Chương 4: Ngành kinh doanh lữ hành 1 Các loại hình kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 36)

IV- Bếp – Bàn sơ chế, chế biến, dụng cụ nấu luôn đảm bảo sạch sẽ.

Chương 4: Ngành kinh doanh lữ hành 1 Các loại hình kinh doanh lữ hành

1. Các loại hình kinh doanh lữ hành

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành. Theo quan niệm chung “ Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Theo Luật Du lịch Việt Nam “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch”.

Kinh doanh lữ hành Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDL quy chế quản lý lữ hành ngày 29/04/1995) thì: “Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch”.

Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch để hưởng hoa hồng.

Từ đó, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa đầy đủ như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng”.

1.1 Kinh doanh lữ hành nội địa

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điều kiện.

• Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

• Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

• Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.

1.2. Kinh doanh lữ hành quốc tế

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điều kiện.

• Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.

• Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.

• Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

• Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

• Có tiền ký quỹ tại Ngân hàng là 250 triệu đồng và được hưởng lãi suất không kỳ hạn đối với tiền ký quỹ.

Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội địa.

1.3 Đại lý du lịch

Đại lí lữ hành: là doanh nghiệp lữ hành mà hoạt động chủ yếu là làm trung gian cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế hoặc nội địa, tham gia bán các chương trình du lịch, cung cấp thông tin và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng, đồng thời thực hiện một hay nhiều công đoạn do các doanh nghiệp lữ hành uỷ thác.

Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi cư trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch, tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT môn học TỔNG QUAN DU LỊCH (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w