Sơ đồ thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghệm

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 25)

3.3.1.1. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố

 Nhân tố chính là 6 cách trồng khác nhau kí hiệu từ C1 – C6

C1: Trồng ngô theo quy trình thông thường - bón phân thúc 3 lần (3-4 lá + 7-9 lá + trước trỗ 15 ngày) (đối chứng).

C2: Trồng ngô theo quy trình thông thường - bón phân thúc 2 lần (7-9 lá + trước trỗ 15 ngày).

C3: Trồng ngô theo quy trình thông thường - bón phân thúc 1 lần (7-9 lá)

C4: Trồng theo quy trình công ty Syngenta kết hợp sử dụng phân nén : Bón lót phân vi sinh + Bón phân viên nén ở giai đoạn 3-5 lá + Vun ngô ở 1 giai đoạn 7- 9 lá + Phun thuốc trừ cỏ

C5: Trồng ngô theo quy trình cải tiến sử dụng phân viên nén – bón lót 1 lần C6: Trồng ngô bằng bầu công nghiệp + chăm sóc theo quy trình cải tiến sử dụng phân viên nén - bón lót 1 lần.

 Nhân tố phụ là 2 giống ngô lai: G1 là giống LVN99 G2 là giống NK4300 Thí nghiệm gồm 12 công thức: CT1: G1C1 CT7: G1C1 CT2: G1C2 CT8: G1C2 CT3: G1C3 CT9: G1C3 CT4: G1C4 CT10: G1C4 CT5: G1C5 CT11: G1C5 CT6: G1C6 CT12: G1C6

G2C3 G2C4 G1C3 G1C5 G1C6 G2C5 G2C2 G2C1 G1C4 G1C2 G1C1 G2C6 G1C2 G1C4 G2C1 G2C6 G1C3 G1C6 G2C3 G2C5 G2C2 G1C1 G2C4 G1C5 G1C3 G2C3 G1C2 G2C2 G2C5 G2C6 G1C5 G2C1 G1C1 G2C4 G1C4 G2C6

DẢI BẢO VỆ

3.3.1.2. Bố trí thí nghiệm

 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)  Thí nghiệm nhắc lại 3 lần. Tổng số ô thí nghiệm là 12 x3 = 36 ô  Các ô có diện tích là 10.5 m2

 Tổng diện tích của thí nghiệm là 36 x 10 = 360 m2 (chưa kể dải bảo vệ và rãnh thoát nước)

Một phần của tài liệu So sánh một số cách trồng ngô trong vụ Xuân năm 2013 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội (Trang 25)