QUẢN LÝ, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam (Trang 74)

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng: công tác quản lý, giám sát đối với các TĐKT nhà nước đang còn buông lỏng. Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của thực thể kinh doanh này. Do vậy, đã có nhiều ý kiến đề nghị nên hình thành một cơ quan hoặc tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKT. Tuy nhiên, những qui định của Nghị định 101 dường như chưa có sự thay đổi nhiều trong mô hình quản lý TĐKT nhà nước. Theo đó:

71

sát của công ty mẹ, mà không trực tiếp quản lý và giám sát các doanh nghiệp thành viên. Chính phủ là người thống nhất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ, song nội dung quản lý, giám sát vẫn được phân công, phân cấp cho các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện. HĐQT tập đoàn là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà nước tại các TĐKT. Các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TĐKT được phân định rõ và phân cấp về các vấn đề quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phê duyệt hoặc ban hành qui chế tài chính, quyết định về nhân sự, kiểm tra giám sát hoạt động của TĐKT.

Sự phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty mẹ của tập đoàn, cụ thể: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi chủ sở hữu công ty mẹ, phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành nghề kinh doanh của tập đoàn, phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ, quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ, quyết định các dự án đầu tư của công ty mẹ, các dự án đầu tư ra ngoài công ty mẹ, quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch và các thành viên HĐQT công ty mẹ, chấp thuận để HĐQT quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc.

Bộ quản lý ngành: trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi chủ sở hữu công ty mẹ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên HĐQT; Có ý kiến để Thủ tướng chính phủ: phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ, quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ, chấp thuận để HĐQT bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc. Chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn của công ty. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện qui trình, thủ tục, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực của thành viên HĐQT và Tổng giám đốc công ty mẹ trình Thủ tướng chính phủ bổ

72 nhiệm.

Bộ Tài chính: có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi chủ sở hữu; phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ. Thực hiện việc đầu tư vốn điều lệ cho công ty mẹ theo quết định của Thủ tướng Chính phủ. Phê duyệt qui chế quản lý tài chính công ty mẹ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của công ty mẹ; phê duyệt Điều lệ công ty mẹ; phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ.

Bộ Nội vụ: Thẩm định việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT do Bộ quản lý ngành trình Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh quản lý chủ chốt khác trong công ty mẹ.

Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKT nhà nước sẽ được thực hiện thông qua giám sát công ty mẹ. HĐQT công ty mẹ là đại diện chủ sở hữu trực tiếp vốn nhà nước tại các TĐKT. Các bộ, ngành quản lý, giám sát tập đoàn theo lĩnh vực và kịp thời phát hiện, uốn nắn các vấn đề nảy sinh của tập đoàn. Cụ thể:

Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ TĐKT; việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Bộ Tài chính cũng được giao quyền giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư và các nguồn lực bên trong tập đoàn và giữa

73

trong và ngoài TĐKT cũng như theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của TĐKT. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; theo dõi cán bộ lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về nhân lực lãnh đạo quản lý đối với ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan.

Với các đề án thành lập mới TĐKT nhà nước cũng như việc thành lập doanh nghiệp mới của công ty mẹ, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm cả quá trình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ trong TĐKT nhà nước; đánh giá về kết quả thực hiện đề án; phân tích các thuận lợi và rủi ro của phát triển TĐKT; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển của các TĐKT nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát đối với TĐKT nhà nước thông qua chế độ báo cáo của HĐQT công ty mẹ; qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên cũng như báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ theo các nguyên tắc, tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đặc biệt, theo qui định này thì kết quả đánh giá này là cơ sở để quyết định mức lương, thưởng, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại đối với thành viên HĐQT, người quản lý điều hành tại công ty mẹ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ giám sát TĐKT trong việc thực hiện qui định tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Đặc biệt, công ty mẹ được quyền tự chủ về đơn giá tiền lương, quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý khác trên cơ sở quy định về lương tối thiểu của Nhà nước và nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động - tiền lương. Đối với TĐKT nhà nước được Nhà nước giao quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, hoặc được giao hay thuê đất đai, thì công ty mẹ đại diện tập đoàn thống nhất quản lý tài nguyên khoáng sản, đất đai trong toàn tập đoàn cũng như được tổ

74

chức hoạt động kinh doanh, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, đất đai theo quy định pháp luật về tài nguyên khoáng sản, đất đai.

Phương thức quản lý, giám sát đối với TĐKT nhà nước được thực hiện thông qua chế độ báo cáo của HĐQT công ty mẹ; thông qua việc thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ và thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành đã được phân công.

Như vậy, có thể thấy hoạt động quản lý, giám sát đối với hoạt động của các TĐKT chủ yếu thông qua chế độ báo cáo của HĐQT và hoạt động kiểm toán. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, giám sát nếu các số liệu được báo cáo không chính xác, không phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, theo cơ chế này thì vẫn chưa giải quyết được bài toán về xác định đầu mối chủ sở hữu. Cùng một lúc đang có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với TĐKT nhà nước, dẫn đến sự trùng lặp và chồng chéo. Quyền và trách nhiệm giám sát TĐKT nhà nước được trao cho nhiều Bộ, ngành cùng thực hiện: Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ quản lý với ngành nghề kinh doanh chính. Điều này tạo nên một áp lực không nhỏ cho các tập đoàn, khiến cho họ có cảm giác bị “một cổ nhiều tròng”, phải chịu quá nhiều kênh giám sát, kiểm tra, không phát huy triệt để được tính chủ động trong điều hành sản xuất, kinh doanh. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước trực tiếp chỉ đạo, điều hành các TĐKT, đề bạt, bổ nhiệm thành viên HĐQT nhưng vẫn chưa có cơ chế chịu trách nhiệm đến cùng của người có thẩm quyền trong việc đề bạt, bổ nhiệm người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại TĐKT khi người này không hoàn thành chức trách được giao hoặc có vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Như vậy, bộ máy quản lý nhà nước đồng thời là bộ máy thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, gây ra những lẫn lộn trong vai trò quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu trong cùng một cơ quan.

75

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam (Trang 74)