Thời gian tâm lí

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin (KL07187) (Trang 54)

6. Bố cục khoá luận

2.3.2Thời gian tâm lí

Thời gian tâm lí hiểu một cách đơn giản nhất là thời gian được cảm nhận bằng các giác quan của con người. Nhà triết học Platon từng nói: “Thời gian chỉ tồn tại trong thế giới vật lí cảm giác của con người mà thôi”. Thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm thụ riêng và tâm trạng của mỗi người. Kuprin thường tổ chức theo điểm nhìn của nhân vật. Sự vận động của thời gian không theo một quy luật khách quan nào mà theo quá trình vận động tâm lí của con người. Các bình diện thời gian bị xáo trộn, đảo ngược, không tồn tại độc lập trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra khả năng đối chiếu quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây là thủ pháp giúp nhà văn khái quá cuộc sống và số phận, thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người.

Kuprin đã vận dụng khái niệm thời gian thực tại mang tâm lý nhân vật, chúng tôi tạm gọi đó là thời gian tâm lí. Đó là khoảng thời gian lặng, lắng xuống của tâm hồn con người. Khoảng thời gian này xuất hiện khi nhân vật đứng ở thực tại để suy tư, chiêm nghiệm về những điều xảy ra trong cuộc sống của mình. Thời gian tâm lý trong tác phẩm cụ thể là sự dồn nén các sự kiện. Thời gian tâm lí diễn ra trong dòng mạch suy nghĩ, hồi tưởng của Ivan Timopheevich về cuộc sống của anh trong sáu tháng tại làng Pêrebroda và mối tình dang dở của anh với Olexia. Câu chuyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất với cách xưng hô “tôi”, tác giả đã hoá thân vào nhân vật Ivan Timopheevich để kể lại những cảm xúc, diến biến tâm lí phúc tạp của nhân

vật. Chìm trong hồi tưởng nhưng đôi khi nhân vật “tôi” lại quay về thực tại để đánh giá một điều gì đó sâu sắc, nhưng thời gian truyện không hề lộn xộn, mà rất hợp lí, góp phần tăng tính khách quan cho truyện và câu chuyện cũng dễ đi vào lòng người hơn.Tác giả viết truyện theo cách trần thuật bằng quan điểm nhân vật nên ngay lập tức đưa người đọc vào cách nghĩ của nhân vật.

Trong truyện Chiếc vòng lắc thạch lựu, tác giả đã có sự thay đổi dòng thời gian liên tục. Câu chuyện bắt đầu kể ở thời gian hiện tại trong bữa tiệc mừng ngày lễ đặt tên thánh của nữ công tước Vera. Sau đó lại chìm vào suy tưởng trong những câu chuyện của vị tướng già Anoxop, với những bài học chiêm nghiệm quý báu. Đồng thời trong câu chuyện, tác giả còn kể lại chuyện tình đơn phương của viên bưu tá nghèo Gencov với nữ công tước trong bảy năm trời với những bức thư gửi mà không có lời hồi âm. Sự sắp xếp thời gian theo tâm lý của nhân vật không hề khiến cho mạch truyện bị đảo lộn, mà còn khắc sâu tâm trạng nhân vật, làm cho thiên truyện trở nên phong phú, đa dạng, hấp dẫn người đọc hơn.

Truyện Mối tình thiêng liêngkể lại câu chuyện tình của nhân vật ông chủ

- người đàn ông đứng tuổi. Nhân vật ông chủ trở thành người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” tự mình kể về mối tình của 25 năm trước. Hương vị của tình yêu, những xúc cảm rạo rực của trái tim yêu đương, kỉ niệm và nỗi đau trong tình yêu … tất cả được kể với chất giọng đầy cảm xúc từ điểm nhìn của nhân vật. Đến khi kết thúc là dòng cảm nhân của nhân vật tôi ở thời điểm hiện tại: “Câu chuyện rất đơn giản không cầu kì, nhưng đúng là sau này trong cuộc đời mình, tôi không bao giờ gặp lại được cảm giác vui sướng ấy một cách trong sáng và đau khổ, dằn vặt như tôi đã gặp vào mùa xuân năm ấy, đúng vào thời điểm ranh giới giữa tuổi trẻ bồng bột và tuổi thanh niên từng trải giàu kinh nghiệm”[14;222]. Tâm trạng nhân vật được cảm nhận một cách sâu sắc, đi vào lòng người, câu chuyện thu hút và đầy cảm xúc.

