Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 26)

* Mật độ và khoảng cách:

 Khoảng cách: Cây cách cây : 25cm Hàng cách hàng : 70cm  Mật độ : 5,7 vạn cây/ha.

* Cách làm bầu (sử dụng cho C6):

+ Sử dụng vỏ bầu làm từ phụ phẩm thân lá cây trồng

+ Làm giá thể: Tỉ lệ 1 phần phân chuồng hoai mục + 3 phần đất thịt nhẹ + Cách làm bầu: Cho giá thể vào bầu dày 1cm, đặt 1 viên phân bón tổng hợp NPK chậm tan vào giữa bầu,đưa gia thể vào cao ngang miệng bầu

+ Gieo mỗi bầu hạt giống sâu 2-3 cm (có thể sử dụng hạt đã ngâm ủ) + Bầu được xếp theo hàng, đặt nơi an toàn, tưới giữ ẩm 1-2 ngày/ lần

* Làm đất: vệ sinh đồng ruộng, đất được cày bừa kỹ, san phẳng, chia băng, rạch

hàng, nếu đất tơi xốp không cần cày đất, chỉ cần phun thuốc trừ cỏ kết hợp với lên luống cao

* Phân bón:

 Sử dụng cho C1, C2, C3, C4: Bón lót (phân chuồng hoặc phân vi sinh) + bón thúc 150N +90P2O5 +90K2O.

 Lượng phân bón dùng cho 1 ô nhỏ áp dụng cách trồng C1, C2, C3, C4 là: 0,15N + 0,09 P2O5 + 0,09 K2O tương đương với 0,33kg đạm + 0,53kg supe lân + 0,15kg kali

 Tổng lượng phân cần dùng cho các cách trồng C1, C2, C3, C4 là: 7,92kg đạm +12,72kg supe lân + 3,6kg kali

 Sử dụng cho C5, C6: Bón lót toàn bộ phân các loại: phân chuồng hoặc phân vi sinh + bón phân viên nén bằng 2/3 lượng phân bón thực các công thức khác.

* Cách bón phân:

 Đối với C1:

+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo

+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 3 – 4 lá thật): bón 1/3 đạm + 1/3 KCl + vun nhẹ quanh gốc.

+ Bón thúc lần 2 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón 1/3 đạm + 1/3 KCl + vun cao chống đổ.

+ Bón thúc lần 3 (trước khi cây trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón 1/3 đạm + 1/3 KCl + vun cao lần cuối.

 Đối với C2:

+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo

+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón 2/3 đạm + 2/3 KCl + vun cao chống đổ.

+ Bón thúc lần 2 (trước khi cây trỗ cờ 10 – 15 ngày): bón 1/3 đạm + 1/3 KCl+ vun cao lần cuối.

 Đối với C3:

+ Bón lót: toàn bộ phân vi sinh và phân lân trước khi gieo

+ Bón thúc lần 1 (khi cây được 7 – 9 lá thật): bón toàn bộ lượng đạm và kali + vun cao chống đổ.

 Đối với C4: +Bón lót phân vi sinh

+ Bón phân viên nén ở giai đoạn 3-5 lá

+ Vun ngô ở 1 giai đoạn 7-9 lá + Phun thuốc trừ cỏ  Đối với C5, C6:

+ Bổ hốc theo khoảng cách 70cm x 25cm, đặt 1 phân viên nén + phân lót sâu 7-8 cm, lấp đất 2cm

* Chăm sóc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Tưới nước: Tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm thích hợp cho cây ngô sinh trưởng, phát triển (độ ẩm đất 70% là phù hợp). Tại thời điểm ngô 7 -9 lá, khi cây ngô xoắn nõn và khi chín sữa cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước cho cây. Phương pháp tưới chủ yếu là dùng thùng tưới và tưới rãnh.

• Dặm cây: dùng hạt dự trữ trồng vào vị trí các cây bị chết

• Tỉa cây:

+Tỉa lần 1 khi cây 3 – 4 lá

+ Tỉa lần 2 khi cây 6 – 7 lá: Tỉa cố định cây

 Chú ý: Đối với CT5 và CT6 cần chăm sóc như sau:

+ Phun thuốc trừ cỏ trước khi gieo ngô 1 ngày, lúc ngô có cỏ dại (7-9 lá và trỗ cờ trước 15 ngày) chỉ cần phun thuốc khi cỏ dại nhiều, cạnh tranh với ngô- Sử dụng phễu phun của công ty Syngenta

• Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên theo dõi để phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt chú ý sâu xám hại ngô.

* Thu hoạch: Tiến hành thu riêng từng tái tổ hợp khi ngô chín sinh lý.

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 26)