Thực trạng chính sách đối với người lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 46)

1. CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP 1 2 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP

2.2.4. Thực trạng chính sách đối với người lao động

Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động theo quy định của nhà nước Tổng công ty đã cố gắng xây dựng những chính sách hợp lý để trả công xứng đáng cho sự đóng góp cống hiến của người lao động, khuyến khích lòng nhiệt tình hăng say, tinh thần sáng tạo không ngừng để thu hút nhân lực có trình độ, sức khỏe phục vụ cho sự phát triển chung của Tổng công ty.

Xây dựng một quỹ lương – thưởng hợp lý nhằm cải thiện đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên là mục tiêu mà Tổng công ty hướng tới.

2.2.4.1. Xây dựng quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương được trích từ kế hoạch doanh thu dựa trên các chế độ quy định của Nhà nước, Nghị định của chính phủ, luật doanh nghiệp, luật kế toán….và chia đều cho 12 tháng trong niên độ tài chính.

Quỹ tiền lương hàng tháng được kế toán tiền lương tính toán và chia thành hai quỹ lương chính là “Quỹ lương cơ bản” (VRCBR) và “Quỹ lương kinh doanh” (VRKDR)

Quỹ tiền lương sau khi được trích sẽ chi 100% “Quỹ lương cơ bản” và phần còn lại là “Quỹ lương kinh doanh” sẽ được chi 90%, phần còn lại sẽ được thanh toán nốt khi quyết toán quỹ lương.

Nếu kết quả kinh doanh của Tổng công ty trong năm lỗ thì không có quỹ lương kinh doanh, nếu trong năm đã chi cho CBCNV rồi thì phần chi quá sẽ trừ vào quỹ lương năm sau.

2.2.4.2. Chia quỹ tiền lương

UChia “Quỹ lương cơ bản” (VUR UCBUR U): được dựa trên các tiêu chí

Mức lương tối thiểu: do nhà nước quy định

Hệ số lương cơ bản: theo quyết định nâng lương mới nhất do Tổng giám đốc duyệt

Các loại phụ cấp trách nhiệm Công thức tính toán như sau:

Tcb(i)=[ Mức lương tối thiểu x Hcb(i) x n(i) ]+[Lương tối thiểu vùng x Hpc(i)] Tổng số ngày công đi làm trong tháng

Trong đó:

Tcb(i): là tiền lương cơ bản của CBCNV thứ i

Mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định cho khu vực Hà Nội Hcb(i): là hệ số lương cơ bản của CBCNV thứ i

Ni: là số ngày công thực tế của CBCNV thứ i Hpc(i): là hệ số phụ cấp của CBCNV thứ i (nếu có)

U

Chia “Quỹ lương kinh doanh” (VUR UKDURU):Ulà phần còn lại của tổng quỹ lương sau khi đã trừ đi “Quỹ lương cơ bản” (VRKDR = V – VRCBR)

Nhằm đảm bảo tính công bằng và khuyến khích tất cả CBCNV tập trung trí và lực cho SXKD của Tổng công ty “ Quỹ lương kinh doanh” sẽ được chia theo tỷ lệ sau:

- 80% quỹ lương cho vị trí làm việc

- 10% quỹ lương cho các vị trí lãnh đạo và chức vụ - 10% quỹ lương cho bằng cấp, học hàm, học vị

* Theo vị trí làm việc (tối đa 70 điểm)

Đảm bảo tiêu chí này cần thể hiện được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, như thế sẽ đảm bảo được nguyên tắc: Làm theo năng lực, hưởng theo lao động và nguyên tắc này sẽ được chính người lao động xây dựng một cách dân chủ dựa trên bình bầu và xếp loại lao động

Để đảm bảo tính công bằng và khuyến khích sự cống hiến của cán bộ công nhân viên cho sự nghiệp và định hướng phát triển của Tổng công ty. Đồng thời để có thể áp dụng cách trả lương theo lao động và gắn với kết quả lao động dựa trên: khối lượng công việc phụ trách, mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và mặt bằng lương chung. Ban điều hành cần quy định điểm cho từng khu vực sản xuất kinh doanh đối với “ bậc lao động tối đa”, cần vận dụng theo: Quy định trả lương gắn với kết quả lao động – Cách 1 (theo hướng dẫn được ban hành kèm theo công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 29/12/1998 của Bộ lao động và thương binh xã hội)

Bảng 2.9: Tiêu chí đánh giá theo trình độ

TT Tiêu chí Điểm

Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)