Quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II
Để chuẩn hóa hoạt động của hệ thống các ngân hàng trên thị trƣờng tài chính quốc tế, các ngân hàng lớn trên thế giới (chủ yếu ở Châu Âu) đã thực hiện một số công cụ, trong đó có Hiệp ƣớc Basel (còn gọi là Basel I). Tuy nhiên, với nhiều khủng hoảng xảy ra trên thị trƣờng tài chính thế giới trong thời gian gần đây, đặc biệt là hàng loạt những rủi ro phát sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã khiến Chính phủ các quốc gia này phải xem xét lại vấn đề nhằm cải tiến Basel I (1988) thành một Hiệp ƣớc Basel mới vào tháng 6/2004 với mục tiêu tăng cƣờng các giải pháp kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng – còn gọi là Basel II, bao gồm các ―tiêu chuẩn vốn quốc tế‖.
Nhƣ vậy, theo yêu cầu của Basel II, các tổ chức tín dụng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định khả năng tổn thất tín dụng. Dữ liệu đƣợc phân thành 3 nhóm khái quát nhƣ sau:
- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng nhƣ các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.
- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trƣởng của ngành...
- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tƣợng báo hiệu khả năng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng nhƣ số dƣ tiền gửi, hạn mức thấu chi...
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính đƣợc xác xuất không trả đƣợc nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit... và thƣờng đƣợc xây dựng bởi các tổ chức tƣ vấn chuyên nghiệp. Việc áp dụng phƣơng pháp IRB(Internet Rating Basel) sẽ xác định đúng thực tế mức độ rủi ro của từng trạng thái rủi ro gồm các khoản cho vay doanh nghiệp, cho
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cho vay bán lẻ, cho vay thế chấp bất động sản, …. Hiện nay, các TCTD đều có hệ thống xếp hạng khách hàng và hệ thống này đƣợc sử dụng để làm căn cứ cho thẩm định tín dụng và quyết định cho vay. Khi xác định đƣợc tổn thất ƣớc tính, đặc biệt là xác định đƣợc xác suất khả năng vỡ nợ (PD - Probability of Default) của khách hàng sẽ giúp TCTD nâng cao đƣợc chất lƣợng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay.
Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39
Ngoài ra, theo chuẩn mực quốc tế IAS 39 quy định về phƣơng pháp ƣớc tính dự phòng rủi ro, xếp hạng tín dụng là một bƣớc quan trọng để phân loại khách hàng. Sau khi chấm điểm khách hàng vay theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mỗi khoản vay sẽ đƣợc xếp vào một trong năm loại sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.Theo đó, dự phòng cụ thể đƣợc xác định cho các khoản vay thuộc một trong năm mức phân loại này, dựa trên việc thực hiện chiết khấu dòng tiền ƣớc tính có thể thu hồi đƣợc từ việc hoàn trả nợ vay của các khoản cho vay.
Phân loại nợ theo phương pháp định tính tại điều 7 quyết định 493/2005/QĐ—NHNN
Tại Việt Nam, năm 2005 NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN về việc ―Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng‖. Với qui định tại điều 7, Quyết định 493, NHNN đã có định hƣớng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai XHTD, làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng theo phƣơng pháp định tính. Đây là căn cứ để các NHTM xây dựng và triển khai XHTD, phục vụ quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng
Cũng nhƣ các NHTM khác, hệ thống XHTD nội bộ của VCB đƣợc xây dựng dựa trên thông lệ quốc tế Basel II về quản trị rủi ro tín dụng, chuẩn mực kế toán IAS 39 và Điều 7 QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính. Mục tiêu xây dựng hệ thống mới nhằm đánh giá, lƣợng hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm cơ sở để quản trị
rủi ro tín dụng theo danh mục sản phẩm, xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng, định hƣớng tín dụng cho từng đối tƣợng khách hàng…
Sau quá trình chạy thử và hoàn thiện thì đến đầu năm 2010 Vietcombank đã chính thức áp dụng hệ thống XHTD doanh nghiệp mới trên toàn hệ thống. Ngày 17/03/2010, Vietcombank đã ban hành quyết định 117/QĐ-VCB.CSTD về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Ngày 27/05/2010 NHNN đã có công văn số 3937/NHNN – TTGSNH chấp thuận cho Vietcombank áp dụng phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493 ngày 22/4/05.
Hệ thống XHTD nội bộ VCB đƣợc áp dụng cho các đối tƣợng nhƣ bảng 2.2 dƣới đây:
Bảng 2.2 : Các đối tƣợng xếp hạng tín dụng của Vietcombank
1. Doanh nghiệp 52 ngành kinh tế
Bộ chỉ tiêu doanh nghiệp thông thƣờng và tiềm năng Bộ chỉ tiêu doanh nghiệp siêu nhỏ
Bộ chỉ tiêu doanh nghiệp mới thành lập ( hạ bậc) 2. Tổ chức tài chính Ngân hàng thƣơng mại
Công ty tài chính Công ty chứng khoán
3. Cá nhân Cá nhân tiêu dùng
Cá nhân kinh doanh 4. Hộ kinh doanh Hộ kinh doanh
(Nguồn : Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam)
Thang điểm đối với mỗi khách hàng là 100, đƣợc chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định. Tổng điểm ban đầu sẽ là tích số giữa điểm tài chính và phi tài chính và trọng số có tính toán tới việc BCTC của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán. Điểm cuối cùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng là tổng điểm ban đầu sự điều chỉnh bởi tham số rủi ro của ngành kinh tế/ khu vực/….do hội sở chính VCB đánh giá theo từng thời kỳ(tham số
rủi ro có giá trị tối đa bằng 1). Trên cơ sở tổng điểm cuối cùng, khách hàng đƣợc xếp loại vào một trong 16 hạng đối với khách hàng doanh nghiệp, 15 hạng đối với khách hàng Định chế tài chính và 10 hạng đối với khách hàng cá nhân/hộ kinh doanh
Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu hệ thống XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp của VCB.