Pagagnini – cây vĩ cầm số một là một câu chuyện mang được viết theo phong cách dân gian. Người kể chuyện dấu mặt, kể lại câu chuyện ở ngôi thứ ba. Với thời gian không cụ thể, mà chỉ biết rằng đây là một giai thoại được lưu hành trong dân gian rất rộng rãi.Nhân vật cụ thể là: “nhạc sĩ vĩ đại người gốc vùng Genoa – Italy – Nhicolo Paganini”[14;241]. Câu chuyện mang đậm phong cách cách dân gian lại pha chút hiện đại khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn.

Nói tóm lại, cách xử lý thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Kuprin rất ấn tượng và mới mẻ về những kiểu thời gian độc đáo: Thời gian thực tại, thời gian tâm lý, trong đó thời gian tâm lý được tác giả sử dụng nhiều hơn cả. Có thể nói, thời gian chính là hình tượng nghệ thuật giúp nhà văn chỉ đúng bản chất của hiện thực đang sống, từ đó nhà văn bộ lộ tư tưởng, ý niệm và bày tỏ mong muốn của mình trước thực tại đó.

KẾT LUẬN

Bằng tài năng và ngòi bút tinh tế, Kuprin đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong văn học Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Với những chủ đề quen thuộc, nhà văn đã thể hiện chúng theo một cách riêng, rất độc đáo. Với cốt truyện đơn giản nhưng Kuprin đã tạo được một sự hấp dẫn, thu hút riêng cho từng câu chuyện. Điều này một lần nữa khẳng định tài năng của nhà văn – con người sống và cống hiến hết mình vì nghệ thuật.

Khi triển khai nghiên cứu kết cấu truyện ngắn của Kuprin, chúng tôi tập trung vào hệ thống nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian nghệ thuật. Đây là những phương diện quan trong để cấu thành tác phẩm. Tác phẩm với dung lượng truyện vừa và số lượng nhân vật vô cùng ít ỏi nhưng lại có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn. Khi giải quyết đề tài này chắc chắn có nhiều vấn đề mà chúng tôi không thể bao quát hết được song chúng tôi cũng hi vọng công trình của mình sẽ là một đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu nhà văn này ở Việt Nam.

Về hệ thống nhân vật, chúng tôi tập trung làm rõ cách tổ chức và khắc họa nhân vật của nhà văn. Trong đó chúng tôi tập trung phân tích các kiểu nhân vật: con người nhỏ bé, nhân vật phụ nữ, trẻ em và nhân vật kì ảo. Qua hệ thống nhân vật, chúng ta thấy thấp thoáng bóng dáng của con người thực. Thông qua các biện pháp nghệ thuật chủ yếu như tả, kể, đối thoại, độc thoại nội tâm. Nhờ vậy, các nhân vật hiện lên khách quan, sống động như bản sao của thế giới thực.

Về cốt truyện, chúng tôi tập trung vào phân tích các kết cấu chính trong truyện ngắn của Kuprin là kết cấu hồi cố, kết cấu lồng ghép và kết cấu tương phản, trong đó kết cấu hồi cố và kết cấu lồng ghép được tác giả ưa sử dụng hơn cả. Kết cấu truyện của Kuprin chặt chẽ, đơn giản, có những truyện hầu

như không có cốt truyện (Khóm hoa tử đinh hƣơng). Nhìn chung trong truyện của Kuprin thường không có xung đột gay gắt, sự kiện không nhiều, hầu hết các chi tiết đều xoay quanh các sự kiện chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Rất nhẹ nhàng, êm ái, nhưng truyện của ông vẫn có sức lay động lòng người.

