Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin (KL07187) (Trang 44)

6. Bố cục khoá luận

2.2 Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là phạm trù bản thể của thi pháp học – khoa học nghiên cứu sáng tạo nghệ thuật từ lĩnh vực hình thức chứa nội dung mang tính quan niệm. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật; là nền cảnh, là môi trường hoạt động của các nhân vật, sự kiện, quan hệ. Không gian ấy có thể rất mênh mông, có thể bị thu hẹp lại. Không có hình tượng nghệ thuật nào không tồn tại trong một không gian nhất định nào đó, không có một nhân vật nào không có nền cảnh nào đó. Bản thân tác giả hay người kể chuyện trong tác phẩm cũng nhìn sự vật trong khoảng cách, góc nhìn nhất định.Nó cũng có viễn cảnh, có giá trị, tình cảm nhất định. Đó là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc hình thành thế giới nghệ thuật, góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn trước hiện thực xã hội. Nó phụ thuộc vào cách phản ánh thế giới của người nghệ sĩ bởi nó mang tính chủ quan của tác giả. Bởi vậy có rất nhiều định nghĩa về không gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật là: “Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội đạo đức, tôn ti trật tự…”[8;160]. Mặt khác, nó là “một mặt quan trọng để nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của con người”[8;161]. Nói như PGS.TS Phùng Minh Hiến: “Bản chất của không gian tức là bản chất của xung đột, nếu xung đột càng phức tạp, liên quan đến nhiều loại người khác nhau thì không gian rộng hơn và ngược lại”. Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí và số phận mình trong đó.

So với nhiều tác phẩm có quy mô hoành tráng khác, không gian nghệ thuật trong các truyện ngắn của Kuprin khá chật hẹp, dồn nén,cô đặc trong những khoảng không gian xác định.Bức tranh không gian được miêu tả cụ thể

là trong gia đình, là những con đường hay một vùng quê, một khu rừng. Tuy không gian chật hẹp nhưng được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ. Không gian càng chật hẹp, thu nhỏ thì các nhân vật, các sự kiện có quan hệ càng tập trung, ý nghĩa khái quát của tác phẩm càng cao.Đó cũng chính là lí do vì sao khi tìm hiểu kết cấu, người viết dành sự quan tâm của mình đến không gian nghệ thuật trong tác phẩm.

Qua khảo sát những truyện ngắn của A.Kuprin chúng tôi thấy nhà văn đã xây dựng các kiểu không gian chủ yếu là không gian hiện thực và không gian tâm lí.

Một phần của tài liệu Kết cấu nghệ thuật của truyện ngắn a kuprin (KL07187) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)