Nguyên tắc cơ bản của máy cắt dịch kính là tạo ra một lực hút vào đầu
cắt cho phép dịch kính vào, sau đó cắt phần dịch kính này để làm giảm lực
kéo trên phần còn lại của dịch kính. Chu trình hoạt động của quá trình này đề
cập đến tỷ lệ phần trăm thời gian đầu cắt mở tùy theo mỗi chu kỳ cắt. Chu
trình hoạt động khác nhau tùy thuộc cơ chế cắt dịch kính được sử dụng
(Magalhaes và cộng sự, 2009) [13]. Ba loại cơ chế chính của máy cắt dịch
kính là cắt bằng điện, cắt bằng khí nén và các khí nén xoay chiều qua lại. Hệ
thống truyền động điện duy trì chu trình hoạt động liên tục ở bất kể tốc độ cắt
nào. Hệ thống cắt bằng khí nén tạo ra chu trình hoạt động với mức cao (thời gian đầu hút mở dài hơn đóng trong mỗi chu kỳ) ở tốc độ cắt chậm, và với
mức thấp ở tốc độ cắt cao (thời gian đầu hút đóng dài hơn mở). Cuối cùng, hệ
thống cắt bằng khí nén xoay chiều cũng tạo ra một chu trình hoạt động liên tục bất kể tốc độ cắt nào (Rizzo và cộng sự, 2009) [1]. Trong cắt bằng khí
nén, có sự biến thiên trong chu trình hoạt động vì tốc độ máy cắt đóng nhanh hơn mở. Trong các máy cắt bằng khí nén xoay chiều, một hệ thống đường dây đấu được sử dụng cho phép đầu hút đóng, mở với tốc độ tương tự. Các hệ
thống cắt dịch kính bằng khí nén mới nhất sử dụng công nghệ này và cho phép các bác sĩ phẫu thuật có thể thay đổi chu trình hoạt động từ 50% (đầu hút được
mở và đóng trong cùng một thời gian trong một chu kỳ cắt, tương tự như máy
cắt bằng điện), ít hơn 50% (đầu hút đóng lâu hơn), hoặc hơn 50% (đầu hút mở lâu hơn). Vì chu trình hoạt động tối ưu thay đổi tùy theo tính chất vật lý của vật
liệu được loại bỏ nên máy cắt dịch kính khí nén rất linh hoạt trong quá trình phẫu thuật dịch kính-võng mạc (Charles và cộng sự, 2007) [63].
Tốc độ của tất cả các hệ thống cắt dịch kính đã tăng lên kể từ thiết kế ban đầu. Sự thay đổi này xuất phát từ quan điểm rằng tốc độ cắt cao sẽ giảm
lực kéo dịch kính trong suốt quá trình cắt dịch kính. Tốc độ cắt cao làm giảm
dòng chảy và loại bỏ dịch kính.
Thiết kế chung của máy cắt dịch kính trong phẫu thuật đường mổ nhỏ
cũng giống như máy cắt dịch kính 20G. Sự khác biệt lớn giữa thiết kế mới với đường mổ nhỏ và máy cắt dịch kính 20G truyền thống là đường kính lumen, độ cứng của đầu cắt và khoảng cách từ lỗ hút đến đỉnh đầu cắt. Độ cứng của đầu cắt dịch kính trở nên liên quan với lâm sàng khi phẫu thuật đòi hỏi xoay
mắt đáng kể để tới được võng mạc ngoại vi. Hubschman và cộng sự nghiên cứu độ cứng của đầu cắt dịch kính 25, 23 và 20G (Hubschman và cộng sự,
2008) [62]. Độ cứng của đầu cắt của từng loại được xác định bằng cách đo sự
di chuyển của đỉnh đầu cắt dưới một lực không đổi. Nghiên cứu cho thấy sự
khác biệt trong độ cứng của đầu cắt đã được giải thích bởi sự khác biệt trong
thành phần kim loại, bề dày thành đầu cắt (chênh lệch giữa đường kính bên ngoài và bên trong) và độ dài của đầu cắt.
Hubschman đã đo đường kính bên ngoài và bên trong của các đầu cắt
khác nhau và cho thấy có rất ít sự thay đổi trong đường kính ngoài trong bốn đầu cắt 25G (0,5mm) và hai đầu cắt 23G (0,75mm) (Hubschman và cộng sự, 2008). Kích thước các thiết bị cắt dịch kính được phân loại dựa trên đường kính ngoài. Điều thú vị là các đường kính bên trong khác nhau đáng kể giữa đầu cắt dịch kính 25G (khoảng 227 µm - 292 µm) và 23G (355 µm- 318µm).
Một lợi thế lớn khác trong thiết kế của máy cắt dịch kính đường mổ
nhỏ là sự dịch chuyển của lỗ hút đến đỉnh đầu cắt. Sự thay đổi này làm tăng
tốc độ cắt và tăng lượng dịch vào hệ thống cắt, cả hai điều này làm tăng tính
an toàn trong phẫu thuật gần võng mạc hơn. Vị trí của lỗ hút gần đỉnh đầu hút hơn cho phép cắt màng trước võng mạc chỉ bằng đầu cắt. Điều này giúp phẫu
thuật viên có thể cắt sát võng mạc hơn, đặc biệt cần thiết trong điều trị các