Một phương diện nữa của kết cấu là vấn đề tổ chức không gian và thời gian.Ở cách tổ chức không gian chúng tôi đi sâu vào khái thác không gian hiện thực và không gian kì ảo.Không gian nghệ thuật cũng bộc lộ tầm nhìn, tư tưởng của tác giả về thế giới thực tại.

Cách tổ chức thời gian nghệ thuật cũng là một phương diện đặc sắc trong hình thức nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm được chúng tôi đề cập qua hai bình diện: thời gian thực tại và thời gian tâm lý. Trong đó chúng tôi nhận thấy nhà văn tập trung nhất đến thời gian tâm lý – dòng thời gian chủ yếu xuyên suốt hầu hết những truyện ngắn của Kuprin. Thời gian tâm lí và thời gian thực tại đều bổ sung cho nhau nhằm phản ánh hiện thực cuộc sống một cách đầy đủ nhất. Không gian và thời gian đều tương ứng cho nhân vật tự do bộc lộ.

Như vậy, các truyện ngắn của Kuprin với kết cấu sinh động về nhân vật, không gian và thời gian, cốt truyện khẳng định được những sáng tạo mang dấu ấn riêng của nhà văn. Trong giới hạn của mình, chúng tôi đóng góp thêm cái nhìn vềmảng truyện để thấy được sức sáng tạo vô bờ bến của nhà văn. Đồng thời chúng tôi cũng hi vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều công trình nghiên cứu công phu và cẩn thận hơn về một vài khía cạnh khác trong sáng tác của nhà văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Tuấn Ảnh, Văn học Nga, thế kỉ bạc như “một chỉnh thể phức tạp”, http: //lyluanvanhoc.com

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

3. Becnac H. (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương, NXB Giáo dục, Hà

Nội

4. Đỗ Hồng Chung (chủ biên) – Nguyễn Kim Đính – Nguyễn Hải Hà – Hoàng Ngọc Hiến – Nguyễn Trường Lịch – Huy Liên (2009) – Lịch sử văn học Nga – NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Cuprin. A (2002), Sulamif, Đoàn Tử Huyến dịch, NXB Lao động,

Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga – Sự thật và cái đẹp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Hà, Cái mới của truyện ngắn Sekhov, http//thpt –

chuvanan – yenbai.edu.vn

8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữvăn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Đào Huy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục, Hà Nội

10. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

11. Sỹ Hưng, Nhà văn Nga Aleksandr Kuprin đường văn khúc khuỷu,

26/12/2012, http //antgct.cand.com.vn

12.Kuprin. A, Khóm hoa tử đinh hương (Đoàn Tử Huyến dịch), http:

13.Kuprin. A (1987), Olexia, NXB Lao động, Hà Nội.

14. Kuprin. A (2007), Tập truyện ngắn, Sĩ Hưng – Vũ Phi Hùng (dịch),

NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.

15. Trần Thị Bích Lê, Nghệ thuật truyện ngắn của A. I. Kuprin – Khoá luận tốt nghiệp Đại học, ĐHQG Hà Nội – Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn.

16. Likhachop Đ. X. (1989), Thi pháp văn học Nga cổ (La Khắc Hoà

dịch, 1971) – Tạp chí Văn học, số 3

17. Likhachop Đ. X. (1989), Thời gian nghệ thuật của tác phẩm văn học, Tạp chí văn nghệ, số 3.

18. Hà Văn Lưỡng, Một số vấn đề văn học Nga ở hải ngoại, tạp chí Sông Hương – số 177 (tháng 11), http // tapchisonghuong.com.vn

19. Phương Lựu (chủ biên)(2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà

Nội

20. Pautovxki. K (1984), Một mình với mùa thu, NXB Tác phẩm mới. 21. Trần Vĩnh Phúc (2003), Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Trần Đình Sử (2001), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hoá Thông tin. 23. Trần Đình Sử (2004) Dẫn luận thi pháp học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin (KL07187) (Trang 54)