Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 53)

IV- Bếp – Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ.

3. Các điều kiện đặc trưng

3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên

Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop - Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Di sản thế giới: Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du lịch. Di sản văn hoá được hiểu là toàn bộ các tạo phẩm chứa đựng những giá trị tích cục mà loài

người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại:

Di sản văn hoá vật thể:

- Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

- Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàn tay sáng tạo của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống danh lam thắng cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu dữ bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ hội truyền thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống….

Trên thế giới, khá nhiều quốc gia có số di sản tương đối lớn được thế giới công nhận như Pháp (18 di sản), ẤnĐộ (18), Trung Quốc (14), Tây Ban Nha (16), Anh (14), Canada (10), Nhật Bản (5).v.v… Tính đến nay, Việt Namcó 6 di sản thế giới (trong đó di sản văn hoá chiếm 4, đó là: Kinh Thành Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn). Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế (nói chung) và du lịch (nói riêng) thì di sản văn hóa là một tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho đất nước.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sảnphẩm của các quá trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ). Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnhthổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách. Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người. Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch sinh thái .v.v…. Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan. Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) được coi là hang nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây) .v.v… đang rất thu hút khách du lịch. Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển (kho nước lớn của nhân loại). Do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều .v.v… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển .

Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :

- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch . - Một trong những nhân tó chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .

+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh . + Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao .

+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú.

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa . Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 270C, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ. Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một

lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.

Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun…. Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầ, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi và quốc gia. Ở Việt Nam hiện có hơn 2.000km đường bờ biển, do quá trình chia cắt kiến tạo, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn ( Thanh Hóa) , Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) .v.v. . . thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa). Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ. Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một của sông, có khoảng 2.360 con sông có chiều dài trên 10 kmtrở lên. Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ. Chúng ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông Cữu Long.v.v... Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ .

Trong tài nguyên nước, cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh trên thế giới, những nước giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh như Liên Xô ( cũ), Bungary, Ý, CHLB Đức, CH Séc v.v Ở Việt Nam tiêu biểu có nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang hanh (Quảng Ninh), Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v…..

Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng). Nước ta có giới sinh vật phong phú về thành phần loài. Nguyên nhân là do vị trí địa lý, nó như làmột nơi gặp gỡ của các luồng di cư động và thực vật. Hiện nay chúng ta có các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (Đắc Lắc), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái Đầm Dơi (Cà Mau ), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w