MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam (Trang 29)

1.3.1. Mô hình tổ chức TĐKT

Trên thế giới, mô hình tập đoàn thông thường được phân loại theo ba cơ chế: cơ chế quản lý, cơ chế đầu tư vốn, cơ chế liên kết kinh doanh.

1.3.1.1. Theo cơ chế quản lý

1.3.1.1.1. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất (Unitary structure)

Mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất, hay còn gọi là cấu trúc “nhất nguyên và tập trung quyền lực” theo tính chất đặc trưng của mô hình này.

Hình 1.1. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất [20]

Đặc điểm nổi bật của mô hình hợp nhất chính là tính nhất nguyên và tập trung quyền lực. Cơ quan đầu não của tập đoàn được tổ chức tại công ty mẹ gọi là văn phòng của tập đoàn (head office) với cơ cấu bao gồm Ủy Ban điều hành (executive committee) và một số phòng, ban chức năng phụ trách những lĩnh vực hoạt động chuyên biệt như sản xuất, tài chính, thị trường, kỹ thuật,v.v..; có toàn quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của cả tập đoàn và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của

Ban quản lý sản xuất

CÔNG TY MẸ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH

Ban quản lý sản xuất Ban quản lý phân phối Ban quản lý tài chính Ban quản lý chiến lược Ban quản lý kỹ thuật v,v

26

Tổng giám đốc. Văn phòng này không có tư cách pháp nhân độc lập. Văn phòng thực hiện sự quản lý tập trung đối với các đơn vị kinh doanh cấp dưới, là trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận. Chức năng của các phòng, ban nhằm phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với tính chất tập trung quyền lực cao độ, mô hình cấu trúc hợp nhất đảm bảo được tính thống nhất trong các hoạt động của cả tập đoàn nhưng lại hạn chế tính độc lập của các công ty con. Đồng thời, mô hình tổ chức này còn đòi hỏi phải tăng cường công tác kế hoạch và đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách cập nhật, đầy đủ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, nếu không sẽ rất khó kiểm soát được hoạt động sản xuất – kinh doanh của các đơn vị trong tập đoàn. Do vậy, mô hình tổ chức này chủ yếu phù hợp với các tập đoàn có qui mô không lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối đồng nhất, hoặc nếu có đa dạng hóa thì cũng chỉ là sự kéo dài cơ học của ngành sản xuất – kinh doanh chủ đạo. Với những hạn chế đó mà ngày nay rất ít các TĐKT trên thế giới lựa chọn cách tổ chức theo mô hình này.

1.3.1.1.2. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn (Holding structure)

Khác với mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất, tập đoàn theo cấu trúc holding không có sự kiểm soát tập trung. Cơ cấu tổ chức bao gồm văn phòng tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên. Văn phòng không can thiệp sâu vào hoạt động của các công ty con mà chỉ thực hiện các chức năng định hướng, điều phối những vấn đề quan trọng của cả tập đoàn, không thực hiện việc kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên. Mỗi doanh nghiệp thành viên đều có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động tương đối đầy đủ về tài chính và kinh doanh. Hình thức tổ chức này thường xuất hiện nhiều ở các doanh nghiệp được hình thành từ sự hợp nhất theo chiều dọc.

Dạng phổ biến nhất của mô hình TĐKT tổ chức theo dạng holding là mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong mô hình này công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lý riêng, mặc dù chức năng và mối quan hệ giữa các chủ thể này có khác nhau.

27

Hình 1.2: Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn [20] Đặc điểm cốt lõi của mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn là công ty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong công ty con. Công ty mẹ chỉ đề ra chiến lược và định hướng phát triển tổng thể của toàn tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản,…của các công ty con. Ngoài ra, công ty mẹ còn sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, liên kết hình thành các công ty con, công ty liên kết. Các công ty con là những pháp nhân hoạt động độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động của mình. Theo tính chất và phạm vi hoạt động, mô hình công ty mẹ - công ty con có hai loại: Một là, mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần túy PHC (pure holding company). Trong mô hình PHC, hoạt động kinh doanh chính của công ty mẹ là đầu tư vốn vào các công ty khác. Hai là, mô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh OHC (operating holding company). Trong mô hình này, bên cạnh việc đầu tư vốn vào các công ty khác, công ty mẹ còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh như mọi doanh nghiệp khác.

Nhìn chung, mô hình này chủ yếu phù hợp với những tập đoàn có năng lực tài chính dồi dào, có công ty tài chính hoặc ngân hàng trong công ty mẹ, tuy nhiên trong những năm gần đây, việc các quốc gia thực hiện Luật chống độc quyền cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình này. Hiện nay, nhiều tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn đã

Công ty mẹ (công ty nắm giữ vốn)

Công ty con A Công ty con B Công ty con C

Sản xuất

Kinh doanh

28

chuyển sang mô hình phù hợp hơn – mô hình tập đoàn đa trung tâm.

