Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị hiện nay của hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 87)

đẩy cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp theo kịp yêu cầu đổi mới nói chung, đặc biệt là đổi mới kinh tế; đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của ngƣời dân vào Nhà nƣớc, vào hệ thống chính trị và đƣờng lối đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta.

3.2 Mục tiêu của tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực

Quản lý nhà nƣớc về chứng thực tại Việt Nam nói chung và quản lý nhà nƣớc về chứng thực tại Hà Nội nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, hội nhập nền kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện các chƣơng trình cải cách hành chính nhà nƣớc tổng thể và cải cách tƣ pháp. Bởi vậy tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng phải đáp ứng đƣợc những mục tiêu sau:

3.2.1 Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị hiện nay của hoạt động chứng thực chứng thực

Quản lý nhà nƣớc luôn luôn gắn với chính trị, nhằm phục vụ mục đích chính trị. V.I.Lênin cho rằng, pháp luật là biện pháp chính trị, là chính trị.Yêu cầu của nhiệm vụ chính trị hiện nay, nhƣ Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX đã chỉ rõ là phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; lấy việc giữ vững môi trƣờng hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nƣớc.

Nhận thấy rõ vai trò của hoạt động tƣ pháp đối với nền hành chính nhà nƣớc, những năm gần đây Đảng và nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến công cuộc cải cách ngành tƣ pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW trong đó có hoạt động chứng thực. Và dựa trên những quan điểm trên của Đảng, trên lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về chứng thực đòi hỏi phải đảm bảo ổn định, nhất quán các quy định pháp luật về chứng thực; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; đảm bảo tính pháp lý của văn bản chứng thực; thực hiện các chức năng quản lý trên từng địa bàn

hoạt động phải gắn chặt, kết hợp với quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Tƣ pháp nói chung và hoạt động chứng thực nói riêng về đƣờng lối phát triển, pháp luật, nghiệp vụ, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; tạo điều kiện, phát huy dân chủ XHCN, đi đôi với tăng cƣờng trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động chứng thực.

3.2.2 Đáp ứng yêu cầu phục vụ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Với cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trƣờng, đã tạo ra trên đất nƣớc ta một năng lực sản xuất mới. Trong nền kinh tế tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nền kinh tế hoạt động hết sức năng động phải đƣợc quản lý theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Với cơ chế quản lý nhà nƣớc nhƣ trƣớc đây thì không cần thiết sự tham gia của hoạt động chứng thực vì các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chủ yếu quan tâm đến các đơn vị kinh tế quốc doanh. Hiện nay, quan hệ sản xuất đƣợc điều chỉnh phù hợp hơn với tính chất trình độ và yêu cầu phát triển của sức sản xuất, giải phóng và phát huy tiềm năng to lớn trong nƣớc. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện, giao dịch dân sự đã trở nên hết sức đa dạng và phong phú. Xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, phải đi đôi với việc tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Cơ chế thị trƣờng đặt ra vấn đề mới cho việc quản lý các hoạt động giao dịch, quản lý hồ sơ giấy tờ. Việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực không nằm ngoài định hƣớng nói trên. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực là phải xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách hành lang quản lý, hoạt động chứng thực là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay

3.2.3 Đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, pháp luật trong Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam phải thể hiện đƣợc ý chí của nhân dân mà ngƣời đại diện là tổ chức chính trị đƣợc nhân dân thừa nhận và sự thừa nhận đó đã trở thành nguyên tắc

hiến định trong hệ thống pháp luật nƣớc ta - Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, pháp luật trong Nhà nƣớc pháp quyền XHCN phải là sự thể chế hoá các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng. Thực tế cho thấy những thành tựu của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong hơn 20 năm qua gắn chặt với quá trình hoàn thiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng. Chính những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, chẳng hạn về phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đã làm cơ sở cho sự hình thành những quan điểm và định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển của hệ thống pháp luật của đất nƣớc. Văn kiện tập trung nhiều quan điểm và giải pháp chiến lƣợc cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chính là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

Trong Nhà nƣớc kiểu mới XHCN, và đặc biệt trong điều kiện thực hiện chủ trƣơng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của Đảng thì việc phát huy vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý là hết sức quan trọng, cấp bách. Trên lĩnh vực chứng thực, nhất là trong thời kỳ đổi mới, với chủ trƣơng quản lý đất nƣớc bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý, các quy định của pháp luật về chứng thực đã có sự phát triển, hoàn thiện là cơ sở cho hoạt động chứng thực đƣợc phát triển.

Mặc dù vậy, cũng nhƣ nhiều bộ phận pháp luật khác, các quy định pháp luật về chứng thực còn khá nhiều hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải đƣợc khẩn trƣơng khắc phục vậy nên cần phải tăng cƣờng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động chứng thực

3.2.4 Đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp

Xây dựng một nền hành chính nhà nƣớc dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc hiện đại hóa. Điều chỉnh chức năng và cải tiến phƣơng thức hoạt động của Chính phủ theo hƣớng thống nhất quản lý vĩ mô việc thực hiện cá nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong cả nƣớc bằng hệ thống pháp luật, chính sách hoàn chỉnh và đồng bộ. Định rõ chức năng nhiệm vụ của các cấp các ngành theo hƣớng bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, cung cấp dịch vụ công.

