Mặc dù lịch sử của phẫu thuật nhãn khoa đã có từ hàng ngàn năm trước
với phẫu thuật điều trị đục thể thủy tinh nhưng phẫu thuật liên quan đến
buồng dịch kính chỉ được báo cáo khoảng gần 50 năm nay. Đầu tiên, năm 1969, Kasner D. đã mô tả cắt dịch kính bằng cách sử dụng spone và kéo theo kỹ thuật “bầu trời mở - open sky” để loại bỏ đục dịch kính dày đặc thứ phát (thoái hóa dạng tinh bột) [12]. Những vấn đề lớn với kỹ thuật này bao gồm sự
cần thiết phải ghép giác mạc, thiếu kiểm soát nhãn áp trong khi phẫu thuật và co kéo dịch kính trong khi phẫu thuật đã được giải quyết bởi sự phát triển của
kỹ thuật mổ “cắt dịch kính kín”. Lịch sử cắt dịch kính qua pars plana lần đầu được giới thiệu vào năm 1970, Machemer R. đã đưa ra một hệ thống khép kín để phẫu thuật cắt dịch kính cho phép kiểm soát nhãn áp [24]. Thiết bị ban đầu có kích thước là 17 Gauge (1,42 mm) dụng cụ kết hợp giữa một đầu cắt dịch kính, đường truyền nước vào, đường hút ra, và sử dụng đường chọc củng mạc
2,3mm. O'Malley và Heintz tách các thành phần của đầu cắt dịch kính, đường nước vào và đường chiếusáng để phát triển thành hệ thống 20 Gauge đầu tiên
với 3 đường vào nội nhãn [25]. Cải tiến trong kỹ thuật và thiết kế dụng cụ
nhanh chóng dẫn đến sự phát triển hệ thống cắt dịch kính ba đường vào nội
nhãn, có thể tái sử dụng, dùng khí nén và đầu cắt điện. Trong hơn ba mươi năm, cắt dịch kính qua pars plana được thực hiện bằng hệ thống 20G cho gần như tất cả phẫu thuật dịch kính - võng mạc.
Phẫu thuật cắt dịch kính qua pars plana sử dụng dụng cụ 20G ngày càng
được phổ biến rộng rãi và còn bộc lộ một số nhược điểm. Vấn đề chính là sự
xuất hiện những vết rách võng mạc do phẫu thuật viên gây ra, đặc biệt là ở vị
trí đường vào đầu cắt do sự rút ra rút vào của đầu cắt dịch kính ở vùng nền dịch
kính cùng với lực co kéo võng mạc hình thành vết rách [26]. Trong khi đang
cải tiến hệ thống 20G thì hệ thống đường mổ nhỏ hơn đã được phát triển. Mô tả ban đầu của hệ thống 25G được phát triển bởi Juan D. và Hickingobtham chỉ
bao gồm một đầu cắt khí nén, kéo, và một dụng cụ bóc màng được sử dụng
trong nhi khoa [27]. Đầu cắt 23G đã được giới thiệu trong năm 1990 bởi
Peyman, mặc dù chỉ được ứng dụng giới hạn trong sinh thiết dịch kính và võng mạc [28]. Hệ thống cắt dịch kính qua pars plana nhỏ hơn đã được phổ biến bởi
Fujii G., tác giả đã giới thiệu một hệ thống 25G không khâu, xuyên qua kết
mạc được sử dụng trong nhiều phẫu thuật vào năm 2002 [29]. Hai năm sau,
Trung tâm Nghiên cứu Nhãn khoa Hà Lan (DORC) cùng với với Eckardt K. đã trình bày hệ thống cắt dịch kính 23G đầu tiên [30]. Các phòng thí nghiệm
Alcon sau đó phát triển hệ thống dao 23G một bước (one-step). Các dụng cụ
nhỏ hơn vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, như hệ thống 27G được giới thiệu năm 2010 bởi Oshima (Oshima và cộng sự 2010) [31]. Kể từ lần giới thiệu ban đầu, hệ thống cắt dịch kính đường mổ nhỏ đã phát triển nhanh chóng và phổ
biến trong các bác sĩ phẫu thuật võng mạc. Theo khảo sát của Hội Dịch kính
võng mạc Mỹ trong năm 2004, có 48% các thành viên chưa bao giờ thử sử
dụng hệ thống cắt dịch kính đường mổ nhỏ. Tuy nhiên, đến năm 2007, có 80%
Phẫu thuật cắt dịch kính sử dụng dao troca và ống cannun 23G, 25G
đang được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới với ưu điểm đường mở
qua kết mạc, củng mạc nhỏ không khâu làm giảm thiểu chấn thương tổ
chức kết mạc, củng mạc và vùng pars plana. Trong suốt quá trình phẫu
thuật dụng cụ được đưa ra vào nhãn cầu qua ống cannun làm giảm co kéo
võng mạc chu biên, giảm thoát dịch kính. Phẫu thuật cắt dịch kính 23G
cũng làm giảm thời gian phẫu thuật, giảm phản ứng viêm sau phẫu thuật so
với phẫu thuật 20G. Nhưng hạn chế của phẫu thuật 25G là dụng cụ quá
yếu, dễ cong, gẫy. Dụng cụ 23G khắc phục được những hạn chế của phẫu
thuật 20G và 25G [29], [30], [33],[34].