Phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 63)

IV- Bếp – Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ.

5.Phát triển du lịch bền vững

5.1. Quan điểm phát triển

“Du lịch bền vững là xu thế du lịch thể hiện quan tâm sâu sắc đến những tác động hiện tại và tương lai lên nền kinh tế, xã hội và môi trường, đề cập đến nhu cầu của khách tham quan, của ngành du lịch, của môi trường và chủ thể cộng đồng„

Du lịch có trách nhiệm là góp phần:

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường

- Tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn cho người dân địa phương và nâng cao phúc lợi cho chủ thể cộng đồng

- Nâng cao điều kiện làm việc và khả năng tiếp cận ngành công nghiệp du lịch

- Thu hút người dân địa phương vào quá trình ra những quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội trong cuộc sống của họ

- Đóng góp tích cực vào việc bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa đa dạng

- Cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua mối liên hệ có ý nghĩa với cư dân địa phương và sự hiểu biết sâu rộng hơn đối với vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường

- Cung cấp khả năng tiếp cận cho những con người bị thách thức về vật chất

- Thúc đẩy sự tôn trọng giữa du khách và đối tác chủ thể, xây dựng sự tự tin và lòng tự hào

5.2. Một số kinh nghiệm

5.2.1. Những nguyên tắc du lịch có trách nhiệm

- Sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tôn trọng và bảo tồn tính chân thực văn hóa – xã hội - Đảm bảo lợi ích kinh tế lâu dài, bền vững cho mọi đối tác

5.2.2. Những yếu tố tác động tiêu cực đến sự bền vững

- Yếu tố do thiên nhiên gây ra: thiên tai, lũ lụt, động đất…

- Yếu tố do con người gây ra: nhận thức của con người, vô tình hoặc cố ý làm hư hại, xây dựng và phát triển không theo quy hoạch, phát triển du lịch không có kiểm soát, chiến tranh, v.v…

- Đóng góp vào việc nâng cao nhận thức với các đối tượng du khách, cộng đồng dân cư, chính quyền sở tại, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông qua các bài giới thiệu, phổ biến kiến thức, quy tắc ứng xử, thông qua các hình thức phản ánh, góp ý, thông qua việc khuyến khích và lựa chọn các sản phẩm du lịch có trách nhiệm, thông qua hành động đi du lịch có trách nhiệm của bản thân.

- Giám sát du khách về những hành vi, hành động và giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về việc cung cấp dịch vụ.

- Kiểm soát, ngăn ngừa những hành vi, hành động gây hại bằng cách thông báo những quy định, đưa ra những lời nhắc nhở, chia sẻ kinh nghiệm.

- Cảnh báo: những hiểm họa đối với di sản, những hành động có thể gây hại cho di sản, những hậu quả có thể phải gánh chịu

- Khuyến khích động viên: khen ngợi những hành vi, việc làm tốt; khuyến khích du khách, các đối tác địa phương tham gia vào các hoạt động gìn giữ, bảo tồn.

- Trực tiếp tham gia các hoạt động bảo tồn di sản: làm tấm gương cho du khách, các đối tác địa phương về hành động bảo tồn di sản; chuẩn bị các hoạt động du lịch có trách nhiệm; đánh giá và hoàn thiện các hoạt động du lịch có trách nhiệm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 63)