Hệ thống XHTD nội bộ cho doanh nghiệp của Sacombank cũng chấm điểm khách hàng dựa trên thông tin định tính và định lƣợng của khách hàng nhƣ sau:
- Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phƣơng pháp định lƣợng thông qua việc phân tích báo cáo tài chính lũy kế tới kỳ gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính đƣợc xem xét bao gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản + Nhóm chỉ tiêu cân nợ + Nhóm chỉ tiêu hoạt động + Nhóm chỉ tiêu thu nhập
- Các yếu tố phi tài chính đƣợc đánh giá theo phƣơng pháp định tính và định lƣợng , bao gồm các nhóm:
+ Khả năng trả nợ của doanh nghiệp + Trình độ quản lý và môi trƣờng nội bộ + Quan hệ với ngân hàng
+ Các nhân tố ảnh hƣởng đến ngành
+ Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Số điểm của mỗi chỉ tiêu đƣợc đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng mỗi chỉ tiêu thay đổi tùy thuộc vào từng ngành nghề, loại hình và quy mô của doanh nghiệp.
Điểm của phần tài chính chiếm từ 30% đến 35% tổng điểm xếp hạng ( 30% đối với BCTC chƣa đƣợc kiểm toán và 35% đối với BCTC đƣợc kiểm toán) và phần phi tài chính chiếm 65% tổng điểm xếp hạng.
Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lƣợng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay theo Bảng 1 phụ lục 3.
Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank:
Hệ thống XHTD của Sacombank sử dụng BCTC lũy kế tới kỳ gần nhất sẽ cập nhật đƣợc tình hình tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin sẽ rất khó khăn vì đa số khách hàng doanh nghiệp là vừa và nhỏ,bộ máy kế toán sơ sài, thậm chí là thuê ngoài nên việc cung cấp BCTC cho ngân hàng thƣờng bị hạn
chế. Đối với các doanh nghiệp lớn, việc thu thập BCTC tháng hay quý cũng gặp khó khăn do khách hàng cảm thấy phiền vì phải cung cấp cho Ngân hàng quá nhiều thông tin. Ngoài ra, BCTC lũy kế không đƣợc kiểm toán nên chất lƣợng thông tin cũng không cao.