Dựa trên những thành tựu đã đạt đƣợc trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 – 2010, Chính phủ đã Chƣơng trình cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2020, trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc qua việc thực hiện Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010. Trong đó coi cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm, một khâu đột phá trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nƣớc trong giai đoạn chiến lƣợc mới.

Công cuộc cải cách tƣ pháp trong những năm gần đây đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm và đƣợc đặt trong mối quan hệ với việc đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, hƣớng tới xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt đƣợc của việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 49- NQ/TW về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 với mục tiêu xuyên suốt là xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Nhằm tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trong cuộc đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cải cách tổ chức và hoạt động tƣ pháp, bảo đảm mọi vi phạm đều bị xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Củng cố, kiện toàn bộ máy cơ quan tƣ pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động chứng thực.

Vì thế, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực vừa là yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, vừa là một nội dung của cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vỡ dân. Có thể xem mối quan hệ giữa tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực với cải cách hành

chính, cải cách tƣ pháp là mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ, có sự tác động qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, toàn diện, tránh đƣợc sự mâu thuẫn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, chắp vá, bị động, nặng về giải pháp tình thế trong quá trình thực hiện cải cách.

Mặt khác, chỉ khi đƣợc đặt trong nội dung tổng thể cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vỡ dân, vấn đề xã hội hóa công chứng mới đƣợc xem trọng đúng mức, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp theo kịp yêu cầu đổi mới nói chung, đặc biệt là đổi mới kinh tế; đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của ngƣời dân vào Nhà nƣớc, vào hệ thống chính trị và đƣờng lối đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc ta.

Tại Hà Nội, theo sự chỉ đạo đã xây dựng Chƣơng trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011- 2015, theo đó công tác cải cách hành chính của Thành phố đã đƣợc thực hiện toàn diện cả 6 nội dung và đã có nhiều chuyển biến tích cực, các nội dung, đề án giao cho các cơ quan, đơn vị về cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đồng thời năm 2013 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 01/CT-UBND về “Năm kỷ cƣơng hành chính” theo đó ban chỉ đạo chƣơng trình đã tổ chức quán triệt tới các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao nhận thức về cải cách hành chính, kịp thời tổ chức triển khai nhằm tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ về kỷ cƣơng, kỷ luật hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên.

Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực phải gắn liền với việc hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục mở rộng dân chủ, thể chế hóa các quyền tự do dân chủ; quy định đơn giản các thủ tục và công khai hóa các thủ tục để bảo đảm thực hiện các quyền công dân; xây dựng hệ thống cơ quan tƣ pháp thành bộ máy phục vụ nhân dân phù hợp với việc quản lý nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

3.2.5 Đáp ứng yêu cầu của hội nhập nền kinh tế quốc tế

Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1998) đã tạo ra bƣớc ngoặt trong đƣờng lối chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đã quyết định đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Đại hội XI năm 2011 đã phát triển và bổ sung nâng cao vị thế của đất nƣớc; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nƣớc trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chƣơng Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.[33, tr.8]

Cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nƣớc, trong đó có tất cả các nƣớc lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trƣờng nƣớc ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diễn đàn quốc tế. Khi thực hiện hội nhập thì cách thức và phƣơng thức quản lý nhà nƣớc sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Bởi không chỉ có điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc, mà cả xu thế hội nhập quốc tế và khu vực cũng đang tác động mạnh mẽ đến vấn đề quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng.

Thể chế quan điểm về hội nhập của Đảng, Nhà nƣớc, trong Quyết định số 172/QĐ-BTP ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp về ban hành chƣơng trình công tác của ngành tƣ pháp năm 2012: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng định hướng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp phục vụ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Nâng cao năng lực, đảm bảo các điều kiện pháp lý để chủ động tham gia đàm phán các điều ước, thỏa thuận quốc tế và giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại quốc tế.[10, tr.3]

Nhƣ vậy, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc nói chung và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực nói riêng phải tính đến những tác động và yêu cầu thực tiễn của quá trình hội nhập, phải phản ánh đƣợc quá trình tăng cƣờng các quan hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong xu thế hội nhập, tạo khả năng phục vụ tích cực, hiệu quả các giao lƣu trong nƣớc và quốc tế. Yêu cầu này đòi hỏi trong quá trình xã hội hóa, phải nghiên cứu, học tập, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động chứng thực trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm xã hội hóa ở các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi.

3.3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về chứng thực tại Việt Nam hiện nay hiện nay

3.3.1 Giải pháp chung

3.3.1.1 Xây dựng Luật chứng thực và các văn bản hướng dẫn thi hành

Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong khi hệ thống pháp luật Việt Nam đang

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng thực qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 87)