Thực trạng công tác tuyển dụng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 36)

1. CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP 1 2 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP

2.2.2.Thực trạng công tác tuyển dụng:

Tiêu chí tuyển dụng của Tổng công ty: tuyển dụng nhân sự phải gắn liền với đòi hỏi của công việc, có trình độ chuyên môn, có kỷ luật, sức khỏe, trung thực và có mong muốn làm việc lâu dài tại Tổng công ty.

Với những tiêu chí đó công tác tuyển dụng đã xác định được nguồn tuyển dụng rất rõ ràng đó là từ các trường Đại học, cao đẳng, các trường nghề và nguồn từ các đối tác tin cậy. Nhân lực tuyển dụng từ các nguồn này sẽ kết hợp được sức trẻ cũng như kinh nghiệm, tạo ra một môi trường làm việc năng động, lành mạnh và luôn hướng tới sự tươi mới.

Công tác tuyển dụng nhân sự tại Tổng công ty đã được xây dựng thành quy trình quản lý nhân sự ban hành ngày 01/07/2009 rất khoa học, ngắn gọn và đầy đủ như hình 2.2:

Hình 2.2: Sơ đồ quá trình tuyển dụng nhân sự

Trách nhiệm Nội dung Biểu mẫu sử dụng

Trưởng các phòng ban, bộ phận

Nhu cầu tuyển dụng BM-06-01 Phòng tổ chức cán bộ thanh tra Tổng giám đốc công ty Phòng tổ chức cán bộ thanh tra, các bộ phận Biên bản giao nhận hồ sơ BM-06-02 Biên bản phỏng vấn BM-06 -03 Tổng giám đốc công ty, phòng tổ chức cán bộ thanh tra Hợp đồng thử việc Trưởng các phòng

ban, bộ phận Đánh giá sau thử

việc BM-06-04 Tổng giám đốc công ty, phòng tổ chức cán bộ thanh tra Quyết định tiếp nhận Phòng tổ chức cán bộ thanh tra Hợp đồng lao động Nhu cầu tuyển dụng

Tổng hợp và xem xét Phê duyệt

Tổ chức thực hiện

Ký hợp đồng thử việc Đánh giá hiệu lực tuyển dụng

Ký hợp đồng/Lưu hồ sơ Phê duyệt Stop No Ok Stop No Ok

- Nhu cầu tuyển dụng: Các phòng ban, bộ phận có trách nhiệm xác định nhu cầu nguồn nhân lực tại đơn vị mình, tiến hành lập nhu cầu tuyển dụng theo BM-06- 01, nhu cầu thiết lập cho các trường hợp nêu dưới đây:

+ Nhu cầu dự kiến: Được xác lập vào giai đoạn đầu năm (tháng 1 hàng năm) và hàng quý, tháng nhu cầu này được gọi là nhu cầu nhân sự theo kế hoạch

+ Nhu cầu nhân sự đột xuất: được xác lập ngoài kế hoạch, không được dự kiến trước, do người lao động đột xuất nghỉ việc, tai nạn, ốm đau và phát sinh khác…

- Tổng hợp và xem xét nhu cầu tuyển dụng: phòng tổ chức cán bộ thanh tratiếp nhận nhu cầu, tổ chức xem xét các vị trí đề xuất tuyển dụng có phù hợp với tình hình hiện tại, đáp ứng được hiệu quả sản xuất kinh doanh hay không… có thể lập thành danh sách hoặc đanh giá trực tiếp vào nhu cầu tuyển dụng theo BM-06-01 báo cáo Tổng giám đốc công ty cho ý kiến chỉ đạo

- Phê duyệt: Căn cứ vào các phiếu đề xuất tuyển dụng theo BM-06-01 đã được phòng tổ chức cán bộ thanh traxem xét và trình, Tổng giám đốc sẽ xem xét và ra một trong các quyết định sau: Đồng ý phê duyệt, phòng phòng tổ chức cán bộ thanh tra sẽ tiến hành thực hiện các bước tiếp theo. Không phê duyệt một phần hoặc tất cả các đề xuất tuyển dụng: Trường hợp Tổng giám đốc không phê duyệt toàn bộ, việc thực hiện tuyển dụng sẽ tạm dừng để xem xét lại. Trong trường hợp này phòng phòng tổ chức cán bộ thanh tra có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có đề xuất nhu cầu tuyển dụng về việc tổng giám đốc không đồng ý với nhu cầu. Đồng thời phôi hợp với đơn vị đó tìm phương án khác như: thuyên chuyển, điều động, kiêm nhiệm… để trình lại Tổng giám đốc xem xét, phê duyệt

- Tổ chức thực hiện: Cán bộ phụ trách tuyển dụng sẽ phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện việc tuyển dụng gồm các bước sau:

+ Thông báo tuyển dụng: Căn cứ vào các vị trí, số lượng cần tuyển, phòng tổ chức cán bộ thanh trasẽ tiến hành lựa chọn phương pháp tuyển dụng khác nhau: đăng tuyển công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ tuyển dụng trực tiếp tại các trường, các trung tâm hoặc yết thị công khai. Trong thông báo tuyển

dụng phải nêu rõ: vị trí, số lượng cần tuyển, các yêu cầu cơ bản về trình độ, kiến thức, kỹ năng…

+ Tiếp nhận hồ sơ ứng viên: Khi ứng viên đến nộp hồ sơ, cán bộ phụ trách tuyển dụng có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ hồ sơ (giấy khám sức khỏe, lý lịch, văn bằng, chứng chỉ…), sau khi tiếp nhận ghi biên lai xác nhận theo BM-06-02

+ Sàng lọc hồ sơ ứng viên: Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ ứng viên, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hồ sơ và tiến hành phỏng vấn sơ bộ. Sau đó tập hợp, phân loại hồ sơ theo từng chuyên ngành, thứ tự đối tượng ưu tiên để lập danh sách ứng viên tham dự phỏng vấn, trình trưởng phòng bộ phận xem xét cho ý kiến.

+ Tổ chức phỏng vấn: Với các hồ sơ đã được sàng lọc, phân loại và đã có ý kiến của trưởng phòng, cán bộ tuyển dụng sẽ lên kế hoạch phỏng vấn. Kế hoạch phỏng vấn sẽ được gửi cho các cá nhân, đơn vị liên quan trước thời điểm tổ chức phỏng vấn ít nhất 06 ngày làm việc. Tùy theo các vị trí tuyển dụng, việc phỏng vấn có thể được tổ chức từ một đến nhiều vòng, mỗi vòng có một hoặc nhiều người tham gia phỏng vấn. Mỗi một ứng viên được mời đến phỏng vấn sẽ được mỗi thành viên trong hội đồng phỏng vấn nhận xét, đánh giá vào biên bản phỏng vấn theo BM- 06-03. Sau mỗi vòng phỏng vấn, cán bộ phụ trách tuyển dụng có trách nhiệm tập hợp kết quả các vòng phỏng vấn và trình Tổng giám đốc phê duyệt danh sách ứng viên đã được lựa chọn qua các vòng phỏng vấn đồng thời thực hiện việc thông báo cho Trưởng các đơn vị liên quan (nếu không tham gia phỏng vấn) về kết quả phỏng vấn và yêu cầu sự chuẩn bị việc tiếp nhận nhân viên mới (khi Tổng giám đốc phê duyệt danh sách ứng viên trúng tuyển)

- Tiếp nhận thử việc: Ứng viên sau khi đã trúng tuyển và đồng ý với các điều kiện làm việc cần hoàn tât bộ hồ sơ gốc khi ký hợp đồng thử việc với công ty bao gồm: Quyết định tiếp nhận của Tổng giám đốc, đơn xin việc, lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương cư trú, văn bằng chứng chỉ liên quan, học bạ, bảng điểm (với các vị trí có yêu cầu)-là bản công chứng, sổ lao động hoặc sổ bảo hiểm xã hội, quyết định thôi việc của cơ quan cũ (cho những trường hợp

chuyển công tác khác), giấy chứng nhận sức khỏe. Phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung và tiến hành các thủ tục cần thiết đối với việc tuyển dụng nhân sự mới bao gồm:

+ Mời nhận việc: phòng tổ chức cán bộ thanh tra sẽ phối hợp với trưởng đơn vị có ứng viên trúng tuyển tiến hành thương thuyết các điều kiện làm việc: thời gian thử việc, thời gian làm việc trong ngày, trong tuần, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các chính sách đãi ngộ khác và các điều kiện làm việc khác

+ Thỏa thuận ký hợp đồng thử việc, ứng viên sau khi đã đồng ý với các điều kiện trên, phòng tổ chức cán bộ thanh trachịu trách nhiệm thực hiện việc ký hợp đồng thử việc cho nhân viên mới và bàn giao ứng viên cho đơn vị có nhu cầu

Phòng tổ chức cán bộ thanh tra sẽ phối hợp với thủ trưởng đơn vị có nhân viên mới tổ chức đón, tiếp nhận nhân viên mới và hướng dẫn tiếp cận công việc trong thời gian thử việc. Sau khi ký hợp đồng thử việc, phòng tổ chức cán bộ thanh tra sẽ hướng dẫn và bàn giao nhân sự cho các phòng ban, bộ phận liên quan

- Đánh giá sau thử việc: Thủ trưởng các đơn vị đã tiếp nhận nhân viên mới có trách nhiệm đánh giá kết quả thời gian thử việc theo biểu mẫu BM-06-04 và chuyển kết quả này cùng ý kiến đề xuất lên phòng tổ chức cán bộ thanh tra sau khi kết thúc giai đoạn thử việc của mỗi nhân viên mới. Căn cứ trên ý kiến đề xuất của Trưởng các phòng ban, đơn vị, phòng tổ chức cán bộ thanh tra tập hợp danh sách những người đạt yêu cầu, trình Tổng giám đốc phê duyệt và ký hợp đồng lao động chính thức. Đối với những người không đạt yêu cầu (thể hiện trên các phiếu đánh giá cảu Trưởng các đơn vị) thì sẽ không tiếp nhận. Trường hợp không được tiếp nhận, phòng tổ chức cán bộ thanh tra có trách nhiệm thông báo rõ cho ứng viên biết lý do không tuyển và trả lại hồ sơ cho ứng viên khi cần thiết