1.3.1.1.3. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm(Multi – divisional)

Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm (còn gọi là cấu trúc hỗn hợp) là sự kết hợp giữa mô hình cấu trúc hợp nhất với mô hình cấu trúc holding, phù hợp với những tập đoàn có qui mô lớn.

Đặc điểm nổi bật của mô hình này là sự kết hợp giữa tính chất tập trung quyền lực trong chỉ đạo, điều hành những vấn đề quan trọng và tính chất phân quyền trong các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Tính chất tập trung trong chỉ đạo, điều hành thể hiện ở cơ chế kiểm soát tập trung của cơ quan văn phòng tập đoàn đối với những lĩnh vực quan trọng nhất. Tính chất phân quyền thể hiện ở chỗ các công ty con hoặc chi nhánh có quyền khá rộng rãi khi thực hiện các quyết định đầu tư, kinh doanh, có quyền tự chủ nhiều hơn trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên tập đoàn chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của các ban chức năng như ban dự án, ban nhân sự, ban phân phối v.v.

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn gồm 3 cấp quan hệ:

Cấp thứ nhất là cơ quan đầu não của tập đoàn, bao gồm HĐQT và cơ quan điều hành. Đây là cơ quan ra quyết định cao nhất trong tập đoàn, chịu trách nhiệm xây dựng và thông qua các chiến lược, điều phối các giao dịch nội bộ tập đoàn.

Cấp thứ hai gồm các ban chức năng về kế hoạch, tài chính, nhân sự, kiểm toán, pháp chế hoặc các ban quản lý theo sản phẩm, nhãn mác, khu vực địa lý, thực hiện chức năng giúp HĐQT xây dựng chiến lược, điều hành các giao dịch nội bộ và giám sát các công ty con.

Cấp thứ ba là các công ty con độc lập trực tiếp thực hiện những hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu của tập đoàn theo chiến lược kinh doanh chung mà tập đoàn đã xác định.

Với đặc điểm vừa đảm bảo tính tập trung, vừa đảm bảo phân quyền một cách khoa học, phù hợp, mô hình tập đoàn đa trung tâm có thể phát huy thế mạnh về vốn, thị trường, tiềm lực công nghệ..., đồng thời khai thác được tính độc lập, linh hoạt,

29

chủ động của các công ty con. Với những ưu thế đó, mô hình này được nhiều tập đoàn lớn áp dụng và là mô hình phổ biến hiện nay.

Hình 1.3. Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm [20]

1.3.1.2. TĐKT theo cơ chế đầu tư vốn

1.3.1.2.1. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đơn cấp

Trong mô hình đầu tư đơn cấp, công ty mẹ lẫn công ty con đều chỉ đầu tư xuống một cấp trực tiếp, không đầu tư xuống cấp xa hơn. Nghĩa là, công ty mẹ đầu tư, chi phối các công ty cấp 2 (công ty con). Các công ty cấp 2 tiếp tục đầu tư, chi phối công ty cấp 3 (công ty cháu), v.v..

1

Hình 1.4. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đơn cấp [5]

CÔNG TY MẸ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH

Phòng chức năng Phòng chức năng Phòng chức năng

Sản xuất Tài chính Thị trường Kỹ thuật v.v..

Công ty con Công ty con Công ty con

Công ty mẹ

Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2

Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3 Công ty con cấp 3

30

1.3.1.2.2. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đồng cấp

Theo mô hình này giữa các doanh nghiệp thành viên đồng cấp trong tập đoàn có sự đầu tư chi phối lẫn nhau (hay còn gọi là quan hệ đầu tư ngang). Việc đầu tư theo mô hình này có lợi thế là có thể dễ dàng hình thành một công ty mới trong tập đoàn mà không bị các công ty hay cá nhân ngoài tập đoàn kiểm soát hay thôn tính. Trong trường hợp các công ty con, công ty cháu đủ mạnh về vốn thì cơ chế này rất có điều kiện để thực hiện nhằm tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn. Hầu hết các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đều có cấu trúc tương tự mô hình này.

1.3.1.2.3. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đa cấp

Trong mô hình đa cấp, các công ty, đặc biệt là công ty mẹ, vừa đầu tư trực tiếp vào các công ty con, đồng thời cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty “cháu”, “chắt” ở dưới, không thông qua công ty trung gian nào.

