Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 45)

IV- Bếp – Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ.

1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác

1.1. Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế

Các nhà kinh tế đã khẳng định : “Du lịch là ngành xuất khẩu vô hình”. Với tiêm năng đã có sẵn, ngành du lịch đã tạo cho mình những sản phẩm đặc biệt so với các ngành kinh tế khác để kinh doanh, đem lại nguồn thu cho đất nước. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng, việc phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu nhập ngoại tệ thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc tích luỹ các đồng ngoại tệ mạnh như USD, EURO, YÊN có ý nghĩa rất lớn trong việc tránh lạm phát, bảo vệ nội tệ.v.v...

“Du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng họ sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực phẩm dưới dạng các món ăn đồ uống và mua hàng hoá như là các đặc sản của vùng, đồ thủ công mỹ nghệ.... Như vậy địa phương sẽ thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao (tiết kiệm được chi phí bảo quản, lưu kho, đóng gói, vẩn chuyển, sự hao hụt khi xuất khẩu ra thị trường thế giới).

Một ngành kinh tế muốn phát triển tất yếu phải có sự tham gia và chịu sự tác động hai chiều với các ngành kinh tế khác. Là một ngành dịch vụ, một ngành kinh tế độc đáo, du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua du lịch, cac ngành kinh tế như nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp hàng tiêu dùng bán đươc một số lượng hàng lớn với giá cả cao. Bên cạnh đó, du lịch còn đóng vai trò như một nhà quảng cáo, nhà maketing các sản phẩm của cac ngành kinh tế khác, kích thích và thúc đẩy các ngành thay đổi dây chuyền hiện đại, nghiên cứu mẫu mã để làm hài lòng thị hiếu của khách hàng.

Ngành du lịch phát triển còn kích thích sự phát triển của các ngành xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng... thông qua các cơ sở du lịch và khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của ngành này.

1.2. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá - xã hội

Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch là để tìm kiếm những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du lịch kể từ khi nó hình thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi sự tò mò, kích thích sự khám phá. Như vậy du lịch được coi như hành vi thỏa mãn văn hóa và hình thành nên loại hình “du lịch văn hóa”. Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con người tham gia hoạt động du lịch. Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch phải xét đến cả hai chiều tác động trên, với cả mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Trước tiên, du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Bên cạnh tài nguyên tự nhiên là tài nguyên văn hóa nhân văn. Bởi vậy mà lâu nay cụm từ “du lịch văn hóa” hình thành như một loại hình du lịch mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ hội,…

Các giá trị văn hóa bản thân nó, tồn tại, phát triển trong lòng xã hội kể từ khi nó hình thành, được quy định bởi các yếu tố như vị trí địa lý, nhân chủng, quá trình đấu tranh giữa con người với tự nhiên, giữa các tộc người với nhau vì lẽ sinh tồn, sự giao lưu giữa các luồng tư tưởng, sự giao thoa giữa các nền văn hóa,… Bởi vậy mỗi khu vực trên thế giới có đặc điểm văn

hóa khác nhau như gốc văn hóa phương Đông là nông nghiệp ưa tĩnh, ứng xử với tự nhiên hài hòa, đề cao lối sống cộng đồng, trọng tình nghĩa thì gốc văn hóa phương Tây là du mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá nhân, trọng lý trí. Mỗi quốc gia, dân tộc hình thành trên khu vực đó vừa mang đặc điểm văn hóa bao trùm của khu vực nhưng lại có những bản sắc riêng theo quá trình hình thành, sinh sôi, nảy nở. Việt Nam là một quốc gia mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương Đông nông nghiệp. Nhưng với bản chất của một đất nước nằm giữa ngã ba đường của nhiều luồng tư tưởng văn hóa nên bản sắc của nền văn hóa Việt là sự tiếp biến, giao lưu, dung hòa những yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa. Theo diễn trình lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thể như những công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ chúa, lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tích khảo cổ học,… và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật thanh sắc, lễ hội, ẩm thực, trang phục truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp,… Các giá trị đó tồn tại rộng khắp trên đất nước Việt Nam, trong mỗi con người Việt Nam. Đó là lý do Việt Nam sở hữu một con số rất đáng tự hào, 1/34 nền văn hóa của thế giới.

Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người” (Nguyễn Khắc Viện). Con người ở những nền văn hóa khác nhau có nhu cầu di chuyển để tìm kiếm, trao đổi, học hỏi những cái mới lạ, trau dồi những cái tốt, bổ sung những cái thiếu, làm giàu vốn tri thức của mình sau khi những giá trị vật chất đã được thỏa mãn. Đó là một trong những lý do chính yếu để hoạt động du lịch hình thành và phát triển nhanh chóng. Các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam với nền văn hóa huyền bí, đầy màu sắc là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch phương Tây. Những di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội,… ngay lập tức trở thành sản phẩm du lịch. Các trung tâm du lịch văn hóa nổi tiếng của Việt Nam như Hà Nội, Huế, Hội An,… luôn có tên trên các chương trình du lịch quảng bá rộng khắp cho khách du lịch nước ngoài. Tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta không những cần hiểu mà còn thích thú được đắm mình vào nền văn hóa ấy để tự khám phá. Ðiều đó lý giải tại sao du khách phương Tây không chỉ thấy hứng thú khi ở trong căn phòng như chiếc "chuồng chim" vắt vẻo trên ngọn phi lao ven biển Nha Trang, họ còn say sưa tìm đến những bản làng vùng cao heo hút, để được ở nhà sàn, uống rượu ngô, ăn mèn mén, nhiệt tình múa hát trong những đêm "xòe", và thích thú khoác lên mình chiếc khăn, tấm áo thổ cẩm... Có thể khẳng định rằng, không có giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch của quốc gia đó không thể có tiềm năng phát triển nhưng tác động của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những ý nghĩa tích cực và tiêu cực của nó.

Một trong những ý nghĩa tích cực đầu tiên là du lịch giúp mở rộng giá trị của sản phẩm văn hóa. Nếu không có du lịch thì bạn bè thế giới không thể biết đến Hà Nội với một ngàn năm lịch sử, không thể biết Hà Nội có chùa Một Cột, có đền Ngọc Sơn, có chùa Khai Quốc, có Văn Miếu Quốc Tử Giám… Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Minh chứng rõ ràng rằng hàng năm chính quyền các cấp luôn dành một khoản kinh phí lớn hay nhỏ cho việc trùng tu, tôn tạo chùa chiền, các công trình điêu khắc, mỹ thuật,… tùy theo sức hấp dẫn du khách của điểm đến.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang đến những tác động tiêu cực đối với nền văn hóa. Trước tiên, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Ngày nay, dễ dàng nhận thấy những hình ảnh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các quán ăn tạm, các cửa hàng bán đồ ăn theo… mọc lên nhan nhản với các hoạt động kinh doanh

manh mún, xô bồ xung quanh khu vực đền, chùa – nơi vốn là chốn thiêng, không gian tĩnh mịch của tâm linh. Chùa Hương, Yên Tử, Phủ Tây Hồ, Phủ Giày,… mùa lễ hội là một ví dụ điển hình.

Thứ hai, chính du lịch ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận dân địa phương, làm mai một đi những giá trị văn hóa trong tâm thức họ. Ngày nay lên Sapa du khách có thể thấy những chàng trai, cô gái dân tộc H”Mông, Thái ăn mặc lai căng, nói tiếng “bồi” sõi hơn tiếng mẹ đẻ,… có thể thấy những phiên chợ tình hồn nhiên, mộc mạc bị biến thành những trò mua vui, tiêu khiển,…

Thứ ba, hiện tại vấn đề bản sắc văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, nếu không muốn nói là mạnh ai nấy làm, hiểu thế nào làm như thế. Như với thổ cẩm chẳng hạn, sản phẩm này được bày bán tại mọi điểm du lịch từ bắc vào nam và tất cả đều hao hao giống nhau. Chủ yếu là thổ cẩm công nghiệp, dệt bằng sợi ni-lông, phối mầu và hoa văn dệt theo "kiểu thổ cẩm". Với sản phẩm như thế, người làm du lịch dù muốn cũng không thể giúp du khách phân biệt sự khác nhau giữa các loại thổ cẩm Thái, Mông, Dao với Chăm, Ba Na, Mạ... Do đó, sự độc đáo của thổ cẩm thể hiện từ quan niệm màu sắc đến các hoa văn tinh tế được kỷ hà hóa để chuyển tải các dấu hiệu có tính biểu tượng của văn hóa mỗi tộc người chưa được giới thiệu chi tiết, mà chủ yếu là quảng cáo để bán hàng - các sản phẩm từ thổ cẩm như túi, ví, khăn...! Nét văn hóa riêng, độc đáo tương tự còn thể hiện qua kiểu nhà sàn của từng tộc người, từ nhà sàn của người Thái, người Mông đến nhà sàn của người Tày, người Dao, người Ba Na, người Vân Kiều... Ngay ở Tây Nguyên, nhà rông cũng khác nhau giữa các vùng và đều có căn nguyên văn hóa. Chưa nói tới các nét bản sắc khác thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, trong phương thức canh tác, trong cách thức tổ chức sinh hoạt cộng đồng... Nghĩa là đang có nhiều nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn đã bị bỏ qua. Và, trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi. Ngày nay, đến bất kỳ khu du lịch nào trong nước cũng sẽ gặp, nếu không phải ngôi nhà sàn không rõ thuộc về tộc người nào thì cũng là ngôi nhà gỗ mái cong, lợp ngói âm dương, trạm trổ rồng phượng, không ra đình cũng không ra chùa. Rồi các nhà hàng la liệt "rượu Tây", cocacola và thực đơn luôn dài dằng dặc các "món ăn Tây". Rồi nữa là bản sắc văn hóa địa phương thường là được giới thiệu qua cơm lam, rượu cần, thổ cẩm dệt công nghiệp, quạt giấy... cùng ô lụa sặc sỡ, vòng ốc, dây đeo cổ, bật lửa xanh đỏ vốn sản xuất ở nước ngoài. Thậm chí đến những chai rượu Sán Lùng - vốn là đặc sản của vùng Lào Cai, cũng được mang ra giới thiệu với thực khách ở các điểm du lịch cách Lào Cai tới vài trăm cây số, thực - hư lẫn lộn. Có lẽ vì thế, sẽ không quá lời nếu đánh giá là đã có nhiều lễ hội văn hóa, nhiều khu du lịch được tổ chức, vận hành theo các tiêu chí văn hóa "ảo", thậm chí mục đích kinh doanh lấn át mục đích văn hóa, du khách tiếp xúc với các màn diễn về văn hóa đã ít nhiều chuyên nghiệp hóa hơn là tiếp xúc trực tiếp với văn hóa trong ý nghĩa thực tiễn sống động của nó.

