thời kì xoắn nõn Thời kì chín sữa

G1C1 46,79 47,79 50,70 G1C2 37,51 47,84 55,23 G1C3 37,11 46,96 55,73 G1C4 45,85 49,14 51,00 G1C5 47,42 48,36 49,42 G1C6 46,71 54,09 53,88 G2C1 49,61 47,32 52,62 G2C2 35,85 47,09 51,81 G2C3 36,34 47,81 52,89 G2C4 45,77 49,08 47,59 G2C5 46,04 47,30 48,52 G2C6 45,73 53,67 49,31 CV% 10,10 6,10 8,40 LSD 0.05 (G) 4,24 2,04 2,99 LSD 0.05 (CT) 7,34 3,54 5,18 LSD 0.05 (G*CT) 10,38 5,01 7,33

Đồ thị 5: Chỉ số màu xanh (chỉ số SPAD) của lá ngô với các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Qua bảng 4.5 và đồ thị 5 cho thấy: sự biến động rất lớn của chỉ số màu xanh của lá. Chỉ số màu xanh của lá tăng lên và đạt cực đại ở thời kì chín sữa ở các cách trồng C1, C2, C3, C4, C5. Chỉ số màu xanh của lá ngô ở cách trồng C6 tăng lên và đạt cực đại ở thời kỳ xoắn nõn, giảm ở thời kì chín sữa. Thời kì 7 – 9 lá, các cách trồng đạt chỉ số cao nhất là 49,061 ở giống NK4300 và cách trồng C1 (cách trồng đối chứng), thấp nhất là cách trồng C2 ở giống NK4300 với chỉ số là 35,85. Chỉ số màu xanh của lá ở cách trồng C1 cao là do ở thời kì 3 – 5 lá ta đã cung cấp 1/3 lượng phân đạm và kali cho cây. Có thể giải thích rằng khi cung cấp 1 lượng đạm nhất định cho cây thì khả năng tổng hợp Cloraphin sẽ cao hơn, lượng diệp lục tích lũy trong lá nhiều hơn làm tăng màu xanh của lá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời kì xoắn nõn, chỉ số màu xanh của lá ngô ở các cách trồng ương tđồng nhau, cao nhất là cách trồng C6 là 53,88, thấp nhất là cách trồng C3 là 47,39. Đến thời kì chín sữa, lúc này bộ lá phát triển hoàn thiện nhất nên chỉ số SPAD dao dộng ở mức 47,59 – 55,73. Nhìn đồ thị 5 ta thấy sự thay đổi rất rõ chỉ số mà xanh của cách trồng C2 và C3 trong từng thời kì phát triển, cách cách trồng còn lại thì sự thay đổi không rõ.

4.5. Ảnh hưởng của các cách trồng ngô đến đặc trưng hình thái cây

Đặc điểm hình thái của cây ngô được đánh giá theo các chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá, chỉ số diện tích lá,... là những chỉ tiêu biến động lớn và phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là kỹ thuật chăm sóc. Đặc điểm hình thái cây biểu hiện tình hình sinh trưởng, phát triển của giống đó tốt hay xấu và có khả năng cho năng suất cao hay không. Mỗi giống đều có đặc trưng về hình thái, có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất.

Qua theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu về hình thái của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau trong thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Đặc trưng hình thái cây của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

Công thức CCCC (cm) CCĐB (cm) TLCCĐB (%) G1C1 182,85 88,32 48,30 G1C2 178,80 85,23 47,67 G1C3 180,15 89,40 49,62 G1C4 183,13 86,13 47,03 G1C5 179,30 88,40 49,30 G1C6 190,40 92,33 48,49 G2C1 192,70 91,63 47,55 G2C2 186,67 86,55 46,37 G2C3 184,10 85,27 46,32 G2C4 193,90 87,13 44,94 G2C5 189,57 90,40 47,69

CV% 5,5 7,7 -

LSD 0.05 (G) 7,04 4,71 -

LSD 0.05 (CT) 12,2 8,16 -

LSD 0.05 (G*CT) 17.26 11.55 -

Ghi chú:CCCC: Chiều cao cuối cùng của cây ngô, CCĐB: Chiều cao đóng bắp, TLCCĐB: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp,CV: Độ biến động.

Đồ thị 6: Đặc trưng hình thái cây của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 tại Gia Lâm – Hà Nội.

4.5.1.Chiều cao cây cuối cùng của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau trong thí nghiệm

Chiều cao cây cuối cùng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đỡ của cây. Chiều cao cây cuối cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc và điều kiện khí hậu. Ngô là cây giao phấn điển hình, nếu chiều cao cây và chiều cao đóng bắp rất thấp thì khó khăn cho việc thụ phấn, tuy nhiên chiều cao cây mà cao trong điều kiện thiếu ánh sáng thì chống đổ kém. Qua bảng 4.6 và đồ thị 6 cho thấy: 2 giống ngô tham gia thí nghiệm với các cách trồng khác nhau có chiều cao cây 179,8 – 193,9 cm. Trong đó cách trồng C6 có chiều cao lớn nhất, cao hơn cách trồng đối

chứng (C1) 4,34 cm, các cách trồng còn lại tương đương với cách trồng đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Kết quả xử lý thống kê (bảng 4.6) cho thấy độ biến động (CV%) của chiều cao cây cuối cùng của các cách trồng ngô đạt 5,5%.

4.5.2.Chiều cao đóng bắp của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau trong thí nghiệm

Chiều cao đóng bắp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ và khả năng cơ giới hóa của các giống ngô. Tuy nhiên những giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hóa thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, thường những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp thấp hơn giống ngô có thời gian sinh trưởng dài. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài ngày thường bằng khoảng 45 - 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp khoảng 35 - 38% chiều cao cây. Nhìn chung chiều cao đóng bắp tối ưu bằng 1/2 chiều cao cây. Những giống ngô có chiều cao cây cao, thường có chiều cao đóng bắp cao và ngược lại. Cây ngô có chiều cao đóng bắp hợp lý sẽ giúp cho bắp ngô dễ nhận phấn, quá trình thụ tinh diễn ra dễ dàng, chất dinh dưỡng được tích lũy nhiều tạo điều kiện tăng năng suất, nhưng nếu chiều cao đóng bắp cao quá thì sẽ làm cây ngô dễ đổ gãy và ngược lại.

Chiều cao đóng bắp được tính từ gốc đến đốt mang bắp hữu hiệu đầu tiên, chiều cao đóng bắp hợp lý giúp cây ngô dễ nhận phấn, tăng chống đổ. Qua bảng 4.6 và đồ thị 6 cho thấy, chiều cao đóng bắp của 2 giống với các cách trồng khác nhau dao động trong khoảng 85,23 – 92,33 cm. Trong đó chiều cao đóng bắp của giống LVN99 với cách trồng C2 thấp nhất, thấp hơn cách trồng đối chứng C1 4,05cm, các cách trồng còn lại tương đương cách trồng đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Hệ số biến động về chiều cao đóng bắp của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau đạt 7,7%. So sánh với độ biến động của chiều cao cây cuối cùng thấy rằng độ biến động của chiều cao đóng bắp lớn hơn chứng tỏ chỉ tiêu chiều cao cây cuối cùng ổn định hơn chỉ tiêu chiều cao đóng bắp.

4.6. Một số chỉ tiêu về bắp của 2 giống ngô với các cách trồng khác nhau

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 39)