Khắc họa tính cách

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin (KL07187) (Trang 32)

6. Bố cục khoá luận

1.2.1. Khắc họa tính cách

Mỗi nhà văn đều xây dựng cho mình một thế giới nhân vật riêng, với những nét tính cách khác nhau. Với Kuprin, để làm nổi bật tính cách nhân vật, một trong những thủ pháp nghệ thuật chủ đạo của ông đó là miêu tả chân dung, ngoại hình của nhân vật. Song, không giống với Tônxtôi, Đôxtôiepxki,… trong các truyện ngắn của mình, Kuprin phác họa ngoại hình

của các nhân vật chỉ bằng một vài nét sơ lược. Ở truyện Olexia, chân dung bà

phù thủy vùng Irinovxki – Manuilikha được nhà văn miêu tả: “Khuôn mặt có gò má gày gò, thót nhọn vào trong, phía dưới là chiếc cằm nhọn, dài, xương xẩu với chiếc mũi nhòm mồm, với cái miệng móm mém, không còn một chiếc răng nào, luôn nhai qua nhai lại một thứ gì đó”, “Cặp mắt góc cạnh với đôi lông mày nhỏ rất ngắn, giống hệt cặp mắt của loài chim ưng hiếm thấy”[14;31]. Giọng bà vang lên “như vọng lại hơi thở của một con quạ già, rồi đột nhiên chuyển sang giọng vịt đực”[14;31]. Bà được miêu tả giống như trong truyện cổ tích, gây ấn tượng, tạo sự tò mò, khiến người đọc phải lật giở những trang tiếp theo. Hay nhân vật Olexia được nhà văn miêu tả với những nét ngây thơ, trong sáng: “Đôi mắt to, đen và trong sáng, với cặp lông mày thanh mảnh, hơi xếch, giao nhau”[14;36], “làn da của nàng màu bánh mật”, “với hàm răng khểnh mà hàm bên dưới to hơn và hơi đưa ra trước”[14;36] gợi lên một tính cách dịu dàng, ngây thơ nhưng cũng đầy mạnh mẽ.

Nhân vật vị tướng già Anoxov được miêu tả “Khuôn mặt ông to, thô và đỏ với cái mũi bè, ánh mắt của ông oai nghiêm nhưng hiền từ và có vẻ khinh mạn”. Và tác giả cũng nhận xét rằng: đó là “đặc trưng của nhũng người đàn ông đơn giản và dũng cảm, từng chứng kiến trực tiếp sự hiểm nguy và chết chóc”[14;135]. Phải trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, mới có thể nhìn đời bằng ánh mắt ấy ?

Như vậy nhà văn không miêu tả chân dung nhân vật một cách cầu kì về chân dung, ngoại hình, nhưng những chi tiết ông đưa ra có sức gợi tả làm cho chân dung nhân vật được hiện lên một cách cụ thể, chân thực và sống động, qua đó khắc họa nét tính cách cụ thể của nhân vật.

Ngoài chi tiết về chân dung nhà văn còn hết sức chú ý đến ngôn ngữ nhân vật. Đây cũng là một chìa khóa để giải mã tính cách nhân vật.

Tính cách dịu dàng nhưng cũng đầy mạnh mẽ của Olexia không chỉ được thể hiện qua ngoại hình mà còn ở cả ngôn từ đầy tự tin: “Có gì mà sợ, em không sợ gì cả”, ngay cả khi yêu nàng cũng rất mãnh mẽ “Anh đừng sợ và đừng nghĩ gì hơn nữa!... Hôm nay là ngày của chúng ta, và không một ai có thể chen giữa chúng ta được”[14;86].

Truyện Mối tình thiêng liêng, nhân vật Elena đã bộc lộ sự tham lam của

mình khi nghe anh chàng sinh viên nhân được 100 rúp mỗi tháng bằng một câu nói ngẫu nhiên: “Đấy, anh mới giàu làm sao !”[14;216].

Mỗi người một tính cách, một số phận khác nhau. Khi tìm hiểu những nhân vật trong truyện của Kuprin chúng ta có thể dựa vào những chi tiết nghệ thuật mà ông đã sử dụng để thấy được đặc điểm riêng của nhà văn Nga này.

Ngoài khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình, qua ngôn ngữ nhân vật, những hành động của nhân vật cũng góp phần thể hiện tính cách nhân vật.

Hành động một mình đi đến buổi lễ trưa trước sự thù địch của dân làng của Olexia trong truyện ngắn cùng tên của Kuprin thật dũng cảm và mạnh mẽ. Mặc dù bị dân làng bàn tán, xoi mói, nàng vẫn cố gắng dự hết buổi lễ. Vì tình yêu, nàng có thể làm hi sinh tất cả. Phải có một tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, một tình yêu sâu sắc, chân thành mới có thể làm được như vậy.

Nếu Olexia là người hành động theo cảm tính thì Vera Nhicolaiepna trong truyện “Chiếc lắc vòng thạch lựu” lại là một người hành động rất lí tính nhưng cũng không kém phần quyết đoán. Khi nhận được chiếc vòng lắc thạch

lựu cùng bức thư tình của viên bưu tá, nàng đã đưa cho chồng để tránh những hiểu lầm không đáng có. Nhưng nàng cũng là một người giàu tình cảm, nàng rất tôn trọng tình cảm của viên bưu tá nghèo, nàng đã “nhẹ nhàng đặt lên vầng trán lạnh lẽo, ẩm ướt của anh ta một nụ hôn dài tình bạn”[14;189] như để đáp lại tình cảm nồng nhiệt của viên bưu tá dành cho nàng.

Trong truyện Paganini – cây vĩ cầm số một, Paganini, một người nghệ sĩ

nghèo đã không ngần ngại đánh đổi linh hồn mình cho quỷ dữ để đổi lấy một cây đàn tuyệt vời. Paganini là một người có tài năng nhưng vì xuất thân nghèo hèn nên anh vẫn phải lo ăn từng bữa. Hành động của anh cho thấy anh là một người có thể sẵn sàng hi sinh hết mình vì nghệ thuật, tình yêu sâu sắc với nghệ thuật. Câu chuyện đơn giản, nhuốm đầy màu sắc kì ảo đã nêu lên những bài học quý báu.

Miêu tả hành động nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả rõ nét nhất trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật đều có tính cách riêng, hành động riêng, góp phần làm cho bức tranh về nhân vật thêm đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

Con người không thể sống tách khỏi xã hội. Và, tính cách của con cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ các mối quan hệ xã hội. Olexia buộc phải mãnh mẽ để có thể bảo vệ bà và bản thân trước sự thù địch, coi thường của dân làng. Vera Nhicolaievna sinh ra và lớn lên trong môi trường quý tộc, bởi vậy nàng luôn hành động một cách chuẩn mực, trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Còn vị tướng già Anoxov có được những triết lí sâu sắc cùng cái nhìn thấu hết mọi lẽ đời bởi ông đã trải qua bao lần và sinh ra tử, xông pha trận mạc, chứng kiến biết bao cảnh đời. Chính môi trường xã hội cũng tác động không nhỏ đến tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin (KL07187) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)