- Phê duyệt của Tổng giám đốc công ty: Tổng giám đốc căn cứ vào kết quả đánh giá sau thời gian thử việc của nhân viên mới do phòng tổ chức cán bộ thanh tra trình sẽ xem xét và phê duyệt danh sách. Với những nhân viên được Tổng giám đốc phê duyệt, phòng tổ chức cán bộ thanh tra có trách nhiệm soạn thảo hợp đồng lao động cho họ ký và trình Tổng giám đốc ký chính thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuyển dụng chính thức và lưu hồ sơ: Sau khi được tuyển dụng cihnhs thức, nhân sự mới sẽ được thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Pháp luật lao động và của Công ty. Danh sách nhân sự mới được bổ sung vào danh sách cán bộ công nhân viên trong công ty. Hồ sơ cá nhân của nhân viên mới được lưu trũ và quản lý tại phòng tổ chức cán bộ thanh tra

Quy trình tuyển dụng là thế nhưng thực tế công tác tuyển dụng còn bất cập. Công tác tuyển dụng vẫn còn dựa vào sự gửi gắm, sắp xếp con em hoặc người thân quen của các thành viên trong Tổng công ty cũng như các đối tác của Tổng công ty, quy trình tuyển dụng vì thế mà không thực hiện được cho những trường hợp như đã nêu trên.

Có một thực tế là đơn vị nào cần tuyển dụng nhân lực thì đơn vị đó trực tiếp đứng ra tuyển, phòng tổ chức cán bộ thanh trachỉ thực hiện có một nhiệm vụ là xem xét hồ sơ và lập hợp đồng lao động cho nhân viên được tuyển.

Như vậy có thể thấy tại Tổng công ty đã đưa ra được quy trình quản lý nhân sự nhưng việc thực hiện các bước trong quy trình vẫn chưa triển khai được, công tác tuyển dụng vẫn còn mang nặng tính hình thức và mới chỉ dừng lại trên góc độ lý thuyết trong khi số lượng tuyển dụng lao động hàng năm cũng không phải là nhỏ. Chúng ta có thể tham khảo một vài số liệu ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Số lượng tuyển dụng

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

Số lượng lao động tăng trong năm Người 189 221 253

Lao động gián tiếp Người 32 43 64

Lao động trực tiếp Người 221 264 317

Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy số lượng lao động Tổng công ty tuyển dụng chủ yếu là lao động trực tiếp, số lượng lao động gián tiếp không đáng kể

Bảng 2.7: Số lượng lao động

Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Lao động trực tiếp Người 3.236 69,41 3.457 70,2 3.710 70,8 Lao động gián tiếp Người 1.426 30,59 1.469 29,8 1.533 29,2 Tổng số lao động Người 4.662 100 4.926 100 5.243 100 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, tổng số lao động trục tiếp và gián tiếp đều tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể là qua 3 năm số lượng lao động trực tiếp tăng từ 3.236 người lên 3.710 người tương ứng tăng từ 69,41% lên 70,8%, số lượng lao động gián tiếp tăng từ 1.426 người lên 1.533 người tương ứng giảm từ 30,59% xuống còn 29,2%.

Về trình độ và độ tuổi của lao động có thể tham khảo theo số liệu ở bảng 2.5:

Bảng 2.8: Kết cấu theo trình độ, độ tuổi của lao động

TT Loại lao động Tổng số Trình độ học thức Độ tuổi Trên đại học Đại học Trung cấp Công nhân <35 35- 50 >50 1 Tổng cộng 5243 115 1030 388 3710 2844 1652 747 2 Nhân viên quản lý 373 92 206 32 43 51 68 254 3 Nhân viên kỹ thuật 1538 23 536 237 742 826 538 174 4 Nhân viên 3332 0 288 119 2925 1967 1046 319

TT Loại lao động Tổng số Trình độ học thức Độ tuổi Trên đại học Đại học Trung cấp Công nhân <35 35- 50 >50 khác 5 Tỷ lệ % 100% 2.19% 19.65% 7.40% 70.76% 54.24% 31.51% 14.25%

Có thể thấy kết cấu theo trình độ cũng như độ tuổi lao động của Tổng công ty có một sự hợp lý nhất định, có sự kết hợp hài hòa giữa sức trẻ và kinh nghiệm. Những người có trình độ trên đại học (2.19%) và đại học (19.65%) là những người có các vị trí chủ chốt trong Tổng công ty đó chính là tiềm lực để thúc đẩy Tổng công ty phát triển cho đến ngày nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 36)