Hình 1.5. Tập đoàn theo mô hình đầu tư đa cấp [5]

1.3.1.2.4. Tập đoàn theo mô hình đầu tư hỗn hợp

Đây là mô hình phối hợp nhiều hình thức đầu tư (đơn cấp, đồng cấp, đa cấp) giữa các công ty trong tập đoàn, đồng thời cũng là mô hình phức tạp nhất về mặt sở hữu, nhưng hiện được rất nhiều TĐKT áp dụng, trong đó công ty mẹ chi phối các công ty con trực tiếp, đồng thời cũng kiểm soát một số công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu). Các công ty cùng cấp và khác cấp nắm giữ cổ phiếu của nhau và có các quan hệ đầu tư đan xen lẫn nhau.

Công ty mẹ

Công ty cấp 2 Công ty cấp 2

31

Tập đoàn có cấu trúc sở hữu hỗn hợp được hình thành cùng với sự phát triển cao độ của thị trường tài chính với ảnh hưởng của hoạt động đầu tư tài chính giữa các tổ chức và cá nhân. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán và cạnh tranh toàn cầu buộc các tập đoàn phải xây dựng hệ thống tài chính nội bộ mạnh và có các mối liên hệ nội bộ chặt chẽ để hạn chế sự thôn tính.

Hình 1.6. Tập đoàn theo mô hình đầu tư hỗn hợp [5]

1.3.1.2.5. Mô hình “tập đoàn trong tập đoàn”

“Tập đoàn trong tập đoàn” là khi công ty mẹ của một tập đoàn lại là công ty con do một số công ty khác kiểm soát về vốn. Đây là kết quả của quan hệ đầu tư đan xen giữa các công ty có mối quan hệ chặt chẽ trên cơ sở đầu tư vốn. Một công ty cụ thể có thể vừa là công ty mẹ, vừa là công ty con, vừa đi đầu tư, vừa nhận đầu tư.

Hình 1.7. Mô hình “tập đoàn trong tập đoàn” [5]

Công ty mẹ

Công ty cấp 2 Công ty cấp 2 Công ty cấp 2

Công ty cấp 3 Công ty cấp 3 Công ty cấp 3

Công ty mẹ 2

Công ty cấp 2 Công ty cấp 2 Công ty cấp 2

Công ty mẹ 1 Công ty mẹ 1 Công ty cấp 3 Công ty cấp 3 3 Công ty cấp 3 3 Công ty cấp 3 3

32

1.3.1.3. Mô hình TĐKT theo cơ chế liên kết kinh doanh

1.3.1.3.1. Tập đoàn theo liên kết ngang

Đây là loại hình tập đoàn gồm có các liên kết ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, thích hợp với những ngành có nhiều doanh nghiệp độc lập, cần liên kết và định hướng chung để chống lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp hoặc hàng hoá cùng ngành.

Cơ cấu của tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Công ty mẹ đồng thời trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, những khâu thuộc các liên kết chính của tập đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động. Ví dụ trong ngành xăng dầu thì công ty mẹ quản lý các phương tiện vận tải xăng dầu lớn, kho tàng chung hoặc trong ngành xây dựng công ty mẹ quản lý các phương tiện máy, thiết bị đặc chủng, hiện đại mà các công ty con không đủ sức đầu tư hoặc đầu tư sẽ không hiệu quả bằng công ty mẹ;

Các công ty con có thể được phân công sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh hoặc được tổ chức phân công chuyên môn hoá và phối hợp hợp tác để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh theo đặc thù công nghệ của ngành.

Trong quá trình phát triển, tập đoàn sẽ mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực có liên quan để trở thành tập đoàn có mối liên kết dọc và liên kết hỗn hợp.

1.3.1.3.2. Tập đoàn theo liên kết dọc

Tập đoàn liên kết theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ về công nghệ, tạo thành một liên hợp sản xuất, kinh doanh và thương mại hoàn chỉnh, thích hợp với các lĩnh vực hạch toán toàn ngành như bưu chính viễn thông, điện lực,...

Công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, thị trường của toàn tập đoàn, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Các công ty con được tổ chức theo sự phân công chuyên môn hoá và phối hợp hợp tác hoá theo đặc thù công nghệ của ngành.

33

1.3.1.3.3. Tập đoàn liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực

Tập đoàn liên kết hỗn hợp là loại tập đoàn liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ hoặc không có có mối quan hệ về công nghệ, qui trình sản xuất… nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính.

Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn. Khi đó công ty mẹ điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực, các công ty con bằng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh thống nhất, thực hiện việc điều hòa vốn, lợi nhuận giữa các công ty con, giữa các lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao,…

Loại hình tập đoàn này đòi hỏi cần có những tiền đề về thị trường vốn, thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh.

1.3.2. Mô hình quản lý tập đoàn kinh tế

Thực tế cho thấy, về cơ bản mô hình tổ chức quản lý giữa tập đoàn và công ty không có sự khác biệt nhiều về bản chất. Mô hình quản lý tập đoàn về cơ bản được

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)