Các chỉ tiêu theo dõi:

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 29)

a)Thời gian sinh trưởng.

1. Số ngày từ gieo hạt đến khi nảy mầm .

Ngày hạt nảy mầm: khi có 70% số cây trên ô thí nghiệm nảy mầm 2. Số ngày từ gieo hạt đến khi ngô trỗ cờ.

Ngày trỗ cờ: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có bông cờ thoát khỏi bẹ lá trên cùng.

3. Số ngày từ gieo hạt đến khi ngô tung phấn

Ngày tung phấn: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm tung phấn. 4. Số ngày từ gieo hạt đến khi ngô phun râu

Ngày phun râu: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm phun râu. 5. Số ngày từ gieo hạt đến khi chín sữa

Ngày chín sữa: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sữa. 6. Số ngày từ gieo hạt đến khi chín sáp.

Ngày chín sáp: khi 50% số cây trên ô thí nghiệm có hạt chín sáp. 7. Số ngày từ gieo hạt dến khi thu hoạch.

Ngày thu hoạch: Chín hoàn toàn khi chân hạt có điểm đen 100% cây hoặc 75% cây có lá bị khô.

b) Động thái sinh trưởng, phát triển.

1. Đo chiều cao cây (cm) khi cây 5 - 6 lá. Đo mỗi tuần một lần. 2. Theo dõi động thái ra lá. Đo mỗi tuần một lần.

3. Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo lúc ngô trỗ cờ xong, đo từ sát mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.

c) Diện tích lá và chỉ số diện tích lá.

1. Đo diện tích lá và chỉ số diện tích lá đo ở các thời kỳ 7 – 9 lá thật, trước trỗ cờ 15 ngày và thời kỳ chín sữa.

• Diện tích lá (m2): Đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá xanh có trên cây tại thời điểm theo dõi. Chiều dài đo từ gốc phiến lá đến ngọn phiến lá, chiều rộng đo tại các vị trí lớn nhất của phiến lá.

Công thức: S = Dtb x Rtb x 0.7 x Σ số lá

+ Dtb: là chiều dài trung bình của tất cả các lá trên cây + Rtb: là chiều rộng của tất cả các lá trên cây

+ 0.7: là số hiệu chỉnh.

• Chỉ số diện tích lá LAI.

LAI (m2 lá/m đất) = Diện tích lá (m2 2 lá)/Diện tích đất

•Chỉ số màu xanh: chỉ tiêu đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá (chỉ số SPAD) đo bằng máy SPAD- 502 (Nhật Bản)

2. Chỉ tiêu bắp.

Trạng thái bắp, chiều dài bắp, đường kính bắp, số bắp hữu hiệu, tỉ lệ đuôi chuột....

Chiều dài bắp : Đo từ đầu đến múp bắp. Đường kính bắp: Đo chỗ rộng nhất.

Bắp hữu hiệu: Bắp có trung bình mỗi hàng 8-10 hạt trở lên.

d) Các yếu tố cấu thành năng suất.

1. Số bắp sinh học trên cây ( tổng số bắp/cây) 2. Số bắp hữu hiệu/cây

3. Chiều dài bắp (cm) 4. Đường kính bắp (cm) 5. Số hàng hạt/bắp

7. Khối lượng 1000 hạt (g): Cân 8 mẫu, mỗi mẫu 100 hạt ở ðộ ẩm 14%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.

8. Năng suất (tạ/ha). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng suất lý thuyết ở độ ẩm 14%:

NSLT=( RE x KR x EP x P1000 hạt x D)/100000000. Trong đó: RE: số hàng hạt/ bắp.

KR: Số hạt/ hàng EP: Tỷ lệ bắp/ cây D : Mật độ cây/ha

- Năng suất thực thu ở độ ẩm 14%:

NSTT= RWP x KE x (100- A0) x 100/(100-14) x S0 Trong đó: RWP: khối lượng bắp thu hoạch trên ô (kg) KE: Tỷ lệ hạt/ bắp.

A0 : Độ ẩm hạt khi thu hoạch. S0 : Diện tích ô thí nghiệm.

e) Chỉ tiêu về khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh.

1. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính: sâu xám, sâu cắn lá, sâu dục thân, bệnh khô vằn,bệnh đốm lá, bệnh héo xanh...

i. Mức độ gây hại của sâu, bệnh (%) = ( Số cây bị sâu bệnh hại

/ tổng số cây trong ô thí nghiệm) x 100.

2. Khả năng chống đổ: chống đổ rễ và gẫy thân.

i. Khả năng chống đổ = số gốc cây nghiêng 300 so với phương thẳng đứng / tổng số cây trong ô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 29)