Tóm lại, mặc dù hoạt động du lịch hiện nay đang có những tác động rất lớn đến các thành tựu văn hóa dân tộc song không thể không khẳng định lại sự gắn kết chặt chẽ của du lịch với văn hóa. Du lịch hình thành dựa trên những giá trị văn hóa và chính những sản phẩm văn hóa làm cho hoạt động du lịch phát triển.

Tuy nhiên sự gắn kết này cần phải được xét đến ở góc độ khi du lịch thâm nhập vào đời sống xã hội nó đã tạo nên những hành vi văn hóa trong du lịch. Đó là thái độ ứng xử của nước đón khách, thể hiện cụ thể ở phương thức giao tiếp của hướng dẫn viên, các nhân viên nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan,… của dân địa phương đối với du khách. Đã có những công trình nghiên cứu chứng minh rằng vào giai đoạn đầu khi những du khách đầu tiên xuất hiện, họ được đón tiếp rất nồng nhiệt với tất cả tinh thần hiếu khách. Dần dần cùng với sự gia tăng của số lượng du khách, quan hệ tình cảm dần thay bằng quan hệ buôn bán. Sự xuất hiện quá đông những

người từ nơi khác đến địa phương bắt đầu làm cho người dân bản địa khó chịu, bắt đầu có thái độ né tránh và chống đối. Các nhà nghiên cứu đã chia thái độ cư xử của cộng đồng địa phương thành bốn nhóm: thứ nhất: nhóm chấp nhận lối sống của du khách; thứ hai: nhóm có thái độ dè dặt hơn; thứ ba: nhóm né tránh; thứ tư: nhóm chống đối. Thái độ luôn quyết định hành vi và yếu tố văn hóa nằm trong hành vi cư xử của mỗi cá nhân.

Trong du lịch hiện đại không thể phân định rõ ràng các nhóm cư xử trên song sự hòa trộn các yếu tố, sự đóng vai của những người làm du lịch đã làm nên hành vi văn hóa du lịch đa dạng, đặc sắc giữa các khu vực, vùng, lãnh thổ và tạo nên sức hút riêng đối với du khách. Việt Nam nổi tiếng với lòng hiếu khách, với sự cởi mở, với nguyên lý trọng tình. Điều này biểu hiện bởi nụ cười hồn hậu luôn nở trên môi những con người Việt Nam thật thà, chất pháp. Điều này thể hiện ở lối giao tiếp tế nhị mà đầy sẻ chia khi thích đi vào các vấn đề riêng tư của cá nhân như “bác ăn cơm chưa?”, “bác mấy cháu rồi?”, “Các cụ còn hay mất?”,… Người phương Tây với phông văn hóa khác hẳn đến Việt Nam và yêu nụ cười dung dị của con người Việt Nam nhưng khó “nhập gia tùy tục” với những câu hỏi riêng tư, vi phạm nguyên tắc trọng cá nhân của họ. Bởi vậy văn hóa của người làm du lịch phải biết dung hòa, vừa thể hiện nét bản sắc dân tộc nhưng nên tế nhị, giữ phép lịch sự. Điều này đòi hỏi những người làm du lịch như hướng dẫn viên phải tìm hiểu văn hóa của nước gửi khách để có thái độ ứng xử phù hợp.

Không phải tự nhiên những khách sạn mang kiến trúc châu Âu hay những quán ăn Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc được xây dựng ở nhiều điểm đến du lịch ở Việt Nam. Một trong những mục đích là để du khách đến đây cảm thấy như đang ở nhà của họ. Mặc nhiên những yếu tố đó hình thành nên văn hóa, những yếu tố kết hợp hài hòa giữa văn hóa nước đón khách và gửi khách, đó là văn hóa trong du lịch.

Nhiều con người Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách nước ngoài bởi sự hồn hậu, chân tình của họ như hình ảnh những cô gái, chàng trai quan họ hay chân dung dung dị của bà già bán hàng nước trong các ngôi làng cổ,…Họ luôn sẵn sàng tiếp đón những du khách từ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w